Triều Tiên sụp đổ có lợi cho Đông Bắc Á?
Chuyên gia Mỹ cho rằng nếu chính quyền Triều Tiên sụp đổ và bán đảo Triều Tiên thống nhất, khu vực Đông Bắc Á sẽ hưởng lợi lớn.
Đã đến lúc để Bình Nhưỡng sụp đổ
Triều Tiên là một mối đe dọa. Với những hình ảnh vệ tinh vừa qua cho thấy có nhiều hoạt động tại khu thử hạt nhân Punggye-ri, chính quyền Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị các bước sơ bộ cho vụ thử hạt nhân thứ tư. Chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên tiếp tục tiến triển.
Theo nhà nghiên cứu Sue Mi Terry của ĐH Columbia, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc – những quốc gia chính có lợi ích trong việc đảm bảo sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên – đã áp dụng chính sách kiềm chế mềm mỏng với Triều Tiên.v Bốn nước trên lo ngại rằng nếu Bình Nhưỡng sụp đổ, bán đảo Triều Tiên sẽ quá bất ổn và việc thống nhất hai miền Triều Tiên sẽ buộc Hàn Quốc phải trả những chi phí về kinh tế và xã hội quá lớn.
Tuy nhiên, quan điểm này có vẻ đã lỗi thời bởi lẽ nếu Triều Tiên sụp đổ, những lợi ích về chiến lược và kinh tế về mặt dài hạn sẽ lớn hơn những phí tổn về ngắn hạn.
Các binh sĩ Hàn Quốc và Triều Tiên tại Khu phi quân sự nằm ở khu vực biên giới hai nước.
Ban đầu, chính quyền Kim Jong-un sụp đổ sẽ gây ra nhiều rắc rối lớn, khẩn cấp nhất là làm sao bảo đảm an toàn cho các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, giải tán lực lượng quân đội khổng lồ, cung cấp các dịch vụ công cộng cho người dân và quản lý dòng người tị nạn.
Tuy nhiên, những lợi ích của bước chuyển biến này sẽ đến rất nhanh, đặc biệt về vấn đề an ninh.
Video đang HOT
Khoảng 25 triệu người Triều Tiên, bao gồm 80.000 tới 120.000 tù nhân trong các trại cải tạo lao động sẽ được giải phóng. Những quốc gia bấy lâu nay vẫn bị Triều Tiên đe dọa cũng sẽ được “nhẹ gánh”. Hàn Quốc luôn đứng trước nguy cơ bị Triều Tiên điều các đơn vị đặc công hoặc tiến hành chiến tranh; Nhật Bản nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên còn Mỹ luôn lo ngại sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh kiểu truyền thống trên bán đảo Triều Tiên hoặc Bình Nhưỡng có thể sẽ bán nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân.
Ngay cả Trung Quốc, quốc gia được coi là đồng minh của Triều Tiên, cũng có lợi nếu Bình Nhưỡng sụp đổ. Bắc Kinh sẽ không phải cung cấp cho Triều Tiên nhiên liệu, lương thực cùng các vật phẩm khác đồng thời không phải chịu những tổn thất về mặt ngoại giao do hậu thuẫn Bình Nhưỡng.
Bán đảo Triều Tiên – nước Đức của châu Á?
Một lợi ích rất lớn đối với Hàn Quốc là các cơ hội kinh tế có được từ sự sụp đổ của Triều Tiên. Tổng chi phí tái thiết Triều Tiên và thống nhất hai miền bán đảo có thể lên tới 2.000 tỷ USD – lớn hơn chi phí thống nhất Đông Đức và Tây Đức sau Chiến tranh lạnh (khoảng 1.900 tỷ USD). Tuy nhiên, bù lại, Hàn Quốc sẽ tiết kiệm lớn về chi phí quốc phòng – riêng trong năm 2014, ngân sách quốc phòng của nước này đã là 32 tỷ USD.
Việc thống nhất bán đảo Triều Tiên cũng giải quyết vấn đề nhân khẩu. Dân số Hàn Quốc đang già đi nhanh chóng do tuổi thọ trung bình ở mức cao – 81 tuổi – và tỉ lệ sinh chỉ ở mức 1,2 trẻ em/một phụ nữ. Nếu xu hướng này tiếp tục, số người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 15-64 sẽ bắt đầu giảm vào năm 2017 và đến năm 2030, tổng dân số nước này cũng sẽ giảm đi.
Trong khi đó, dân số Triều Tiên trẻ hơn và có tỉ lệ sinh cao hơn. Sau khi thống nhất, Triều Tiên sẽ là nguồn cung với hơn 17 triệu lao động, kết hợp với 36 triệu lao động ở Hàn Quốc. Ngoài ra còn có nhiều lợi ích kinh tế khác.
Một ga tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
Hàn Quốc hiện đang nhập khẩu gần như toàn bộ năng lượng và khoáng sản cho nền kinh tế nước này. Trong khi đó, Triều Tiên có những mỏ than, uranium, magiê và đất hiếm với tổng trị giá ước tính 6.000 tỷ USD hiện vẫn chưa được khai thác. Công nghệ từ Hàn Quốc sẽ giúp khai thác các nguồn tài nguyên này và thúc đẩy nền kinh tế của toàn bán đảo.
Theo thời gian, một Triều Tiên thống nhất trở thành trung tâm công nghiệp và tiêu dùng của khu vực – giống như nước Đức ngày nay. Hiện Đức đang là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu mặc dù trước đây cũng đã phải vật lộn với những chi phí và sự bất ổn sau khi Đông Đức và Tây Đức sát nhập.
Năm 2009, Tập đoàn Goldman Sachs dự báo rằng nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất, trong vòng 30 tới 40 năm nữa, GDP của nước này sẽ vượt qua Pháp, Đức, thậm chí cả Nhật Bản và trở thành “nước Đức của châu Á”.
Chuyên gia Sue Mi Terry cho rằng xem xét tới tất cả những lợi ích trên, Mỹ và các đồng minh nên thay đổi cách tiếp cận về Triều Tiên. Thay vì tiếp tục chính sách mềm mỏng và chờ đợi ngày chính quyền Triều Tiên tự sụp đổ, các quốc gia trên nên theo đuổi chính sách kiềm chế cứng rắn hơn để đẩy nhanh sự sụp đổ của Bình Nhưỡng.
Để thực hiện chính sách này, các quốc gia trên sẽ phải cắt bỏ những nguồn thu của Bình Nhưỡng đồng thời mở rộng các lệnh cấm vận, phong tỏa mọi tài khoản của Bình Nhưỡng ở nước ngoài.
Chính sách trên có thể gây khó khăn đối với những quốc gia nào đầu tư về mặt chiến lược ở Triều Tiên, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington có thể đảm bảo với Bắc Kinh rằng sau khi bán đảo Triều Tiên thống nhất, Mỹ sẽ rút quân khỏi bán đảo này. Và có lẽ khi thoát khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ ủng hộ kế hoạch đó của Mỹ.
Chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ sẽ gây nhiều xáo trộn, nhưng đó là bước đi cần thiết để thống nhất bán đảo Triều Tiên, một mục tiêu rất đáng được theo đuổi.
(Theo Kiến Thức)
Triều Tiên đang thay đổi
Nga sẽ vào Triều Tiên khai thác khí đốt; Đức mở văn phòng thương mại tại khu công nghiệp Kaesong, Nhật Bản bất ngờ hâm nóng quan hệ với Bình Nhưỡng... Những dự án hợp tác làm ăn của quốc tế với Triều Tiên cho thấy đất nước này đang thay đổi.
Ngày 5/6, Hãng thông tấn Nga Ria Novosti trích lời Bộ trưởng bộ Phát triển, Alexandre Galouchka, cho biết: Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh xóa 90% khoản nợ 11 tỉ USD cho chính quyền Bình Nhưỡng. Đây là khoản tiền Triều Tiên nợ Nga từ thời Liên Xô cũ. Theo ông Galouchka, hành động này cho phép giải quyết được một số vấn đề tồn đọng và đổi lại phía Triều Tiên hứa sẽ ưu tiên cho các tập đoàn Nga vào khai thác tài nguyên. Ông Galouchka nói thêm Moskva đã nghiên cứu một số dự án cụ thể, trong lĩnh vực quặng mỏ.
Hãng tin Interfax tiết lộ, Moskva và Bình Nhưỡng đã tìm được đồng thuận về một dự án cùng khai thác mỏ vàng. Đổi lại, tập đoàn Severnye Priisk của Nga sẽ cung cấp máy bay Tupolev cho Triều Tiên. Bên cạnh đó, Tập đoàn Basic Element của nhà tỷ phú Nga Oleg Deripaska đã đề nghị xây dựng một nhà máy nhiệt điện cho Triều Tiên. Ngoài ra, chính quyền Kim Jong-un cũng đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Nga muốn đến Triều Tiên làm ăn. Bình Nhưỡng sẽ đảm bảo cho các doanh nhân Nga được sử dụng những phương tiện tối tân, như Internet, điện thoại di động...
Trên thực tế, từ năm 2012 Nga đã quyết định xóa nợ cho Triều Tiên để đổi lấy nhiều hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cho đất nước còn khép kín này. Trong số đó, có dự án đường xe lửa Liên Triều và một hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Hàn Quốc.
Ngày 10/6, AFP cho biết, một nhà sản xuất Đức sẽ trở thành một công ty nước ngoài đầu tiên bắt đầu hoạt động bên trong khu công nghiệp hỗn hợp Kaesong ở Triều Tiên. Công ty Groz-Beckert của Đức dự kiến mở một văn phòng thương mại để bán kim công nghiệp cho 20 nhà sản xuất vải sợi hoạt động bên trong khu vực đặc biệt này. Hãng tin Pháp dẫn lời một lãnh đạo của Groz-Beckert cho biết Chính phủ Triều Tiên đã bật đèn xanh cho dự án này. Công ty Groz-Beckert sẽ sử dụng cả nhân viên của công ty lẫn nhân sự của Triều Tiên.
Khu Công nghiệp Keasong hoạt động qua một thỏa thuận đặc biệt giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Năm ngoái, Triều Tiên đã đóng cửa khu công nghiệp này trong 6 tháng, đổ lỗi cho việc gia tăng căng thẳng là từ các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc. Họ cũng tức giận về việc Liên Hiệp Quốc mở rộng các biện pháp trừng phạt để đáp lại cuộc thí nghiệm hạt nhân thứ ba của họ. Một thỏa thuận mở cửa lại khu công nghiệp này sau đó đã được đưa ra, trong đó có việc mở cửa khu công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu như hai dự án trên dường như chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thì việc Nhật Bản và Triều Tiên bất ngờ đạt được một đồng thuận tại Stockholm, Thụy Điển hồi cuối tháng 5 vừa qua, lại mang một ý nghĩa chính trị to lớn. Ngày 29/5, sau ba ngày đàm phán song phương tại Thụy Điển, Bình Nhưỡng chấp thuận yêu sách của Tokyo điều tra rộng rãi về số phận của ít nhất 17 công dân Nhật Bản bị tình báo Triều Tiên bắt cóc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đích thân Thủ tướng Shinzo Abe long trọng loan báo đạt được thỏa thuận trên hồ sơ gai góc, đầu độc quan hệ song phương từ gần 50 năm qua. Liền sau đó, Nhật thông báo sẽ giảm nhẹ một số cấm vận như du lịch, chuyển ngân và sẽ cho phép tàu biển Triều Tiên cập cảng, ngay khi Bình Nhưỡng thực hiện cam kết.
Trên thực tế, không ai biết được nguyên do sâu xa của thỏa thuận giữa Nhật Bản và Triều Tiên, nhưng việc trao đổi các công tác điều tra, bao gồm các nhà ngoại giao và nhân viên an ninh của cả hai phía, khiến người ta nghĩ rằng, Bình Nhưỡng đang tỏ ra mềm dẻo hơn trước. Theo giới phân tích, Triều Tiên muốn vực dậy nền kinh tế nên phải cải thiện các mối quan hệ với các nhà tài trợ. Nhưng điểm đáng chú ý là thời điểm ký kết. Vào lúc này, quan hệ giữa Triều Tiên với Hàn Quốc cũng như với Mỹ đang trải qua một giai đoạn căng thẳng. Trong khi đó, chính quyền Nhật Bản do ông Shinzo Abe lãnh đạo lại đang chọc giận Trung Quốc và Hàn Quốc vì đường lối phủ nhận quá khứ của ông. Do đó, Bình Nhưỡng nghĩ rằng, đây cũng là lúc tốt nhất để hạ nhiệt căng thẳng với Tokyo và cố gắng hạn chế bớt sự lệ thuộc vào Bắc Kinh cũng như ngăn chặn mặt trận liên minh SeoulTokyoWashington.
Về phần mình, Nhật Bản cũng đang tìm cách trở lại ván cờ địachính trị trong khu vực, mà sự ổn định của bán đảo Triều Tiên là một yếu tố trọng yếu. Trong mọi cuộc thương lượng đa phương về hồ sơ hạt nhân, Tokyo như bị ám ảnh bởi hồ sơ những người bị bắt cóc và điều này làm tê liệt các chính sách đối ngoại của họ đối với Bình Nhưỡng. Hơn nữa vào lúc này, các chính sách kinh tế Abenomics dường như không mấy phát huy hiệu quả và đang có dấu hiệu hụt hơi, nên việc thành công trên mặt trận đối ngoại có thể giúp ông khẳng định vị trí như là một tác nhân dám đối mặt với Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng ông Abe đang lao vào một nước cờ ngoại giao tế nhị: đồng thuận đạt được với Bình Nhưỡng đã gây bất ngờ cho Washington và nhất là Seoul. Trong khi giữa hai quốc gia anh em này đang gờm nhau và Mỹ tăng cường các lệnh trừng phạt chống lại Triều Tiên, Nhật Bản đã thông qua một thỏa thuận dự tính dỡ bỏ các lệnh cấm vận của Tokyo áp đặt mà không hề đếm xỉa gì đến hồ sơ hạt nhân. Trước mắt Tokyo vẫn tỏ ra thận trọng. Tuy nhiên, nếu Bình Nhưỡng có thể làm hài lòng Tokyo về số phận của những người Nhật bị bắt cóc, một cuộc họp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và lãnh đạo Kim Jong-un cũng rất có thể tạo cơ hội cho việc nối lại đàm phán đa phương về hồ sơ hạt nhân Triều Tiên.
Sau hơn 1 năm lên nắm quyền, nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un đang biến đổi Triều Tiên một cách nhanh chóng. Sự lệ thuộc vào Trung Quốc giảm dần trong khi mở cánh cửa với thế giới bên ngoài. Tương lai của một Triều Tiên ra sao chưa rõ, nhưng đã có nhiều tín hiệu lạc quan.
Theo Năng Lượng Mới
Kim Jong-un hạ lệnh diễn tập thực tế gần với chiến tranh Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh tăng cường khả năng chiến đấu của binh sĩ quân đội nhân dân Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Lênh nay bao gồm việc tiến hành "diễn tập cường độ cao, gần tối đa với một cuộc chiến tranh thực sự". Lệnh tương ứng, hãng thông tấn KCNA thông báo hôm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người
Phim việt
13:12:34 22/05/2025
iOS 18.4 ẩn chứa một chi tiết ít người chú ý
Thế giới số
13:11:10 22/05/2025
Xuất hiện siêu phẩm Android của năm 2025 đến từ Xiaomi
Đồ 2-tek
13:08:34 22/05/2025
Dùng xe máy điện chạy 'xe ôm' - có nhanh gỡ vốn hơn xe xăng?
Xe máy
13:06:21 22/05/2025
Diễn viên bật mí hậu trường phim 'Mặt trời lạnh'
Hậu trường phim
13:00:36 22/05/2025
Bộ sưu tập ôtô của nhà vô địch Europa League Son Heung-min
Ôtô
12:59:55 22/05/2025
Bắt giam nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre
Pháp luật
12:53:09 22/05/2025
Nữ ca sĩ đắt show tự nhận không đủ visual thi Chị Đẹp - Em Xinh, nói gì khi được so sánh với Lệ Quyên?
Nhạc việt
12:50:07 22/05/2025
Dàn sao Việt đua nhau check-in concert Lady Gaga: Văn Mai Hương bị cười chê, Trấn Thành thì khóc
Nhạc quốc tế
12:46:58 22/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi sẽ vào Top 10 Miss World 2025?
Sao việt
12:37:52 22/05/2025