Trọng chứng cứ hơn lời khai, trẻ em vẫn lo bị xâm hại
Mỗi trẻ em Việt Nam được 15 cơ quan có trách nhiệm bảo vệ, tuy nhiên trẻ em không được tin tưởng, tiếng nói chưa được coi trọng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các vụ xâm hại diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Trẻ không nói dối?
Hàng loạt các vụ xâm hại tình dục diễn ra trong thời gian gần đây đã gây nên nỗi ám ảnh rất lớn trong dư luận xã hội, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ.
Để can thiệp hiệu quả các vấn đề của trẻ em, trước hết người lớn phải tin trẻ em (ảnh minh họa). Ảnh: Diệu LInh
Ở phía gia đình, cha mẹ cần quan tâm lắng nghe con cái và dành nhiều thời gian cho trẻ cũng như bình tĩnh lắng nghe, không tức giận nhằm giúp cho trẻ tự tin hơn trong việc tham gia vào các vấn đề liên quan đến mình trong gia đình”. Bà Nguyễn Phương Linh
Tại buổi đối thoại chính sách “Sự tham gia của trẻ em trong quá trình xây dựng hoạch định chính sách liên quan đến trẻ em” ngày 16.3, bà Lê Hoàng Yến – Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định rõ về trách nhiệm của đơn vị trong việc bảo vệ trẻ em. Trong đó, có tới 15 cơ quan, đoàn thể có trách nhiệm bảo vệ quyền của trẻ em. Tuy nhiên, thực tế, quyền của trẻ dường như vẫn “đứng ngoài lề” khi nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em dần rơi vào quên lãng.
Nói về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Linh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển bền vững (MSD) cho rằng, 15 cơ quan này bao gồm rất nhiều thành phần trong xã hội, từ các bộ ban ngành, tổ chức xã hội và gia đình… “Khi có vụ việc xảy ra, xã hội nghĩ đến 15 cơ quan này và cho rằng phải có một đơn vị nào đó đứng ra chịu trách nhiệm. Bản thân tôi cũng nghĩ cần phải có bên chịu trách nhiệm. Nếu có đầu mối để biết được rằng chúng ta phải “kêu” ở cửa nào thì sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay vì việc đi tìm nơi để đổ lỗi, chúng ta hãy nhìn lại những lỗ hổng từ chính cá nhân, gia đình, trường học trong việc không tạo cho trẻ… quyền được nói” – bà Linh nói.
Video đang HOT
Bà Linh phân tích, về phía gia đình, hầu hết các vụ việc đều được phát hiện rất muộn, đôi khi người thân phát hiện ra rồi nhưng không lên tiếng. Về phía nhà trường, ví dụ như vụ học sinh gãy chân ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội, thậm chí học sinh còn được phát phiếu và làm khảo sát theo ý người lớn.
“Các em không có quyền nói không! Trong nhiều diễn đàn, chính sách có lấy ý kiến của trẻ, nhưng vẫn có rất nhiều bài diễn văn do các em góp ý nhưng được người lớn viết. Như vậy, cả hệ thống từ gia đình, nhà trường đến xã hội đều chưa tạo điều kiện để trẻ nói lên tiếng nói thực sự của mình” – bà Linh nói.
Chứng minh điều này, bà Linh cho biết, trong một số vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em xảy ra gần đây, mặc dù có đơn khiếu kiện, có lời khai của người chứng kiến là trẻ em, nhưng những lời khai của trẻ vẫn không được coi là chứng cứ bổ sung để luận tội. “Chúng ta đang trọng chứng cứ hơn là những lời khai của nạn nhân, nhân chứng. Các vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em rất phức tạp, chứng cứ ít, thậm chí không có nếu là vụ dâm ô chỉ sờ soạng bên ngoài cơ quan sinh dục. Khi đó, tổn hại về thể xác đối với các em không nhiều bằng tổn hại về tinh thần. Nếu không có nghiệp vụ tốt, không biết cách khai thác thông tin từ trẻ và tôn trọng lời nói của trẻ thì việc đi đến kết luận về vụ việc là rất khó khăn. Trẻ em không nói dối. Vì vậy nên tạo môi trường để các em nói lên tiếng nói bảo vệ mình” – bà Linh nói.
Hãy để trẻ em nói
Để đẩy mạnh “quyền được nói” cho trẻ em trong các vấn đề liên quan trực tiếp đến các em, theo các chuyện gia, cần đẩy mạnh hơn nữa việc “kích hoạt” các chính sách về quyền trẻ em.
Để làm tốt điều này, bà Trần Thị Diệu Thúy – chuyên viên Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) khuyến nghị, trong tất cả quá trình lập kế hoạch hỗ trợ cho trẻ em là nạn nhân của xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và quá trình lập kế hoạch chăm sóc thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có sự tham gia của trẻ em ngay từ lúc bắt đầu.
Ngoài ra, bà Linh cũng cho rằng, từ gia đình, nhà trường cũng phải thay đổi ý thức. Nhà trường cần thúc đẩy và tạo điều kiên cho trẻ đóng góp ý kiến vào các hoạt động trong nhà trường như các hoạt động ngoại khóa, góp ý kiến vào việc tổ chức các hoạt động sơ kết, tổng kết… “Thông qua các hình thức như tham khảo ý kiến của các em ở từng lớp hoặc phát phiếu hỏi cho các em tham gia ý kiến hay bầu ra các bạn đại diện cho lớp để thu thập ý kiến của cả lớp và chia sẻ với nhà trường. Nhà trường cũng nên tham khảo ý kiến các em về phương pháp giảng dạy để các tiết học sinh động và không nhàm chán” – bà Linh nói.
Theo Danviet
Khó tin trước phán xét thiển cận với nạn nhân xâm hại tình dục
Tại buổi toạ đàm: "Xâm hại tình dục trẻ em: Im lặng hay lên tiếng" do các tổ chức xã hội thực hiện chiều 14.3, blogger Nguyễn Hoàng Ánh - Giảng viên Đại học Ngoại thương chia sẻ câu chuyện khiến nhiều người đi từ kinh ngạc đến tức giận.
Bà kể khi bà viết bài đăng trên facebook bày tỏ sự phẫn nộ của mình đối với tội ác xâm hại tình dục trẻ em, bà nhận được nhiều lời ủng hộ, chia sẻ. Tuy nhiên, điều khiến bà đi từ kinh ngạc đến tức giận là bà đã nhận được nhiều phản biện "kinh hãi" trách móc người mẹ có con bị xâm hại. Thậm chí có người còn viện dẫn các nghiên cứu để chứng minh rằng: Việt Nam có truyền thống chấp nhận ấu dâm???
Bà Hoàng Ánh là một blogger tích cực với nhiều chia sẻ phản đối bạo lực giới.
Bà Hoàng Ánh kể, có một bạn nam đã chat với bà rất lâu về để xỉ vả người mẹ có con bị dâm ô ở Vũng Tàu. Bạn ấy cho rằng người mẹ đó đã vô trách nhiệm vì đã để con xuống sân chơi một mình. Bà thực sự bực mình. Vì làm sao cha mẹ có thể trông coi một đứa trẻ 24/24h. Và nếu có đứa bé bị bố mẹ đeo bám từng giờ từng phút thì đời cháu sẽ rất bất hạnh.
Điều thứ 2 mà bạn ấy trách mắng là người mẹ đó đã không có kỹ năng để lưu lại các dấu vết khi con bị xâm hại. Nhưng ở đời nào ai đã có kinh nghiệm khủng khiếp đó để có cách xử lý minh mẫn ngay. Hơn nữa, người mẹ này cũng chỉ phát hiện ra khi vài hôm sau con giật mình quấy khóc lúc nửa đêm, chị gặng hỏi và lúc đó con mới nói.
Bạn nam đó cũng lên án, cho rằng một người mẹ chân chính sẽ không đời nào công khai chuyện ô nhục như vậy để đứa bé bị ảnh hưởng. Nhưng nếu cứ chôn vùi nỗi đau để đứa trẻ một mình chịu đựng, tâm lý suy sụp thì sẽ tốt hơn?. Đồng thời, bạn đó vẫn cho rằng người mẹ đeo đuổi tố cáo kẻ dâm ô con mình là vì muốn kiếm chác gì đó.
Một facebook cơ khác còn tận tình gửi cho bà Hoàng Ánh một bài báo đăng trên tạp chí nước ngoài, nói rằng thực tế Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là cho đến thế kỷ 20 chúng ta vẫn chấp nhận ấu dâm (???). Bạn ấy viện dẫn rằng trước đây trẻ con được gả từ khi 12-13 tuổi, ngay cả Việt Nam vẫn còn tảo hôn. Và bạn ấy cho rằng chỉ khi chúng ta bị Pháp, Mỹ xâm lược thì mới đem tư tưởng phương Tây vào và bài xích ấu dâm...
"Tôi kể những câu chuyện đó ra đây để thấy rằng, trong chúng ta vẫn còn có người suy nghĩ rằng chuyện ấu dâm là chuyện tự nhiên và nếu như trong vụ xâm hại tình dục trẻ em nếu hai bên đồng thuận thì có làm sao. Văn hóa là thứ chậm thay đổi gây anh hương không nho tơi viêc xư ly cac vu viêc"-- bà Hoàng Ánh cho biết.
Sợ bị chỉ trích, nhiều nạn nhân bị xâm hại tình đành im lặng.
TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cũng nhận định, nhiều nạn nhân bị xâm hại tình dục đành im lặng vì sợ các định kiến ác ý như vậy. "Tôi đã đọc nhiều comment bình luận về các vụ xâm hại tình dục như "cháu bé 8 tuổi đã phổng pha như thiếu nữ thiếu nữ" hoặc "cháu đó bạo dạn thế, người lạ mà cũng sà vào lòng... Họ bình luận như vậy với mục đích gì. Phải chăng ngầm cho rằng vì như thế nên cháu mới bị xâm hại?" - TS Hồng chia sẻ.
Theo TS Hồng, nạn nhân và gia đình họ không dám nói bởi vì nhiều người trước đó đã phải trả giá quá đắt. Tương lai cả gia đình của nạn nhân, từ sinh kế đến danh tiếng có thể bị hủy diệt vì sự rèm pha, miệt thị. Cách nghĩ xã hội nhiều định kiến không chỉ ở cộng đồng mà cả những người làm công tác chuyên môn. Nhận thức như vây khiến họ lảng tránh, chối bỏ, quy lỗi cho phụ nữ khiến pháp luật bị thiếu khuyết không đủ mạnh và ngay cả khâu thực thi luật pháp cũng vậy.
"Tôi cũng không hiểu tại sao những vụ việc nhỏ như vây mà phải Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng lên tiếng thì hệ thống thực thi luật pháp mới vào cuộc tích cực để xử lý?" - TS Hồng chất vấn.
Theo Danviet
Trẻ bị xâm hại tình dục: An toàn cho trẻ đang bị coi rẻ "Đã có những em bé không thể phục hồi được tâm trí sau những vụ xâm hại tình dục. Đã có những em bé bị cắt đi toàn bộ phần phụ sau khi kẻ thủ ác đạt được điều hắn mong muốn. Với những em bé này, cuộc sống chấm dứt ngay từ khi vừa bắt đầu"... Trên đây là tâm sự của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cứu sống nam thanh niên bất ngờ bị ngã từ cầu Việt Trì xuống sông Lô

Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo

Bị phạt vì tổ chức giải bóng đá không xin phép, quảng cáo trang cá cược

11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người

Thanh niên có "bề dày" tiền án, tàng trữ súng để phòng thân

Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án

Nghi án chồng dàn cảnh bị cướp để chiếm đoạt tiền, vàng của vợ

Thủ đoạn thâu tóm mỏ cát Pha Lê cùng nhát dao đoạt lại ghế chủ tịch công ty

Nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng, giám đốc trung tâm đăng kiểm lãnh 11 năm tù

Ráo riết truy bắt đối tượng giết người rồi bỏ trốn

Khởi tố các đối tượng kinh doanh đa cấp xuyên biên giới trái phép

Cảnh sát hình sự ngăn chặn nhóm thanh niên mang hung khí đến tận nhà uy hiếp con nợ
Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD
Tin nổi bật
09:00:38 22/05/2025
Cơ hội vàng cho du lịch hậu 'Nhiệm vụ bất khả thi'
Du lịch
09:00:29 22/05/2025
Sinh nhật tôi, chồng tặng một chiếc vòng nhựa, tôi chưng hửng, buồn não lòng cho tới khi nghe được cuộc gọi của anh với bạn thì bật ngửa
Góc tâm tình
08:58:02 22/05/2025
Tựa game bom tấn vừa làm lại đã bị ví là thảm họa, đánh giá trên Steam lao dốc nghiêm trọng
Mọt game
08:57:16 22/05/2025
Jin (BTS) chia sẻ về khoảnh khắc khó quên với Tom Cruise
Sao châu á
08:36:53 22/05/2025
Kevin Spacey trở lại Cannes, các nhiếp ảnh gia xô đổ hàng rào
Sao âu mỹ
08:32:05 22/05/2025
Em gái "chân dài" của Lâm Tây tuổi 18 xinh như búp bê, nhìn ảnh hồi nhỏ mới thấy "dậy thì thành công" cỡ nào
Sao thể thao
08:30:43 22/05/2025
Cao Viên Viên gây thương nhớ ở Liên hoan phim Cannes
Hậu trường phim
08:24:01 22/05/2025
Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa
Sức khỏe
08:05:53 22/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau
Phim việt
07:40:20 22/05/2025