Trổ cửa đón oxy cho trung tâm hành chính Đà Nẵng?
Một số người cho hay trước khi xây dựng tòa nhà này họ đã từng lên tiếng phản đối.
Thông tin trung tâm hành chính (TTHC) 2.000 tỉ đồng “thiếu oxy”, có thể di dời sau ba năm đưa vào sử dụng, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Oxy trong tòa nhà “chập chờn”
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Đình Quỳnh (Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng) cho hay khi xây dựng thì đều có tính toán các phương án cấp khí tươi cho tòa nhà. Việc vận hành khí tươi bơm vào tòa nhà là hoàn toàn tự động và do ban quản lý tòa nhà điều khiển.
“Thực tế là có lúc thiếu oxy nhưng không phải lúc nào cũng thiếu. Sự việc không có gì đáng nghiêm trọng, chỉ ảnh hưởng rất nhỏ. Công chức, viên chức vẫn làm việc trong tòa nhà bình thường” – ông Quỳnh nói.
Để khắc phục tình trạng “chập chờn” khí tươi nói trên, ông Quỳnh cho biết hiện UBND TP Đà Nẵng đang giao cho Sở Xây dựng và ban quản lý tòa nhà cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán phương án trổ cửa sổ để lấy khí trời.
Cũng vấn đề trên, ông Thái Bá Cảnh (Giám đốc Sở KH&CN TP Đà Nẵng) cho biết trong năm nay chưa có báo cáo nào về việc thiếu khí tươi trong tòa nhà TTHC. “Tuy nhiên, năm 2015 thì có hiện tượng trên nhưng TP đã chỉ đạo khắc phục xong” – ông Cảnh cho biết.
Về việc di dời TTHC, ông Cảnh nói: “Đó chỉ mới là nghiên cứu thô, chứ chưa có đề án để phân tích cụ thể về những thuận lợi, khó khăn. Chưa có đánh giá tổng quát. Thành ủy cũng chỉ mới đề cập để nghiên cứu thôi nên chưa thể nói lên được điều gì” – ông Cảnh nói.
Cũng theo ông Thái Bá Cảnh, khi thiết kế các đơn vị đều đã có tính toán phương án cung cấp khí cho tòa nhà. So với các tòa nhà trên thế giới thì tòa nhà của Đà Nẵng “ăn thua gì”. “Tôi đang làm việc tại tầng 22 của tòa nhà và vẫn thấy bình thường” – ông Cảnh nói.
Người dân đến thực hiện các giao dịch tại tòa nhà TTHC TP Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI
Tòa nhà TTHC TP Đà Nẵng hình trái bắp (trái). Ảnh: LÊ PHI
Video đang HOT
Đã từng có ý kiến phản đối
Một cựu lãnh đạo TP khi trao đổi về tòa nhà TTHC cho biết khi bàn phương án xây tòa nhà TTHC, ông và một số người đã có ý kiến phản đối thiết kế như hiện hành. Tuy nhiên, lãnh đạo TP khi đó vẫn kiên quyết xây dựng và chọn phương án “trái bắp”.
“Lúc ấy, TP cũng đề ra phương án bán các trụ sở của các sở, ban ngành để lấy thêm nguồn kinh phí bù vào xây dựng tòa nhà TTHC. Nhưng hiện nay việc này chưa thuận lợi như tính toán. Giờ không những không thu tiền được từ việc bán các công sở này mà TP lại phải chi thêm tiền cải tạo, xây dựng để đưa thêm một số cơ quan vào nữa” – vị này nói.
Cũng theo vị nguyên lãnh đạo, việc di dời TTHC đến chỗ mới là chuyện không hề dễ dàng, bởi hiện tại tòa nhà TTHC vẫn chưa thanh quyết toán, kiểm toán chưa xong…
Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng, cũng cho hay ông đã từng phản đối việc xây dựng tòa nhà TTHC khi TP lấy ý kiến chuyên gia. “Tôi và một số người khác cho rằng nó không phù hợp, không tạo ra sự uy nghiêm của một cơ quan công quyền. Nếu gặp sự cố cháy nổ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong xử lý. Có thể nói rằng không ở đâu xây dựng TTHC như Đà Nẵng đã làm. Việc bố trí khu hành chính tập trung phải đảm bảo có không gian, tiện lợi cho người dân đến làm việc nhưng tòa nhà này không đáp ứng được” – ông Huy nói.
Phục vụ dân đâu chỉ phải nằm ở hoành tráng
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ TP, cho rằng trong cải cách hành chính có việc hiện đại hóa công sở nhưng không đồng nghĩa với việc phải xây nhà cao to, hoành tráng. Công sở là để phục vụ tốt hơn, thuận lợi hơn những nhu cầu của nhân dân. TTHC tập trung là để phục vụ nhân dân tốt hơn, để dân không phải đi lại nhiều mà chỉ cần giao dịch một chỗ.
“Tuy nhiên, việc xây dựng trụ sở to cao, nhiều tiền như thế thì có hiệu quả hay không? Hiệu quả trong việc xây dựng tòa nhà được đo bằng kết quả cộng với chi phí. Nếu kết quả anh làm được thấp mà chi phí cao quá thì nền hành chính công cũng không đạt được mục tiêu. Như vậy, tòa nhà TTHC của TP là 2.000 tỉ đồng thì hiệu quả nó có tương xứng, hiệu quả?”. Ông Ngữ đặt vấn đề như thế và cho rằng: “Bây giờ TP đặt ra ý định di dời TTHC thì phải thảo luận nhiều. Không đơn giản muốn là làm được vì phải cân nhắc đến tính hiệu quả, hiệu lực” – ông Ngữ nói.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một số viên chức của các sở, ngành cho hay thực tế tòa nhà TTHC không nóng, tuy nhiên có việc thiếu khí tươi và đôi lúc gây mệt mỏi. “Có thể do người ta bơm khí tươi không đảm bảo công suất, khối lượng hoặc không có sự điều chỉnh cho phù hợp trong từng thời điểm nên dẫn đến sự việc trên. Còn nắng nóng thì không có, vì cả tòa nhà có hệ thống máy lạnh” – một viên chức nói. Bà Ngô Thị Kim Yến (Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng) cho hay chưa ai đưa ra đánh giá nào về tòa nhà TTHC thiếu oxy hết. “Có thể trong môi trường làm việc ở độ cao nên nó ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của một số người. Ngành y tế cũng chưa nhận được văn bản nào đề cập đến việc thiếu oxy, không dễ chi để đánh giá được việc thiếu oxy hay không” – bà Yến nói. Nhưng bà Yến thừa nhận khi hoạt động, làm việc trong một tòa nhà có độ cao lớn thì dĩ nhiên sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến vấn đề sức khỏe. __________________________________ Tòa nhà TTHC TP Đà Nẵng được khởi công vào năm 2008, do Văn phòng UBND TP làm chủ đầu tư; tòa nhà do Mooyoung Architects & Engineers (Hàn Quốc) thiết kế; Công ty Apave Việt Nam và Đông Nam Á tư vấn…
Theo LÊ PHI (Pháp luật TP.HCM)
Ý kiến trái chiều việc Đà Nẵng sẽ chuyển trung tâm hành chính 2.000 tỷ
Một số kiến trúc sư cho biết từng góp ý về các bất cập của trung tâm hành chính Đà Nẵng như nóng, thiếu oxy, khó chữa cháy... song chính quyền thành phố vẫn quyết tâm xây dựng.
Tòa nhà trung tâm hành chính Đà Nẵng nằm ven sông Hàn, là nơi làm việc của 23 sở, ngành với khoảng 1.600 người. Theo một số công chức, do toà nhà bao bọc bằng kính nên phải bơm khí tươi vào, tuy nhiên hệ thống bơm khí không đủ khiến nhiều người cảm thấy thiếu oxy, mệt mỏi.
Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Đà Nẵng, cho biết ông từng phản đối việc thành phố chọn phương án kiến trúc tòa nhà như hiện nay. Vì trên thế giới công trình hành chính ít khi tổ chức theo khối tròn, quá tập trung người, không thoáng khí. Hơn nữa toà nhà quá cao nên việc liên hệ của người dân với cơ quan công quyền gặp khó khăn, người mới vào tìm thang máy rất khó.
Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy. Ảnh: Nguyễn Đông.
"Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, chúng tôi đã khuyên hạn chế dùng nhà kính, thay vào đó là tường bao và cửa thông gió, nhưng không được lắng nghe. Anh em chuyên môn không ai khen cả", ông Huy nói.
KTS Nguyễn Trực Luyện, nguyên chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, cũng cho biết Hội kiến trúc sư từng có ý kiến việc tòa nhà bọc kính quá kín sẽ gây hấp thụ nhiệt, thiếu không khí. Theo ông Luyện, phương án bơm khí oxy vào tòa nhà chỉ là giải pháp "chữa cháy". Về lâu dài, đơn vị quản lý tòa nhà cần xem xét tổng thể thiết kế để có biện pháp xử lý, nếu không thể sửa chữa được thì mới xây dựng tòa nhà khác, vì bỏ một công trình lớn như tòa nhà hành chính sẽ gây lãng phí ngân sách.
Trước các ý kiến băn khoăn vì sao toà nhà mới hoạt động hơn 2 năm đã tính đến chuyện di dời, ông Hoàng Quang Huy cho biết có thông tin một doanh nghiệp sẽ mua lại trung tâm hành chính Đà Nẵng để sử dụng cho mục đích khác. Công trình này vẫn tồn tại chứ không phải đập bỏ, nên không lãng phí, dù giá bán có thể thấp hơn đầu tư ban đầu.
"Không phải cái gì mình đầu tư lớn quá thì không bỏ được, ở đây là công năng sử dụng không phù hợp thì chuyển giao cho đơn vị khác", ông Huy nói và hiến kế nên chuyển UBND thành phố về trụ sở cũ tại số 42 Bạch Đằng, sẽ thuận lợi hơn trong việc giao tiếp với người dân. Cạnh đó, thành phố cũng có thể xây một tòa nhà tổ hợp ở khu đất trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh để chuyển công chức về đây làm việc
Ông Nguyễn Cửu Loan, Chánh văn phòng Hội quy hoạch và phát triển TP Đà Nẵng, cho rằng trung tâm hành chính hiện nay nhìn không uy nghi, giống trung tâm thương mại nhiều hơn. Ông Loan đồng quan điểm với ông Huy việc quy tụ công chức vào một toà nhà là sai sót, "nên rút kinh nghiệm để làm cái khác tốt hơn". Nếu xây dựng trung tâm hay khu hành chính mới, lãnh đạo thành phố cần lấy ý kiến công chức và người dân.
Trung tâm hành chính Đà Nẵng cao 37 tầng, kiến trúc như một ngọn hải đăng hướng ra biển, "lớp vỏ" bằng kính. Ảnh: Nguyễn Đông
Không nên xây mới
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng nhiều tòa nhà trong và ngoài nước được thiết kế ốp kính, song sử dụng kính chịu nhiệt chất lượng tốt, hệ thống điều hòa làm mát, thông gió hoạt động theo đúng yêu cầu cần thiết, nên không có tình trạng như tòa nhà trung tâm hành chính Đà Nẵng.
"Đơn vị quản lý trung tâm hành chính Đà Nẵng cho biết chi phí tiền điện điều hòa tòa nhà này khoảng 1 tỷ mỗi tháng, có thể tiền điện cao quá, nên họ không chịu nổi, phải giảm sử dụng điều hòa. Nếu đúng như vậy thì đó là một trong các nguyên nhân khiến người làm việc thấy khó thở", ông Phạm Sỹ Liêm nói.
Trái ngược với ý kiến ủng hộ chuyển trung tâm hành chính Đà Nẵng, ông Liêm cho rằng cần sửa chữa các bất cập của tòa nhà thay vì xây dựng mới. "Nếu xây mới một tòa nhà khác thì mọi người sẽ thấy rằng chính quyền sử dụng tiền của dân dễ dãi quá, hơn nữa tòa nhà cũ với công năng hành chính khó trở thành khách sạn", ông Liêm nêu quan điểm.
PGS.TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng, bất cập tại tòa nhà hành chính Đà Nẵng có thể xử lý được bằng thay thế các vật liệu và chỉnh sửa thiết kế kỹ thuật. Ví dụ kính ốp có thể thay thế bằng các loại kính chịu nhiệt tốt hơn, cải tạo thiết kế thông gió, điều hòa, bổ sung khí tươi... Phương án sửa chữa sẽ cần ít ngân sách hơn nhiều so với đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây tòa nhà khác.
Chi phí vận hành tòa nhà không được công bố
Theo một nguồn tin, khi Đà Nẵng chưa xây trung tâm hành chính tập trung, các sở ngành nằm tách biệt thì chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng mỗi cơ quan khoảng 500 triệu đồng/năm. Sau khi toà nhà trung tâm hành chính đi vào hoạt động, các sở ngành tập trung một chỗ, chi phí đội lên gấp nhiều lần.
Ông Nguyễn Cửu Loan nhận xét, dù số tiền chi ra cho việc vận hành tòa nhà khó ước đoán cụ thể, nhưng để đảm bảo cho hơn 20 sở ngành làm việc, đơn vị vận hành luôn phải đáp ứng các điều kiện để toà nhà hoạt động. "Vận hành toà nhà này chắc chắn sẽ tiêu tốn hơn việc các công sở nằm riêng lẻ. Ví dụ, trước đây vào nhà chỉ cần bật một, hai cái quạt cho mỗi phòng, bây giờ quá nóng, ngoài điều hoà bật cả ngày, người ta còn có thể phải bật thêm quạt, tốn rất nhiều điện năng", ông Loan nói.
Tại cuộc họp báo năm 2015, VnExpress đã đặt câu hỏi về chi phí vận hành tòa nhà trung tâm hành chính so với việc các sở ngành nằm riêng lẻ, tuy nhiên lãnh đạo thành phố từ chối trả lời vì cho rằng toà nhà mới đi vào hoạt động, chưa thể tính toán được.
Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng khẳng định chưa có ý kiến chính thức về việc di dời Trung tâm hành chính. Ảnh: Nguyễn Đông
Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng ngày 11/8, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, xác nhận thành phố có chủ trương di dời Trung tâm hành chính. "Để làm việc này phải chuẩn bị rất kỹ, phải qua nhiều khâu. Không thể nói là di dời Trung tâm hành chính ngay được", ông nói.
Chiều cùng ngày, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết trong quy hoạch, thành phố đã có dự trữ quỹ đất cho việc xây trung tâm hành chính mới.
"Cán bộ, công chức có ý kiến này kia về tòa nhà, chín người mười ý. Có người nói thuận lợi, có người nói làm trong đó bị nhức đầu, chúng tôi phải cho nghiên cứu kỹ, đo đạc lại rồi khắc phục. Tòa nhà còn mới, hiện chưa có ý kiến chính thức của Ủy ban về vấn đề này", ông Thơ nói.
Tòa nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng khánh thành tháng 9/2014, được thiết kế theo biểu tượng ngọn hải đăng, cao 37 tầng, tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Địa chỉ tòa nhà tại số 24 Trần Phú, cạnh sông Hàn.
Nguyễn Đông-Đoàn Loan
Theo VNE
Đà Nẵng sẽ chuyển các sở, ngành khỏi trung tâm hành chính 2.000 tỷ Sau 2 năm đưa vào sử dụng và là nơi làm việc tập trung của bộ máy hành chính, Đà Nẵng đang có chủ trương chuyển các sở, ngành đến trụ sở làm việc mới. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khoá 9 sáng 11/8, đại biểu Trần Văn Trường (Bí thư huyện uỷ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

An Giang: Sạt lở rạch Ông Chưởng, 6 căn nhà rơi xuống sông

Ghe va vào dầm cầu ở Long An, một người tử vong

TP.HCM truy vết thuốc giả, siết toàn bộ chuỗi cung ứng y tế

Cụ bà 88 tuổi bị xe tải tông tử vong

Bình Phước: Truy tìm tài xế liên quan vụ tai nạn khiến 1 người tử vong

Hà Nội: 5 người mắc kẹt trên đỉnh núi Hàm Lợn

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Hiện trường ngổn ngang sau trận lũ quét làm 4 người tử vong ở Bắc Kạn

Ám ảnh tiếng kêu cứu trong vụ cháy nhà có nhiều trẻ nhỏ, 1 người tử vong

Xử lý nhóm người hành hung hội đồng du khách nước ngoài ở phố Tây TPHCM

Lũ quét ở Bắc Kạn: Đất đá ầm ầm đổ về sau tiếng nổ lớn
Có thể bạn quan tâm

Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube
Nhạc quốc tế
21:42:00 18/05/2025