Triều Tiên phản hồi tích cực về việc đón ông Ban Ki-moon
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon khẳng định ông sẽ thăm Triều Tiên sớm nhất có thể, đồng thời cho biết phía Triều Tiên có phản hồi tích cực về kế hoạch này.
Ông Ban Ki-moon sẽ sớm thăm Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Yonhap ngày 24.11 đưa tin Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon lần đầu tiên công khai nói về kế hoạch thăm Triều Tiên của mình. Trả lời báo giới ngày 23.11, ông Ban Ki-moon cho biết ông đang thảo luận với phía Triều Tiên để quyết định thời điểm thích hợp nhất cho chuyến thăm, tuy nhiên hiện tại chưa có ngày cụ thể.
Theo Tổng thư ký Ban Ki-moon, ông đã nhận được những tín hiêu tích cực từ phía Triều Tiên liên quan đến chuyến đi này và ông sẽ thăm Triều Tiên trong thời gian sớm nhất có thể. Tuy vậy, ông Ban cũng thừa nhận: “Tôi nghĩ sẽ không dễ dàng gì để có thể thu xếp một chuyến thăm Triều Tiên, vì có rất nhiều vấn đề nhạy cảm. Tôi mong là các bạn sẽ kiên nhẫn chờ đợi thêm”.
Ông Ban Ki-moon khẳng định rằng nếu có cơ hội thúc đẩy hòa bình và giảm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên thì ông vẫn sẽ đứng trên lập trường vừa đóng vai trò là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, vừa là một công dân Hàn Quốc. Liên Hiệp Quốc từng cho biết ông Ban Ki-moon sẵn sàng đóng vai trò cầu nối, trong đó có cả việc đi thăm Triều Tiên, để mang lại hòa bình, ổn định và đối thoại cho bán đảo Triều Tiên
Trước đó, hãng Yonhap ngày 16.11 loan tin ông Ban Ki-moon sẽ thăm Triều Tiên trong tuần này nhưng sau đó người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc ngày 18.11 cho biết Tổng thư ký Ban Ki-moon không có kế hoạch thăm Triều Tiên trong thời gian trên.
Nếu chuyến thăm của ông Ban Ki-moon thực sự diễn ra, ông sẽ là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đầu tiên đặt chân đến Bình Nhưỡng trong hơn 20 năm qua. Trước đó, hồi tháng 5, ông đã phải hủy chuyến thăm Triều Tiên do phía Bình Nhưỡng rút lại lời mời.
Ngọc Mai
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Cộng đồng ASEAN, sự gắn kết sâu rộng
Cộng đồng ASEAN ra đời là một sự kiện trọng đại, đánh dấu bước tiến lịch sử trong quá trình hợp tác và phát triển của ASEAN.
Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN - Ảnh: Reuters
Lễ ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về thành lập Cộng đồng ASEAN diễn ra sáng 22.11 tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27. Dưới sự chứng kiến của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN sáng ngày 22.11 đã đặt bút ký tuyên bố chung lịch sử này.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Ngoại giao VN, mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng ASEAN thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC).
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)
APSC được hình thành nhằm mục tiêu tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài; không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung.
Hợp tác trong khuôn khổ APSC bao gồm hợp tác kiến tạo một nền an ninh toàn diện ở khu vực, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ứng phó thiên tai khẩn cấp và hợp tác về an ninh hàng hải... ASEAN khẳng định không hướng tới hình thành liên minh quân sự ở khu vực, hoặc một khối phòng thủ chung; các nước thành viên có quyền tự do theo đuổi chính sách đối ngoại riêng cũng như bố trí phòng thủ riêng của mình.
Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 năm 2009 xác định 3 thành tố chính của APSC gồm: Xây dựng một cộng đồng dựa trên các giá trị và chuẩn mực chung; Tạo dựng một khu vực gắn kết, hòa bình và tự cường với trách nhiệm chung đối với an ninh toàn diện; Hướng tới một khu vực năng động và rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng liên kết.
Theo kế hoạch đó, ASEAN đã và đang đẩy mạnh hợp tác về chính trị, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực, đồng thời tập trung hợp tác xây dựng lòng tin, thúc đẩy đối thoại, hiểu biết lẫn nhau nhằm ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy hợp tác về quốc phòng - an ninh, nghiên cứu các biện pháp giải quyết xung đột một cách hòa bình và hợp tác kiến tạo hòa bình sau xung đột cũng như hợp tác trên các lĩnh vực an ninh phi truyền thống. ASEAN cũng đã tích cực tăng cường vai trò trung tâm trong hợp tác khu vực và xây dựng cộng đồng, mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, nỗ lực phát huy vị trí là động lực chính trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành nhằm tạo một thị trường chung và một cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều, đồng thời hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu - Ảnh: Reuters
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành nhằm tạo dựng một thị trường chung và một cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều, đồng thời hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Để đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, AEC tập trung vào các biện pháp dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; thuận lợi hóa thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tư, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn. Bên cạnh đó, AEC còn chú trọng củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, cũng như phát triển các kỹ năng thích hợp.
Các biện pháp nói trên đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khai cụ thể thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN...
Nhằm xây dựng một khu vực AEC cạnh tranh về kinh tế, ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử. Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều, ASEAN đã và đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều (AFEED), trong đó đáng chú ý là hỗ trợ các nước thành viên mới, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Để ASEAN trở thành khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu, ASEAN đẩy mạnh triển khai các hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.
Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC)
ASCC sẽ có mối quan hệ bổ trợ và tạo thuận lợi cho việc hình thành APSC và AEC - Ảnh: Reuters
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) nhằm gắn bó chặt chẽ các nước Đông Nam Á trong một cộng đồng gắn kết, phát triển đồng đều, hòa hợp, với các "xã hội quan tâm và chia sẻ". Cộng đồng văn hóa - xã hội gồm có 4 thành tố: Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau; Điều tiết những ảnh hưởng về mặt xã hội của các liên kết kinh tế; Đảm bảo tính bền vững của môi trường; Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực.
Mục tiêu cơ bản của trụ cột thứ ba thể hiện trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Bali II) và Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) là góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tiến tới một bản sắc chung; xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở, nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao.
Trong ba trụ cột, AEC được coi là quan trọng nhất. Sự phát triển của AEC sẽ là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại. Còn ASCC sẽ có mối quan hệ bổ trợ và tạo thuận lợi cho việc hình thành APSC và AEC.Tất cả 10 nước thành viên ASEAN đều đã sẵn sàng cho một cộng đồng chung vào ngày 31.12.2015. Khi đó, ASEAN sẽ có thêm động lực phát triển và trở thành một cộng đồng hòa bình, tiến bộ và thống nhất.
Ngọc Mai
Tổng hợp
Tổng thư ký Ban Ki-moon không thăm Triều Tiên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ không đi thăm Triều Tiên như tuyên bố của Bình Nhưỡng, thay vào đó ông sẽ đến Mỹ và Pháp, tạm thời gác lại mong muốn làm cầu nối liên Triều. Tổng thư ký Ban Ki-moon không đi Triều Tiên để làm cầu nối liên Triều - Ảnh: Reuters Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

HOT 1000 độ: G-Dragon hẹn fan Việt ngày 21/6, siêu concert VPBank K-Star Spark sẽ diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình!
Nhạc quốc tế
09:06:26 13/05/2025
Chàng trai đặt hình mẫu giống Song Hye Kyo, chinh phục gái xinh trên show hẹn hò
Tv show
09:04:27 13/05/2025
Quang Lê bị tống khỏi Anh, giam 12 tiếng, Minh Tuyết thoát nạn nhờ khai gian?
Sao việt
09:04:07 13/05/2025
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu
Ôtô
09:02:13 13/05/2025
Hai việc người dùng Galaxy cần làm ngay sau khi cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
08:58:05 13/05/2025
Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ
Thế giới số
08:56:00 13/05/2025
Độc đáo cồn cát hình trái tim, loài chim tung cánh trên dòng sông Trà Khúc
Du lịch
08:40:33 13/05/2025
Rau muống đầy chợ, mua xong vẫn băn khoăn "nấu thế nào mới lạ": Làm ngay theo công thức này, vị cực ngon
Ẩm thực
08:37:34 13/05/2025
Mẹo làm đẹp da từ mướp đắng
Làm đẹp
08:23:20 13/05/2025
Con trai của Đổng Khiết ở tuổi 16: Được ví như "phiên bản nhí" của mỹ nam đẹp nhất Trung Quốc nhưng phải đối diện áp lực cực lớn này
Sao châu á
08:20:05 13/05/2025