Trò chơi cân bằng

Cuộc bầu cử lần này có ý nghĩa quyết định không chỉ ai là người lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO với 85 triệu dân, mà còn cả cách thức điều hành đất nước, trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, cũng như định hình chính sách đối ngoại của nước này trong những năm tới…

Một chiến thắng không tuyệt đối

Không khác với dự đoán của nhiều người, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan đã tái đắc cử nhiệm kỳ 3 với 52,14% số phiếu ủng hộ trong vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, vượt qua đối thủ là ông Kemal Kilicdaroglu, lãnh đạo đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập và cũng là ứng cử viên của Liên minh quốc gia đối lập gồm 6 đảng. Ông Kilicdaroglu đã thừa nhận thất bại và chấp nhận kết quả bỏ phiếu.

Trong suốt 20 năm cầm quyền, làm Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2003-2014 và tổng thống từ năm 2014, ông Erdogan đã không ít lần vượt qua những thách thức ghê gớm từ phía các lực lượng đối lập, thậm chí kể cả những âm mưu đảo chính. Cuộc bầu cử lần này đánh dấu một trong những thách thức lớn nhất mà ông Erdogan phải đối mặt khi lần đầu tiên trong lịch sử bầu cử của Thổ Nhĩ Kỳ, phe đối lập gồm các chính trị gia theo đường lối thế tục, dân tộc, Hồi giáo và người Kurd có các quan điểm thống nhất với nhau!

Trò chơi cân bằng - Hình 1
Ông Erdogan phát biểu với những người ủng hộ bên ngoài Phủ Tổng thống ở thủ đô Ankara sau chiến thắng.

Sự thống nhất của các lực lượng đối lập, những khó khăn trong đời sống người dân cùng các thách thức mà nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt đã làm phân rã các đối tượng cử tri, khiến cho số phiếu bị phân tán. Lần đầu tiên trong lịch sử, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải tổ chức bầu cử tổng thống vòng 2 khi hai ứng cử viên là Tổng thống đương nhiệm Erdogan và đối thủ là ông Kilicdaroglu không đạt được quá bán số phiếu bầu. Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, ông Erdogan tuy giành được nhiều phiếu ủng hộ nhất nhưng chưa vượt quá 50% để chiến thắng. Ở vòng 2, kết quả cho thấy ông hơn đối thủ khoảng 2 triệu phiếu nhưng cũng không phải là một chiến thắng tuyệt đối như những lần trước.

Cuộc bầu cử lần này có ý nghĩa quyết định không chỉ ai là người lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO với 85 triệu dân, mà còn cả cách thức điều hành đất nước, trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, cũng như định hình chính sách đối ngoại của nước này trong những năm tới.

“Không phải chúng tôi là người chiến thắng. Người chiến thắng là đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, là mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta, là nền dân chủ của chúng ta” – ông Erdogan tuyên bố. Theo ông Erdogan, một trong những mục tiêu ưu tiên của chính phủ là giải quyết lạm phát, hàn gắn những vết thương mà thảm họa động đất ngày 6/2/2023 gây ra cái chết của hơn 50.000 người sống ở Thổ Nhĩ Kỳ và trên đất Syria láng giềng, hàng triệu người bị mất nhà cửa.

Như vậy là cử tri đã tin tưởng, trao quyền lực cho ông Erdogan thêm 5 năm nữa, đến 2028, để giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại mà Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt.

“Quyền tự quyết” và tính “độc lập”

Trong chính sách đối ngoại, ông Erdogan sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ theo hướng nào trong mối quan hệ rắc rối giữa một bên là Nga, bên kia là Mỹ và phương Tây, bao gồm cả NATO và EU?

Video đang HOT

Những phản ứng đầu tiên của các nước trước tin ông Erdogan tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa nói lên nhiều điều. Tổng thống Nga là một trong những người đầu tiên chúc mừng ông Erdogan, cùng với lãnh đạo một số nước khác như Qatar, Libya, Algeria, Hungary, Iran và vùng lãnh thổ Palestine.

Trong một tuyên bố đăng trên trang web của điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin nói rằng cuộc bầu cử “là bằng chứng rõ ràng cho thấy người dân Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ” những nỗ lực của ông Erdogan nhằm “củng cố quyền tự quyết quốc gia và thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập”. Chẳng phải vô cớ mà Tổng thống Nga nhắc đến “quyền tự quyết” cũng như tính “độc lập” khi chúc mừng ông Erdogan tiếp tục nắm quyền lực tối cao ở Thổ Nhĩ Kỳ thêm 5 năm nữa.

Trò chơi cân bằng - Hình 2
Người ủng hộ ông Erdogan đổ ra đường mừng chiến thắng.

Là một thành viên NATO ngay trong những năm đầu tiên, trước khi hàng loạt các nước Đông Âu gia nhập NATO sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, trong một thời gian dài, Thổ Nhĩ Kỳ là một tiền đồn của NATO, đảm bảo an ninh ở sườn Đông Nam của khối này.

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 5 nước châu Âu cho phép Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, 4 nước còn lại là Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan. (Mỹ có cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân tại Hy Lạp dưới dạng đạn pháo, bom và một số tên lửa Lance. Năm 2001, sau khi Hy Lạp rút khỏi thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của NATO, Mỹ đã di chuyển đầu đạn hạt nhân cuối cùng ra khỏi lãnh thổ nước này). Từng tồn tại câu chuyện về việc lãnh đạo Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh Nikita Khroushchev trong một lần đến thăm Bulgaria, đứng bên bờ Biển Đen nhìn sang Thổ Nhĩ Kỳ được báo cáo các tên lửa hạt nhân của Mỹ triển khai ở đó, đã đi đến quyết định triển khai các tên lửa đạn đạo ở Cuba, dẫn tới cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962…

Thế nên cũng dễ hiểu là trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, liên minh chiến lược với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Ankara, đồng thời không có quan hệ thân tình với Moscow. Tuy nhiên, kể từ khi ông Erdogan lên nắm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách đối với Nga của Ankara đã có những thay đổi rõ rệt. Cho dù vấp phải không ít những trục trặc (chẳng hạn như vụ máy bay chiến đấu Su-24 Nga bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vào tháng 11/2015 ở khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria. Tổng thống Erdogan sau đó phải gửi thư xin lỗi), quan hệ giữa hai nước đã ấm lên đầy bất ngờ.

Kịch tính hơn cả là bất chấp mọi sự phản đối dữ dội từ Washington, Ankara vẫn mua hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 của Nga, một quyết định gây nên cuộc khủng hoảng ngoại giao trong nội bộ NATO.

Trước cuộc chiến giữa Nga với Ukraine, năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ từng cung cấp vũ khí cho Ukraine (máy bay không người lái Bayraktar TB2) và khi xung đột nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus với các tàu chiến của Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan cũng duy trì quan hệ cá nhân với Tổng thống Nga Putin, đề xuất Thổ Nhĩ Kỳ trở thành địa điểm tổ chức hàng loạt cuộc gặp cấp cao giữa các quan chức Nga với các quan chức phương Tây và Ukraine. Chính vị thế này đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhiệm thành công vai trò trung gian, giúp đạt được thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen cho Ukraine tháng 7/2022.

Việc giữ được Ankara, nếu không trực tiếp ủng hộ Ukraine thì cũng đứng ở vai trò trung gian, là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga đối với phương Tây và dường như Moscow đã làm được rất tốt điều này.

Tiếng thở dài từ Stockholm

Sự kiện ông Erdogan tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa làm dấy lên những phản ứng khác nhau từ các nước phương Tây.

Không phải ngẫu nhiên khi trong số những người đầu tiên chúc mừng ông Erdogan có Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban. Trên Twitter, ông Orban ca ngợi “chiến thắng không thể nghi ngờ” của đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Orban có lý do để vui mừng khi người đồng cấp ở Ankara tái cử thêm nhiệm kỳ 5 năm nữa. Trong cuộc xung đột Nga – Ukraine, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra cứng đầu khi không tham gia các biện pháp trừng phạt Nga, Hungary là thành viên NATO thứ hai làm điều tương tự, từ chối cung cấp vũ khí và huấn luyện binh sĩ cho Ukraine. Một khi ông Erdogan tiếp tục nắm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ, Budapest sẽ có thêm đồng minh để phối hợp trên nhiều hướng chính sách ngay trong khuôn khổ của NATO.

Có thể nghe thấy tiếng thở dài kín đáo vọng tới từ Stockholm khi tin ông Erdogan tái đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được công bố rộng rãi. Trong số các thành viên NATO, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ dưới chính quyền ông Erdogan là phản đối quyết liệt việc Thụy Điển gia nhập NATO trong khi một láng giềng là Phần Lan đã dễ dàng trở thành thành viên chỉ sau 1 năm nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự này.

Những khác biệt giữa Ankara và Stockholm nằm ở việc xử lý đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức chính trị có vũ trang bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố cũng như một số người theo giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Tổng thống Erdogan quy kết đứng sau vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Ông Erdogan từng công khai tuyên bố rằng “chừng nào Thụy Điển còn tiếp tục cho phép các nhánh của các nhóm khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ tự do đi lang thang trên đường phố Stockholm thì chúng tôi không thể có cái nhìn thiện cảm với tư cách thành viên của Thụy Điển trong NATO”. Chắc rằng, với việc ông Erdogan tiếp tục tại vị, con đường vào NATO của Thụy Điển sẽ còn lắm chông gai.

Và tất nhiên, sự quan tâm chú ý nhiều nhất hướng về thái độ của Washington trước việc ông Erdogan tái cử. Trên trang Twitter, Tổng thống Biden viết: “Tôi mong đợi tiếp tục phối hợp (với ông Erdogan) với tư cách là những đồng minh trong NATO về các vấn đề song phương và những thách thức toàn cầu chung”.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ không đề cập tới những căng thẳng chính trị gần đây giữa hai nước nhưng khó có thể phủ nhận một thực tế là chính quyền của ông Erdogan từng nhiều lần là cái gai trong mắt các chính trị gia ở Washington. Vừa là một đồng minh then chốt của Mỹ ở châu Âu nhưng ông Erdogan lại giữ quan hệ cá nhân rất tốt với ông Putin, đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Moscow, không chỉ mua dầu mà còn mua cả hệ thống tên lửa S-400 của Nga, cản trở Thụy Điển gia nhập NATO…

Níu giữ để Thổ Nhĩ Kỳ không xích lại gần Nga trong nhiệm kỳ tiếp theo của ông Erdogan là nhiệm vụ hàng đầu của Washington. Trong trò chơi cân bằng quan hệ giữa Nga với phương Tây, ông Erdogan là một bậc thầy.

Recep Tayyip Erdogan: 2 thập kỷ định hình Thổ Nhĩ Kỳ

Kết quả của cuộc bầu cử lần 2 ngày 28/5 đã giúp ông Recep Tayyip Erdogan tiếp tục là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước có vị trí địa lý giáp giới giữa 2 lục địa Á-Âu và có ảnh hưởng quan trọng đến cục diện chính trị tại Trung Đông, Ukraine và NATO.

"Người khổng lồ" chính trị

Từ những khởi đầu khiêm tốn, ông Recep Tayyip Erdogan đã trở thành một "người khổng lồ" về chính trị, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt 2 thập niên qua và được đánh giá là người định hình lại đất nước của mình. Sinh tháng 2/1954, ông Erdogan là con trai của một cảnh sát biển bên bờ Biển Đen. Khi 13 tuổi, cha ông quyết định chuyển đến Istanbul với hy vọng sẽ cho 5 đứa con của mình một nền giáo dục tốt hơn. Chàng trai trẻ Erdogan bán nước chanh và bánh vừng để kiếm thêm tiền. Anh theo học một trường Hồi giáo trước khi tốt nghiệp Đại học Marmara của Istanbul và cũng từng là cầu thủ chơi bóng đá bán chuyên nghiệp.

Recep Tayyip Erdogan: 2 thập kỷ định hình Thổ Nhĩ Kỳ - Hình 1
Từ những khởi đầu khiêm tốn, ông Recep Tayyip Erdogan đã trở thành một "người khổng lồ" về chính trị.

Trong những năm 1970 và 1980, ông Erdogan hoạt động tích cực trong giới Hồi giáo, tham gia đảng Phúc lợi ủng hộ Hồi giáo của Necmettin Erbakan. Khi đảng ngày càng nổi tiếng vào những năm 1990, ông Erdogan được bầu làm ứng cử viên cho chức Thị trưởng Istanbul năm 1994 và điều hành thành phố trong 4 năm tiếp theo. Nhưng, nhiệm kỳ kết thúc khi ông bị kết tội kích động hận thù chủng tộc vì đã đọc công khai một bài thơ theo chủ nghĩa dân tộc. Sau khi ngồi tù 4 tháng, ông trở lại chính trường nhưng đảng của ông đã bị cấm vì vi phạm các nguyên tắc thế tục nghiêm ngặt của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.

Tháng 8/2001, ông thành lập đảng Công lý và Phát triển (AKP) có nguồn gốc Hồi giáo với đồng minh Abdullah Gul. Năm 2002, AKP giành đa số trong cuộc bầu cử quốc hội và năm sau, ông Erdogan được bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông vẫn là Chủ tịch của AKP cho đến ngày nay.

Xây dựng đất nước

Từ năm 2003, ông trải qua 3 nhiệm kỳ thủ tướng, chủ trì một thời kỳ tăng trưởng kinh tế ổn định và được quốc tế ca ngợi là một nhà cải cách. Tầng lớp trung lưu gia tăng và hàng triệu người đã thoát nghèo khi ông Erdogan ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ để hiện đại hóa Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng, những người chỉ trích nói ông ngày càng trở nên chuyên quyền.

Đến năm 2013, những người biểu tình đã xuống đường, một phần vì chính phủ của ông có kế hoạch chuyển đổi một công viên được nhiều người yêu thích ở trung tâm Istanbul, nhưng cũng là một thách thức đối với cách lãnh đạo của ông. Các cuộc biểu tình ở công viên Gezi đã đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp cầm quyền của ông Erdogan. Đối với những người gièm pha, ông đã hành động rất quyết đoán. Ông Erdogan cũng bất hòa với một học giả Hồi giáo sống ở Mỹ tên là Fethullah Gulen, người từng có phong trào văn hóa - xã hội đã giúp ông giành chiến thắng trong 3 cuộc bầu cử liên tiếp và đã tích cực loại bỏ quân đội khỏi chính trị. Sự bất hòa này có hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội Thổ Nhĩ Kỳ về sau.

Sau 1 thập kỷ cầm quyền, đảng của ông Erdogan cũng tiến tới dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ đội khăn trùm đầu trong các dịch vụ công vốn được đưa ra sau cuộc đảo chính quân sự năm 1980. Lệnh cấm này được dỡ bỏ với phụ nữ trong ngành cảnh sát, quân đội và tư pháp. Những người chỉ trích phàn nàn ông đã làm sứt mẻ những trụ cột nền cộng hòa thế tục của người cha lập quốc Mustafa Kemal Ataturk. Bản thân là người theo đạo nhưng ông Erdogan luôn phủ nhận việc muốn áp đặt các giá trị Hồi giáo, khẳng định ông ủng hộ quyền của người Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện tôn giáo của họ một cách cởi mở hơn. Tuy nhiên, ông đã nhiều lần ủng hộ việc hình sự hóa tội ngoại tình. Ông ca ngợi tình mẫu tử nhưng lên án các nhà nữ quyền và nói rằng đàn ông và phụ nữ không thể được đối xử bình đẳng.

Cải cách chức vụ

Bị cấm tái tranh cử chức thủ tướng, vào năm 2014, ông Erdogan đã ứng cử vào vai trò tổng thống, vốn chủ yếu mang tính nghi thức khi đó. Nhưng, ông đã có những kế hoạch lớn để cải cách chức vụ, tạo ra một hiến pháp mới có lợi cho tất cả người Thổ Nhĩ Kỳ và đưa đất nước của họ nằm trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng, ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã phải đối mặt với 2 cú sốc quyền lực. Đảng của ông đã mất thế đa số trong quốc hội ở cuộc bỏ phiếu năm 2015 và vào năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ chứng kiến cuộc đảo chính bạo lực đầu tiên trong nhiều thập kỷ.

Những người nổi dậy đã suýt bắt được ông khi đang đi nghỉ tại một khu nghỉ mát ven biển, nhưng ông đã được đưa đến nơi an toàn bằng máy bay. Sau đó, ông trở lại Istanbul trước sự cổ vũ của những người ủng hộ. Âm mưu đảo chính bị đổ lỗi cho phong trào Gulen, dẫn đến khoảng 150.000 công chức bị sa thải và hơn 50.000 người bị giam giữ, bao gồm binh lính, nhà báo, luật sư, cảnh sát, học giả và các chính trị gia người Kurd.

Giống như các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, Tổng thống Erdogan vẫn không công nhận đảng Công nhân người Kurd (PKK, vốn đã bị đặt ngoài vòng pháp luật). Ông Erdogan từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đã tìm kiếm vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột ở Ukraine. Dù là lãnh đạo của một quốc gia NATO, ông đã mua một hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga và chọn Nga để xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ.

Với việc ông Erdogan tái đắc cử, dự báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục căng thẳng với phương Tây và khó nồng ấm với Mỹ. Nước này cũng khó gia nhập Liên minh châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của mình, vì EU ngày càng chỉ trích cách lãnh đạo của ông Erdogan. Trong khi đó, việc ông Erdogan tái cử sẽ khó xoay chuyển cục diện ở Syria, vì ông không chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Syria

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắnCăng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn
23:08:36 10/05/2025
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trịTổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị
23:11:37 10/05/2025
Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?
10:50:32 10/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngàyUkraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
23:17:17 10/05/2025
Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lạiĐầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lại
15:51:17 10/05/2025
Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắnGiao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn
14:04:08 11/05/2025
Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?
11:50:12 11/05/2025
Phản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông PutinPhản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông Putin
21:49:44 11/05/2025

Tin đang nóng

Bị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháoBị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháo
22:29:41 11/05/2025
Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"
20:25:11 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắngĐậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng
20:36:49 11/05/2025
Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệHoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ
21:47:12 11/05/2025
Chị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nàoChị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nào
21:37:06 11/05/2025
Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!
21:51:28 11/05/2025
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ emBắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em
19:43:57 11/05/2025
68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội
18:43:06 11/05/2025

Tin mới nhất

Đảng cầm quyền PPP khôi phục tư cách ứng cử viên tổng thống cho ông Kim Moon Soo

Đảng cầm quyền PPP khôi phục tư cách ứng cử viên tổng thống cho ông Kim Moon Soo

21:25:35 11/05/2025
Hoan nghênh quyết định của đảng PPP, ông Kim Moon Soo cho biết sẽ ngay lập tức thành lập ủy ban vận động tranh cử và thành lập một liên minh rộng rãi để khẩn trương trở lại đường đua trong cuộc bầu cử tổng thống được ấn định vào ngày 3/...
Cuba giành lợi thế trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu xì gà Cohiba

Cuba giành lợi thế trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu xì gà Cohiba

21:18:06 11/05/2025
Ra đời năm 1966, Cohiba, cái tên bắt nguồn từ dụng cụ hút thuốc của thổ dân Cuba, không chỉ là thương hiệu xì gà đầu tiên được sáng lập sau Cách mạng 1959 mà còn là biểu tượng cho đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch tái thiết Gaza

Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch tái thiết Gaza

20:55:11 11/05/2025
Về phần mình, Phó Tổng thống Palestine Al-Sheikh ca ngợi vai trò của Ai Cập trong việc hòa giải ngừng bắn và các nỗ lực phá vỡ cuộc bao vây của Israel đối với Gaza, cũng như vai trò trong việc hỗ trợ người dân Palestine và sự nghiệp chí...
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc

20:53:52 11/05/2025
Đây là cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa phái đoàn hai nước kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc và nhiều nước khác. Đáp lại, Bắc Kinh cũng áp thuế trả đũa Mỹ.
Đàm phán Mỹ - Trung tại Geneva: Cơ hội hạ nhiệt chiến tranh thương mại?

Đàm phán Mỹ - Trung tại Geneva: Cơ hội hạ nhiệt chiến tranh thương mại?

20:44:49 11/05/2025
Giới quan sát nhận định, đây có thể là một động thái chiến lược nhằm khuyến khích Bộ trưởng Bessent nỗ lực đạt được một thỏa thuận mà theo đó, mức thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc sẽ giảm đáng kể.
Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5

Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5

20:43:48 11/05/2025
Đến nay cả Nga và Ukraine chưa xác nhận các thông tin trên, tuy nhiên trong các phát biểu, giới chức Nga đều khẳng định dự thảo nói trên là cơ sở để nối lại các cuộc đàm phán hòa bình.
Giới đầu tư theo dõi đàm phán Mỹ - Trung tại Thụy Sỹ

Giới đầu tư theo dõi đàm phán Mỹ - Trung tại Thụy Sỹ

20:39:08 11/05/2025
Hiện tại, giới đầu tư cảm thấy tín hiệu tích cực cho thấy kịch bản thương mại tồi tệ nhất có thể không xảy ra. Các dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc được xem là lý do giúp thị trường cổ phiếu phục hồi.
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

20:35:08 11/05/2025
Ngày 8/5 Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ kể từ khi Nhà Trắng công bố mức thuế quan toàn diện hôm 2/4.
Những tính toán chiến lược trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Trump

Những tính toán chiến lược trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Trump

20:30:39 11/05/2025
Vấn đề khiến Tel Aviv cảm thấy khó khăn hơn cả là tuyên bố tiếp theo của Houthi rằng các hoạt động chống lại Israel của họ sẽ tiếp tục chừng nào cuộc chiến ở Gaza còn diễn ra.
Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết

Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết

20:27:40 11/05/2025
Trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây thúc đẩy lệnh ngừng bắn kéo dài, Moskva lại phát đi những tín hiệu có thể cho thấy nguy cơ leo thang tấn công.
Thái Lan chống lừa đảo xuyên biên giới: Cuộc chiến chưa có hồi kết?

Thái Lan chống lừa đảo xuyên biên giới: Cuộc chiến chưa có hồi kết?

20:24:16 11/05/2025
Đặc biệt, biện pháp mạnh tay nhất là cắt các tiện ích điện và internet tại năm địa điểm trọng điểm dọc biên giới. Tuy đã mang lại một số kết quả, chính sách này cũng gây ra những hệ lụy đáng kể.
Ấn Độ cáo cuộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian

Ấn Độ cáo cuộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian

20:21:39 11/05/2025
Bên cạnh đó, Thủ hiến của Ấn Độ phụ trách vùng Jammu và Kashmir, ông Omar Abdullah, cũng đã đăng tải bài viết trên mạng xã hội X khi cho biết dường như đã nghe thấy tiếng nổ ở Srinagar thành phố lớn nhất trong khu vực này.

Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?

Sao thể thao

23:33:47 11/05/2025
HLV Xabi Alonso của Bayer Leverkusen đang được đồn đoán là người kế nhiệm HLV Carlo Ancelotti tại Real Madrid khi chiến lược gia kỳ cựu nhiều khả năng rời đi vào cuối mùa giải.
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online

Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online

Pháp luật

23:33:26 11/05/2025
Một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh nhân vân ngân hàng, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp qua online vừa bị Công an tỉnh Thái Bình triệt phá.
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?

Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?

Phim châu á

23:32:58 11/05/2025
Chuyện Đời Bác Sĩ Nội Trú từ một tác phẩm cực kỳ được mong chờ do danh tiếng từ Hospital Playlist nay lại trở nên nhạt toẹt như như nụ hôn giả của cặp chính.
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị

Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị

Sao việt

23:26:25 11/05/2025
Ngô Thanh Vân lại khiến cộng đồng mạng được dịp xuýt xoa khi khoe khoảnh khắc ông xã Huy Trần làm bữa sáng và phục vụ đến tận nơi cho mình
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng

Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng

Sao châu á

23:23:13 11/05/2025
Vào ngày 10/5, nữ diễn viên Nam Bo Ra đã tổ chức hôn lễ với chồng ngoài ngành giải trí ở Seoul, Hàn Quốc. Hôn lễ có sự tham dự của gia đình và những người bạn thân thiết.
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'

Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'

Nhạc việt

23:15:15 11/05/2025
Âm nhạc của Bố chuột hơi giống với Kiếp đỏ đen - bản hit của ca sĩ Duy Mạnh một thời. Ngay sau khi ra mắt, Bố chuột nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên

Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên

Sao âu mỹ

23:00:13 11/05/2025
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Shia LaBeouf kể anh từng có giai đoạn ngủ ngoài công viên tại New York (Mỹ), gần khu nhốt ngựa.
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng

'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng

Hậu trường phim

22:56:28 11/05/2025
Theo số liệu tham khảo của Box Office Vietnam, phim Lật mặt 8: Vòng tay nắng do Lý Hải làm đạo diễn đã cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng.
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai

MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai

Tv show

22:41:21 11/05/2025
Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của cậu bé Trọng Hữu trong Mái ấm gia đình Việt , MC Hồng Phúc nghẹn ngào khi nhớ đến giai đoạn phải bán nhà để chữa bệnh cho con trai.
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18

Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18

Nhạc quốc tế

22:23:36 11/05/2025
Ngày 8/5 vừa qua, i-dle đã thả xích MV mở đường Girlfriend, khởi động cho EP thứ 8 xuyên suốt 7 năm trong showbiz Hàn.
Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Tin nổi bật

22:02:32 11/05/2025
Ngày 11.5, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết các chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh vừa cứu thành công một người phụ nữ mang thai ở tháng thứ 8 không may rơi xuống giếng sâu 20 m.