Trong khi thế giới đang lo sợ viêm phổi Vũ Hán, đã từng có một vị bác sĩ hy sinh bản thân mình để cứu nhân loại thoát khỏi đại dịch SARS
Dù đã 17 năm trôi qua, viêm phổi Vũ Hán đã khiến nhiều người nhớ lại ám ảnh về đại dịch SARS. Năm đó, đã có một vị bác sĩ sẵn sàng hy sinh chính mình để nhân loại được sống.
Theo thông tin mới nhất, hiện nay bệnh viêm phổi Vũ Hán đã làm chết 80 người và lây nhiễm cho hơn 2.500 người trên thế giới . Cơn đại dịch bùng phát khiến cho nhiều người dân sợ hãi và lo lắng khi ra đường, đặc biệt là trong những ngày nghỉ lễ Tết Nguyên Đán.
Theo các bác sĩ, bệnh viêm phổi Vũ Hán là do virus corona, một chủng virus mới gây bệnh. Virus và đại dịch này đang khiến nhiều người liên tưởng đến bệnh SARS vào 17 năm trước. SARS là một hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng có tên khoa học là Severe acute respiratory syndrome.
Trong đại dịch SARS vào năm 2002-2003, đã có hơn 5.300 người nhiễm bệnh và 349 người ở các đại lục tử vong. Tại Hong Kong, 1.750 người mắc bệnh và 299 bệnh nhân không thể qua khỏi. Theo Tổ chức Y tế thế giới , virus gây bệnh SARS được cho là virus xuất phát từ động vật, có thể là dơi, sau đó lây lan sang các động vật khác và lây qua người. Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh xuất phát từ Quảng Châu, Trung Quốc vào cuối năm 2002.
Bệnh dịch này đã được ghi nhận ở trên 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế, du lịch , chính trị và xã hội của các nước.
SARS – dịch bệnh lây lan trên toàn thế giới
Tháng 2/2003, Bộ Y Tế Trung Quốc đã công bố sự bùng phát bí ẩn của một bệnh viêm phổi mới ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tin tức về căn bệnh bí ẩn này nhanh chóng lan truyền khắp nơi.
Một bác sĩ Trung Quốc đang điều trị cho bệnh nhân ở Quảng Đông được cho là đã mang căn bệnh viêm phổi này đến Hồng Kông cùng tháng 2. Tại đó, bác sĩ đã xuất hiện các triệu chứng cảm cúm và được chuyển đến một bệnh viện để điều trị. Ông qua đời vài ngày sau đó và lây nhiễm cho ít nhất 10 người khác tại khách sạn nơi ông ở.
8 trong số những người bị lây nhiễm này đã bay tới Canada, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, khiến cho căn bệnh trở thành một đại dịch lây lan kéo dài hơn 100 ngày.
Vào đúng lúc tâm bệnh đang bùng phát, có một vị bác sĩ đã sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình để cứu lấy toàn nhân loại. Ông là Carlo Urbani, một bác sĩ người Ý, đã dành trọn tâm sức, trí tuệ để đưa nhân loại thoát khỏi đại dịch toàn cầu.
Carlo Urbani: Dũng cảm, chuyên nghiệp và anh hùng
Bác sĩ Urbani là một chuyên gia về nhiễm kí sinh trùng, ông làm việc tại văn phòng WHO ở Hà Nội vào đúng thời điểm dịch SARS bùng nổ. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm và gây tử vong cao. Đầu năm 2003, khi đang làm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, ông đã đồng ý với Bệnh viện Việt Pháp tại Hà Nội để hỗ trợ điều tra một ca bệnh cảm cúm.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ Urbani chẩn đoán đây là một trường hợp bất thường của một căn bệnh truyền nhiễm không rõ nguồn gốc. Ngay lập tức, ông đã cảnh báo cho trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ.
Hành động kịp thời của ông đã giúp ngăn chặn dịch bệnh bằng cách kích hoạt một chiến dịch phản ứng y tế công cộng toàn cầu mà cuối cùng đã cứu sống được vô số người.
Trong khi đó, bác sĩ Urbani cũng được cảnh báo về sự nguy hiểm và hoàn toàn có quyền được trở về nước. Nhưng vì lợi ích sức khỏe và an toàn công cộng, ông đã dành nhiều ngày tại bệnh viện để phối hợp kiểm soát căn bệnh lây nhiễm, can thiệp kiểm dịch và gia tăng tinh thần của nhân viên bệnh viện.
Khi căn bệnh lây lan và gây ra sự hoang mang sợ hãi trên toàn cầu, vợ của bác sĩ Urbani đã xin ông đừng đến bệnh viện. Tuy nhiên, ông nói với vợ rằng: “Nếu tôi không đến đó, thì chúng ta đang làm gì ở đây? Chẳng lẽ chúng ta chỉ việc trả lời thư từ và đi dự tiệc? Tôi là bác sĩ và tôi có nghĩa vụ phải giúp đỡ mọi người.”
Thời thế tạo anh hùng
Vào ngày 11/3/2003 trong chuyến bay tới Bangkok để tham dự một hội nghị, bác sĩ Urbani đã xuất hiện những triệu chứng của bệnh SARS. Là người trực tiếp nghiên cứu căn bệnh này, bác sĩ Urbani hiểu rõ điều gì đang đến với mình. Khi những người xung quanh định chạy đến giúp đỡ thì ông đã gạt đi và chờ xe cứu thương đến.
Bác sĩ Urbani ngay lập tức được đưa vào phòng cách ly. Ông không được tiếp xúc với gia đình mà chỉ được nhìn họ qua cửa kính và nói chuyện bằng bộ đàm. Vào ngày 29/3/2003, bác sĩ Urbani đã qua đời vì biến chứng.
Trong một lúc tỉnh táo nào đó, bác sĩ Urbani đã yêu cầu đồng nghiệp cắt một lá phổi của mình để làm tiêu bản nghiên cứu. Hai tuần sau khi ông qua đời, một chủng virus corona, chủng gây ra căn bệnh SARS, đã được nhận diện và bệnh dịch ngay lập tức được khống chế.
Được biết, trước khi nhắm mắt, bác sĩ Urbani đã tỏ ra rất thỏa mãn. Ông nói: “Đây là công việc liên quan đến tôi, dù nguy hiểm nhưng tôi vẫn thấy thoải mái, giờ đây tôi đã có tất cả.”
Ngày 7/4/2003, bác sĩ Carlo Urbani đã được truy tặng Huân chương công trạng vì Y tế cộng đồng hàng Vàng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ các vấn đề xã hội Ý.
Nhờ sự hi sinh của bác sĩ Carlo Urbani cùng với 6 y bác sĩ trong và ngoài nước, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố đã khống chế được bệnh SARS.
Ngày 9/5/2003, Bộ Y tế Việt Nam đã truy tặng ông Huân chương Hữu nghị và Huy chương Vì sức khỏe nhân dân.
Theo WHO, Independent/Helino
Căng thẳng cực độ bủa vây bác sĩ Vũ Hán
Một bác sĩ Bệnh viện số 5 Vũ Hán hét qua điện thoại với người dường như là cấp trên của ông "Hãy đuổi việc tôi đi".
"Tôi không muốn làm công việc này nữa. Hãy đuổi tôi ra khỏi đây, đưa tôi về nhà", bác sĩ hét vào điện thoại trong sự thất vọng, kiệt sức. Bác sĩ than phiền đã làm việc 4 ca trực liên tục, trong khi người dân cả nước đón Tết nguyên đán. "Tôi cũng muốn về nhà ăn Tết chứ! Chẳng phải bác sĩ chúng tôi cũng cần phải sống sao?".
Video ghi lại hình ảnh bác sĩ trên Weibo hôm 23/1, nhận được nhiều sự chú ý từ người dùng mạng xã hội, phần nào thể hiện mức độ căng thẳng cực độ trong các bệnh viện quá tải ở Vũ Hán do dịch viêm phổi cấp từ virus nCoV.
Hai nữ y tá bệnh viện Jinyintan, Vũ Hán chia sẻ nỗi lo lắng khi làm việc. Video: CCTV
Một y tá mang thai 7 tháng vẫn tới bệnh viện chăm sóc bệnh nhân giữa tâm dịch, bị nhiễm virus nCoV. Người mẹ 70 tuổi của cô cũng bị lây bệnh, chỉ được nhập viện khi cô chia sẻ câu chuyện trên mạng xã hội.
Có những nhân viên y tế phải trực hàng giờ liền để đảm bảo môi trường vô trùng, không được uống nước, phải mặc bỉm người lớn vì không đủ thời gian đi vệ sinh. Có những bác sĩ, y tá tiếp xúc với chất khử trùng quá nhiều khiến hai bàn tay chuyển màu trắng, mặt phồng rộp vì đeo khẩu trang chống độc trong thời gian quá dài.
Một phòng điều trị cách ly bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Ảnh: Reuters
Helen, làm việc tại khu vực bệnh nhân sốt của bệnh viện Thượng Hải, chỉ ăn một bát mì trong suốt ca trực và gần như không được ngủ vì thiếu nhân lực. Trong khi chồng và con về quê ăn Tết, cô ở lại bệnh viện. Nhiều người đối mặt với khả năng lây chéo viêm phổi từ bệnh nhân, hoặc đơn giản là kiệt sức bởi quá trình làm việc.
Những bệnh viện xung quanh trung tâm dịch bệnh thành phố Vũ Hán vất vả đối phó với sự lây lan của chủng virus mới, sự thiếu hụt về mọi thứ. Các bệnh viện lớn chật cứng, không đủ giường bệnh, vật tư y tế, số lượng bác sĩ, y tá cũng dần kiệt quệ. Nguồn cung hiện tại chỉ có thể đảm bảo dùng thêm được 3-5 ngày. Rất nhiều người nghi ngờ nhiễm bệnh bị từ chối khám, nhập viện vì quá tải.
"Tình hình ở đây rất nghiệt ngã. Tất cả bệnh viện lớn đều chật cứng, không thể nhận thêm bệnh nhân nào", một y tá tại bệnh viện Xincheng cho hay.
Các bác sĩ ăn Tết trong bệnh viện giữa tâm dịch viêm phổi do nCoV. Ảnh: Reuters
Sự bùng phát dịch bệnh mạnh mẽ nhấn mạnh những thách thức trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc, đặc biệt thiếu hụt trầm trọng bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chỉ có 60.000 bác sĩ đa khoa được cấp chứng chỉ hành nghề, chiếm 3,5% tổng số bác sĩ ở một đất nước 1,4 tỷ dân.
Hôm 26/1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo 6 đội phản ứng gồm 1.230 nhân viên y tế được thành lập và sẽ đến tỉnh Hồ Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán 11 triệu dân. Hơn 1.600 chuyên gia y tế cũng được điều tới thành phố Vũ Hán trong hai ngày 27-28/1. Hai bệnh viện dã chiến sức chứa 1.000 và 1.300 giường bệnh đang được nhanh chóng xây dựng tại vùng ngoại ô thành phố Vũ Hán, dự kiến hoàn thành trong tháng 2.
Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, tính đến hôm 25/1, ít nhất 15 nhân viên y tế tại Vũ Hán nhiễm virus nCoV trong quá trình làm việc. Trong đó, 13 y tá và một bác sĩ bị nhiễm bệnh từ chỉ một bệnh nhân trong ca phẫu thuật não.
"Chắc chắn có nhiều hơn 15 nhân viên y tế tại Vũ Hán đã nhiễm bệnh", một bác sĩ giấu tên nói. "Ban đầu, rất nhiều người không được thông báo về tiềm năng lây từ người sang người của virus nCoV. Thậm chí bây giờ, chúng tôi vẫn không đủ đồ bảo hộ, dụng cụ xét nghiệm và các vật tư khác".
Bác sĩ này cũng cho biết ít nhất một ký túc xá của bệnh viện được dùng để kiểm dịch nhân viên y tế, trong khi đó một y tá khác cho hay cả một khoa tại bệnh viện được dành riêng cho các bác sĩ nhiễm bệnh và người thân họ sử dụng.
5 nhân viên y tế thành phố Hoàng Cương, gần Vũ Hán, cũng mắc bệnh. Bác sĩ Jiang Jijun qua đời vì lên cơn đau tim hôm 23/1 khi đang chăm sóc bệnh nhân viêm phổi. Hôm 25/1, Liang Wudong 62 tuổi, bác sĩ tuyến đầu xử lý các ca viêm phổi Vũ Hán, chết sau 9 ngày chiến đấu với virus nCoV.
Những nhân viên y tế còn bị xử tệ trong các vấn đề khác. Một chuỗi thức ăn nhanh tại Thượng Hải từ chối giao hàng tới các bệnh viện được chỉ định điều trị bệnh nhân viêm phổi.
Candice Qin, sống ở Bắc Kinh, nhà trị liệu, đồng sáng lập dịch vụ tư vấn tâm lý XingZhi Online, trò chuyện với 4 người Vũ Hán đã mắc bệnh, hoặc nghi ngờ mắc bệnh, trong đó có một bác sĩ 30 tuổi nhiễm virus nCoV từ bệnh nhân của mình. Nữ bác sĩ này "đã bị căn bệnh làm cho khốn đốn, nhưng tự cách ly ở nhà vì biết bệnh viện không còn giường trống, giấu bố mẹ về bệnh tình.
"Tôi rất sợ chết sớm, sợ không được khám phá thế giới nhiều hơn. Nhưng tất cả những gì tôi có thể làm là uống thuốc kháng virus, hy vọng bệnh tình nhẹ đi", Candice nhớ lại lời nữ bác sĩ từng nói với mình.
"Hiện mỗi bác sĩ, y tá tại Vũ Hán đều đang rất căng thẳng, cả về thể chất và tinh thần. Chúng ta biết bệnh nhân rất lo lắng, nhưng chúng ta nên nhớ bác sĩ cũng là con người", Candice xúc động.
Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc, nhân viên y tế thành phố Vũ Hán cho biết môi trường làm việc cực kỳ căng thẳng. Họ phải đối phó với tình trạng quá tải, thái độ nghi ngờ từ bệnh nhân, lẫn chú ý bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Các biện pháp phòng ngừa cấp cao nhất buộc đội ngũ y tế phải mặc áo vô trùng và đeo mặt nạ phẫu thuật. Ca làm việc của họ thường kéo dài 24 giờ, gấp đôi so với ngày bình thường. Tất cả đều phải cảnh giác cao độ với bệnh nhân. Bất kỳ ai có biểu hiện sốt nhẹ đều được chuyển đến phòng khám để kiểm tra.
Lê Hằng (Theo New York Post, Metro )
Theo vnexpress.net
Hàng không trả khách về Vũ Hán, liệu đã tối ưu? Thế giới đang hết sức lo lắng trước dịch viêm phổi cấp tại Vũ Hán và khẩn trương tìm mọi biện pháp phong toả, ngăn chặn virus Corona lây lan, bùng phát lớn hơn. Dù phía Trung Quốc đã "đóng cửa" thành phố Vũ Hán, nhưng phía Việt Nam đã đàm phán thành công để cho phép Vietjet Air được phép bay, trả...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thực phẩm nào giầu kẽm, biểu hiện thiếu kẽm của trẻ?

Cam kết chung tay phòng-chống bệnh dại

Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo của thuốc lá điện tử

Thời điểm tốt nhất ăn hạt chia giảm cân

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu trứng?

Không hút thuốc, không uống rượu vẫn bị ung thư tụy giai đoạn cuối vì lý do này

Người phụ nữ bị chó nhà tấn công, nhiều vết thương khắp cơ thể

Căn bệnh 'kén chọn' người ăn ngon, uống nhiều

Loại sữa giúp giảm mỡ máu, nhiều người Việt yêu thích

Biểu hiện cảnh báo ung thư vòm họng giai đoạn đầu

'Nạp' nhiều đồ ngọt có gây suy thận?

7 trường hợp cần thận trọng khi uống nước lá tía tô
Có thể bạn quan tâm

Visual gây sốc của Park Bo Gum ở họp báo phim mới: "Trai làng chài" giờ hoá tổng tài, netizen phải lau mắt nhìn
Hậu trường phim
23:25:22 29/05/2025
Phim Trung Quốc hay nhất hiện tại đột nhiên bị chê bai khắp MXH: Chuyện gì đây?
Phim châu á
23:16:24 29/05/2025
Nữ diễn viên Địa đạo bị xa lánh: "Tôi bất lực, nó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của tôi"
Sao việt
23:05:58 29/05/2025
Trung Dân cảnh tỉnh giới trẻ trước trào lưu 'tìm người yêu trên mạng'
Tv show
22:57:39 29/05/2025
2 anh em ruột chặn đầu ô tô ở Hóc Môn, ném đá nứt kính
Tin nổi bật
22:56:56 29/05/2025
Bình Thuận: Truy tố nhóm bị can vụ đem quan tài đi đòi nợ
Pháp luật
22:45:20 29/05/2025
Tham vọng điện hạt nhân của Indonesia
Thế giới
22:42:51 29/05/2025
Marcus Rashford tháo chạy khỏi MU sang Barcelona
Sao thể thao
22:23:14 29/05/2025
Brad Pitt già nua ở tuổi 62, lần đầu nói về bạn gái kém 27 tuổi và Angelina Jolie
Sao âu mỹ
22:04:41 29/05/2025
IU bị tình tin đồn TOP kiếm chuyện, tố bán hoa, đời tư hỗn loạn như Jennie?
Sao châu á
21:58:14 29/05/2025