Trồng lúa… thông minh trên đất nuôi tôm, lợi nhuận tăng rõ rệt
Luân canh mô hình lúa thông minh trên nền đất nuôi tôm được đánh giá là mô hình sản xuất của tương lai, đã thể hiện được nhiều ưu thế, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và thân thiện với môi trường.
Nông dân tham quan thực tế mô hình canh tác lúa thông minh trên nền đất nuôi tôm tại huyện Phước Long. Ảnh: N.O
Năm 2018, từ nguồn kinh phí thực hiện chương trình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP, áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa theo SRI, Trung tâm khuyến nông Bạc Liêu đã triển khai thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh trên đất nuôi tôm. Mô hình được thực hiện trên quy mô 5ha tại huyện Phước Long, với 5 hộ tham gia.
Theo đó, nông dân được Nhà nước hỗ trợ 100% lúa giống, 30% vật tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, 70% lượng phân bón còn lại được Công ty CP Phân bón Bình Điền hỗ trợ. Ngoài ra, nông dân còn được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ khâu rửa mặn, làm đất, gieo sạ cho đến khâu chăm sóc và thu hoạch, thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”.
Qua đánh giá kết quả thực hiện ruộng mô hình cho thấy: Nông dân chỉ phun 1 lần thuốc bảo vệ thực vật, bón phân cân đối, năng suất đạt gần 7,5 tấn/ha (lúa tươi), lợi nhuận tăng hơn 1,2 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.
Sau khi nuôi một vụ tôm, nông dân sẽ tiến hành trồng một vụ lúa hoặc kết hợp nuôi tôm càng xanh lúa.
Video đang HOT
Canh tác lúa thông minh thật ra là giải pháp kỹ thuật, từ khâu làm đất, gieo hạt, bón phân, quản lý dịch hại, chăm sóc, thu hoạch,… dù vậy người nông dân vẫn có thu nhập cao vì mục đích hướng đến sản xuất hiệu quả, giảm chi phí đầu vào. Trước đây, bà con nông dân thường có thói quen sạ dày, điều này ảnh hưởng hàng loạt đến các công đoạn sau này như: Chăm sóc, hạn chế dịch bệnh và thu hoạch. Đến nay, bà con đã biết áp dụng nhiều kỹ thuật để hạn chế lượng lúa giống khi gieo sạ nhưng vẫn phù hợp với đồng đất, không làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng (từ 150 – 180 kg lúa giống giảm xuống còn 80 kg/ha).
Ông Lê Việt Thắng, người tham gia mô hình ở ấp Long Hậu, thị trấn Phước Long chia sẻ: “So với trước đây thì mô hình canh tác lúa thông minh giúp giảm khá nhiều chi phí đầu vào từ lúa giống, phân thuốc, công chăm sóc…, nhưng cái lợi lớn nhất chính là lúa cuối vụ luôn đạt năng suất cao, bán được giá”.
Cũng theo đúc kết của nhiều nông dân, trong hệ thống canh tác tôm – lúa, sau khi nuôi một vụ tôm thì tiến hành trồng một vụ lúa, khi đó những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa trở nên màu mỡ, người trồng lúa chỉ bón một lượng nhỏ phân là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây lúa.
Mô hình lúa – tôm đang được nhân rộng tại vùng ĐBSCL.
Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, người thực hiện mô hình phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, hạn chế được dịch bệnh, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hóa nên các chất độc hại trong nuôi tôm được giảm thiểu, hạn chế tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa do đất bị ngập mặn lâu dài; đồng thời cắt mầm bệnh trong ruộng nuôi, môi trường ruộng tôm ổn định hơn nên khi nuôi tôm không cần phải sử dụng nhiều thuốc, hóa chất dẫn đến chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận tăng.
Thực tế sản xuất mô hình tôm- lúa tại Bạc Liêu qua nhiều năm cho thấy, trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” về sử dụng nguồn nước lợ, ngọt trong quá trình sản xuất. Vào mùa khô, nước ngoài sông rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm sú, đến mùa mưa, nông dân lại lấy nước ngọt vào trồng lúa, hiệu quả mang lại rất đáng kể, theo đó đã có nhiều nông dân ở vùng chuyển đổi vươn lên khá, giàu.
Theo Danviet
Độc đáo: Nuôi tôm càng xanh toàn đực trên ruộng, chưa ai bị thua lỗ
Đó là thông tin và đánh giá của nhiều đại biểu tại hội thảo tổng kết dự án "Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi năm 2016-2018". Hội thảo do Trung tâm Khuyến nông (TTKN) quốc gia tổ chức tại TP.Cần Thơ ngày 18.12.
Hàng trăm hộ dân nuôi có lợi nhuận cao
Theo TTKN Quốc gia, trong 2 năm qua (2016-2018), dự án đã triển khai được 15 mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa, trong đó có 4 mô hình luân canh tại TP.Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang và 11 mô hình nuôi xen canh ở TP.Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang.
Người dân huyện Vĩnh Thạnh (TP.Cần Thơ) thu hoạch tôm càng xanh nuôi trên đất lúa. H.X
"Mỗi mô hình có 20ha, tổng các mô hình là 300ha với 233 hộ dân tham gia (tổng vốn đầu tư là 10,7 tỷ đồng). Những hộ tham gia sẽ được cán bộ khuyến nông, chuyên gia hướng dẫn về mặt kỹ thuật nuôi, được hỗ trợ tôm giống, lúa giống, thức ăn tôm và các loại vật tư có liên quan như: Chế phẩm sinh học, phân bón, vô,..." - ông Nguyễn Quang Hạnh - Chủ nhiệm dự án thông tin.
Theo ông Hạnh, với mô hình xen canh, hộ dân tham gia dự án thu lợi nhuận 73 triệu đồng trên vốn đầu tư 77 triệu đồng (tỷ suất lợi nhuận đạt 0,92%), trong khi đó các hộ không tham gia, tức là sản xuất theo cách truyền thống khi đầu tư 53 triệu chỉ thu lợi nhuận 35 triệu đồng (tỷ suất lợi nhuận đạt 0,65%).
Với mô hình luân canh, khi người dân đầu tư 163 triệu đồng cho 1ha, lợi nhuận đạt được 150 triệu đồng (đạt tỷ suất lợi nhuận 0,92%); còn nuôi theo dạng đại trà chỉ ở mức lợi nhuận 88 triệu đồng (tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 0,67%).
Theo nhiều đại biểu, trước đây, nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đã triển khai tại nhiều địa phương ĐBSCL nhưng phần lớn việc áp dụng kỹ thuật trong quá trình nuôi ít được quan tâm và không phải ai cũng biết. Trong khi đó, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực như trong dự án lại mang lại nhiều lợi nhuận, chưa có hộ nào bị thua lỗ. Ngoài lợi nhuận tôm đạt cao, mô hình còn giúp nâng cao lợi nhuận trồng lúa.
Đại diện TTKN tỉnh Bến Tre cho hay, sau 2 năm thực hiện dự án, năng suất tôm đạt từ 550-600kg/ha, sản lượng tăng khoảng 30% so với hộ ngoài dự án, còn năng suất lúa ước đạt đạt từ 4-4,5 tấn/ha, tăng khoảng 10% so với hộ ngoài dự án. Sở dĩ đạt thành công trên là do áp dụng đúng kỹ thuật, người dân bón phân cân đối, sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm cao, có thay nước trong quá trình nuôi.
Cần thiết nhân rộng
Theo đại diện TTKN tỉnh Bến Tre, nuôi tôm càng xanh trên đất lúa bước đầu mang lại hiệu quả trên địa bàn tỉnh, nhất là giúp mở rộng thương hiệu lúa gạo sạch Thạnh Phú. Nguyên nhân là mô hình có tính khép kín, có tính hỗ trợ nhau (giữa con tôm và cây lúa) và phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu. Do đó, địa phương đang hướng đến việc nhân rộng.
Về dự án trên, ông Phạm Trường Yên - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ khẳng định là hướng đi mới, phù hợp với yêu cầu sản xuất và nhu cầu người tiêu dùng. "Dự án này đã giúp cho nhiều hộ dân tiếp cận được tiến bộ khoa kỹ thật mới, có điều kiện cải thiện cuộc sống. Tùy theo nhu cầu tiêu thụ mà ở mỗi địa phương đưa ra phương hướng sản xuất tôm càng xanh cụ thể" - ông Yên chia sẻ.
Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc TTKN quốc gia nhận định: "Nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi tốn ít thức ăn (tôm có thể ăn thức ăn tự nhiên), không ô nhiễm môi trường, phù hợp với hộ nông dân có kinh phí vừa phải, không có vốn đầu tư lớn. Mô hình này cũng tạo tư duy mới cho người dân tham gia, góp phần thay đổi nhận thức theo hướng mới, thích ứng với biến đổi khí hậu (tôm càng xanh có thể chịu độ mặn đến 15)".
"Hiện nay, cách nuôi tôm càng xanh trên đất lúa là một bước đột phá trong sản xuất, giúp tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng do trong quá trình nuôi cũng như sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại. Do vậy, người tiêu dung có thể an tâm về chất lượng và đảm bảo về sức khỏe. Theo quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Bộ NNPTNT và Quyết định số 79 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển ngành tôm Việt Nam thì hình thức sản xuất này rất có tiềm năng để nhân rộng" - ông Tiêu nói thêm.
Theo Danviet
Nuôi loài chim để giữ nhà như chó, bán 1-1,5 triệu đồng mỗi con Ông Trần Văn Nam (63 tuổi) ở thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) hiện đang nuôi đàn trích cồ hơn 30 con. Đây là loài chim có nguồn gốc hoang dã, khá dữ tợn, lỳ đòn, khi quen chủ thì nuôi thả rông như gà vịt. Trích cồ nuôi làm cảnh, làm con mồi đi bẫy, ăn thịt hoặc...





Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nạn nhân quá tỉnh táo, kẻ giả danh nhân viên đăng kiểm lặn mất tăm

Nữ trưởng phòng của phường ở Đắk Lắk tử vong trong tư thế treo cổ

Hà Nội quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các tuyến sông

Vụ Công ty C.P. bị 'tố' bán heo bệnh: Công an điều tra động cơ phát tán vụ việc

Hiện trường vụ tai nạn khiến 2 vợ chồng tử vong tại chỗ, xe tải cháy trơ khung

Cảnh sát ở Hà Nội huy động ca nô cứu nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy

Hộ dân lo lắng khi bún mua từ hàng quen chuyển thành màu đỏ

Hai chị em xin gia đình ra Hà Nội làm thêm rồi đột nhiên mất liên lạc

Tài xế bị tước bằng lái vẫn chạy xe giường nằm chở 38 khách trên cao tốc

Sinh vật lạ 'chưa từng thấy' bò lúc nhúc trong bó rau muống ở Quảng Trị

Bão tiếp tục tăng cấp trước khi suy yếu dần

Quảng Trị: Kịp thời xử lý thành công 3 quả bom chùm nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm chiều đậm đà trôi cơm
Ẩm thực
18:39:06 08/07/2025
Nga phát động tấn công toàn tuyến đầu tiên, nhiều chưa từng có tại Zaporizhzhia
Thế giới
18:13:08 08/07/2025
Ronaldo bị mắng vì đưa vợ đi nghỉ mát, không dự tang lễ Jota, chị gái lên tiếng
Sao âu mỹ
18:07:51 08/07/2025
Núi lửa đầu lâu và loạt ảnh trên cao gây sửng sốt
Lạ vui
18:02:44 08/07/2025
5 cách đầu tư tiền điện tử hiệu quả cho người mới
Thế giới số
18:00:58 08/07/2025
V (BTS) hẹn hò vẫn nhớ Jennie, BLACKPINK bất ngờ gặp biến lớn ngày comeback
Sao châu á
17:56:54 08/07/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ: Bị nghỉ việc đột ngột ở tuổi 39, tôi vẫn sống ổn nhờ có quỹ lập từ 4 năm trước
Sáng tạo
17:54:10 08/07/2025
Văn Lâm - Yến Xuân kỷ niệm ngày cưới: 'Hạnh phúc vẫn vẹn nguyên'
Sao thể thao
17:48:38 08/07/2025
Xoài Non lộ dấu hiệu suy nhược, sức khỏe ngày càng giảm hậu ly dị Xemesis?
Netizen
17:42:37 08/07/2025
Em chồng cưới chạy bầu, mẹ chồng muốn tôi đưa 100 triệu mua xe tặng, chồng tôi nói một câu khiến bà tái mặt
Góc tâm tình
17:27:44 08/07/2025