Trung Á – ‘Mỏ vàng’ mới trong cuộc đua khoáng sản toàn cầu
Trung Á đang thu hút sự chú ý của các cường quốc với trữ lượng khoáng sản khổng lồ và tham vọng phát triển năng lượng hạt nhân.
Mỹ, Trung Quốc, Nga và EU đều không muốn đứng ngoài cuộc chơi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại lễ ký tuyên bố chung ở Astana, Kazakhstan, ngày 9/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo mạng tin Eurasianet.org, khu vực Trung Á đang nổi lên như một điểm nóng địa chính trị mới khi các cường quốc toàn cầu tranh giành ảnh hưởng và tiếp cận nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú cùng cơ hội phát triển điện hạt nhân tại đây.
Cuộc chạy đua này đang diễn ra giữa bốn thế lực chính: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Trung Quốc, với mỗi bên đều có chiến lược riêng để mở rộng sự hiện diện của mình.
Mỹ tăng cường hiện diện tại khu vực giàu khoáng sản
Mỹ đã thể hiện sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ đối với nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng tại Trung Á. Điều này được minh chứng qua chuyến thăm bất thường của Nghị sĩ Cộng hòa Carol Miller tới Kazakhstan và Uzbekistan vừa qua.
Chuyến công du này mang tính đặc biệt khi một đại diện không giữ chức vụ cao trong cơ quan lập pháp Mỹ lại được tiếp đón bởi các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của hai quốc gia. Nghị sĩ Miller đã gặp Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev hôm 20/3, chỉ ba ngày sau cuộc hội đàm với Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev.
Video đang HOT
Mặc dù thông tin chính thức về nội dung các cuộc gặp khá hạn chế, nhưng các tuyên bố từ văn phòng tổng thống của cả hai nước đều đề cập đến chủ đề khai thác mỏ. Theo một hãng thông tấn Uzbekistan, trong cuộc gặp với Bộ Thương mại Uzbekistan, phía Uzbekistan đã bày tỏ sẵn sàng phát triển quan hệ đối tác tích cực hơn trong các lĩnh vực chính như công nghiệp, khoáng sản quan trọng, đầu tư và thương mại.
Nga và Trung Quốc không dễ dàng nhường bước
Trong khi Mỹ gia tăng hiện diện, Nga và Trung Quốc đang tích cực duy trì và mở rộng ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực khai khoáng và năng lượng ở Trung Á.
Moskva đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Tajikistan phát triển ngành khai khoáng trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon tới Nga, theo hãng thông tấn Nezavisimaya Gazeta. Alexei Likhachev, người đứng đầu cơ quan năng lượng hạt nhân Nga Rosatom, tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn truyền hình: “Chúng tôi đang xây dựng các chuỗi công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực liên quan đến năng lượng, chế tạo thiết bị có thể khai thác kim loại đất hiếm. Tajikistan rất giàu kim loại đất hiếm”.
Ông Likhachev cũng cho biết Rosatom đang trong “giai đoạn đàm phán đầu tiên” với Tajikistan về việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân nhỏ, bổ sung vào dự án Đập Rogun mà nước này đã đầu tư lớn để đáp ứng nhu cầu điện.
Về phía Trung Quốc, quốc gia này không chỉ duy trì vị thế mạnh mẽ trong lĩnh vực khai khoáng mà còn đang tìm cách mở rộng sang lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Đầu tháng 3, Shen Yanfeng, người đứng đầu Tổng công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc, đã thăm Kazakhstan – quốc gia vừa công bố kế hoạch xây dựng ba lò phản ứng điện hạt nhân. Trong cuộc gặp với Tổng thống Tokayev, ông Shen đã đề xuất khả năng Trung Quốc tham gia phát triển các công nghệ tiên tiến để sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và đào tạo các chuyên gia Kazakhstan.
EU cũng tham gia vào cuộc đua
Không đứng ngoài cuộc chơi, Liên minh châu Âu cũng đang quan tâm đến tham gia vào lĩnh vực khai khoáng và năng lượng hạt nhân tại Trung Á. Trong một động thái đáng chú ý, Azim Akhmedkhadzhayev, Giám đốc cơ quan năng lượng hạt nhân Uzatom của Uzbekistan, tiết lộ với tờ báo Pháp Le Figaro rằng nước này sẽ hợp tác với các công ty Pháp trong việc xây dựng và vận hành một nhà máy điện hạt nhân vì “lý do chính trị, tài chính và công nghệ”.
Điều này đáng chú ý bởi Uzbekistan trước đó đã có thỏa thuận với Rosatom của Nga để phát triển tiềm năng năng lượng hạt nhân, cho thấy chiến lược đa dạng hóa đối tác của các quốc gia Trung Á.
Sự hiện diện của nhiều cường quốc quốc tế trong lĩnh vực khai khoáng và năng lượng hạt nhân tại Trung Á đang tạo nên một bối cảnh địa chính trị phức tạp. Các quốc gia trong khu vực đang khéo léo cân bằng mối quan hệ với các đối tác khác nhau, tận dụng cơ hội từ cuộc cạnh tranh này để thu hút đầu tư và công nghệ.
Cụ thể, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan đều đang có kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân và đang cân nhắc các đối tác khác nhau trong quá trình này. Đồng thời, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của khu vực, đặc biệt là kim loại đất hiếm, đang trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược an ninh kinh tế và năng lượng của các cường quốc toàn cầu.
Có thể thấy trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt trên toàn cầu, Trung Á đang nổi lên như một chiến trường mới của cuộc đua tranh giành ảnh hưởng và tài nguyên.
Phương Tây tìm cách dọa Trung Á không hợp tác với Nga
Phương Tây, bao gồm Mỹ và Pháp, đang gây áp lực lên các quốc gia Trung Á để thận trọng khi chọn đối tác năng lượng hạt nhân, lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Nga.
Trong khi đó, Nga thúc đẩy các dự án điện hạt nhân và thủy điện trong khu vực.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân tại Trung Á đang làm gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Phương Tây. Trong bối cảnh đó, những quốc gia như Uzbekistan và Kazakhstan trở thành điểm nóng của cuộc đối đầu này.
Lựa chọn đối tác và áp lực từ Phương Tây
Vừa đây, Đại sứ Mỹ tại Uzbekistan đã kêu gọi chính quyền nước này thận trọng trong việc chọn đối tác kỹ thuật cho nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng. Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã gửi tín hiệu tương tự tới Kazakhstan. Các thông điệp này nhấn mạnh mối quan ngại về ảnh hưởng gia tăng của Nga trong khu vực.
Theo tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga), Nga và Mỹ đề xuất các chiến lược đối lập nhằm tác động đến các quốc gia Trung Á. Moskva đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy thủy điện và điện hạt nhân, trong khi Mỹ và các đối tác Phương Tây khuyến khích sử dụng năng lượng xanh. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án năng lượng xanh đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, gây áp lực kinh tế đáng kể đối với các nước trong khu vực.
Alexander Vorobyov, Giám đốc Trung tâm Ngoại giao Công chúng và Phân tích Chính sách Toàn cầu, cho biết Mỹ đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Uzbekistan. Tuy nhiên, theo chuyên gia Vorobyov, Tashkent có lập trường thận trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia. Các dự án điện hạt nhân đang triển khai ít có nguy cơ bị gián đoạn, do việc này sẽ gây hại lớn cho Uzbekistan.
Trong khi đó, chuyên gia Darya Rekeda từ Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện Châu Âu và Quốc tế nhận định rằng việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đang trở thành vấn đề nóng ở Trung Á. Tại Uzbekistan, việc thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng đã kéo theo nhu cầu khẩn cấp về nhà máy điện hạt nhân. Tại Kazakhstan, cuộc trưng cầu dân ý đã ghi nhận sự ủng hộ từ người dân, nhưng việc chọn nhà thầu vẫn đang bỏ ngỏ do những nhạy cảm chính trị.
Chuyên gia Rekeda nêu quan điểm: "Nhiều quốc gia bên ngoài, bao gồm Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Phương Tây, đã bảy tỏ mối quan tâm đến khu vực. Đối với Pháp, việc đảm bảo hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân đặc biệt quan trọng, vì Kazakhstan sở hữu trữ lượng uranium lớn nhất thế giới, mà Pháp lại phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân".
Về phần mình, Mỹ tập trung vào việc đối phó ảnh hưởng gia tăng của Nga và Trung Quốc tại Trung Á. Theo chuyên gia Rekeda, Washington đang tìm cách tách Trung Á khỏi hai cường quốc này. Chiến lược này bao gồm việc tác động lên quyết định của các quốc gia trong khu vực và khuyến khích các dự án năng lượng thay thế.
Có thể thấy, các quốc gia Trung Á đang đối mặt với áp lực đầy từ các cường quốc khi định hình tương lai năng lượng của mình. Lựa chọn này không chỉ đơn thuần là một quả quyết kinh tế, mà còn mang tính chiến lược và địa chính trị rõ rệt.
Nga xây dựng trật tự thế giới năng lượng mới Vị thế ngày càng được củng cố của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng toàn cầu quan trọng đang thể hiện rõ ở mức xuất khẩu dầu thô quốc tế cao, mức sản xuất ổn định bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh hưởng của Nga trên thị trường năng lượng vẫn tiếp tục mở rộng trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền lựa chọn ứng cử viên tổng thống

Hé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông Trump

Israel không kích nhiều địa điểm ở Syria

Vừa từ chức, cựu thủ tướng Hàn Quốc ra tranh cử tổng thống, nêu 3 mục tiêu

Thiếu niên tự kỷ Nigeria lập kỷ lục thế giới về hội họa

Chiến lược 'hai mũi nhọn' của EU đối phó với thuế quan của Tổng thống Trump

Nhà Trắng nói cố vấn an ninh được 'cất nhắc', không phải bị trừng phạt

Mỹ tái cơ cấu mạnh mẽ Cơ quan Bảo vệ môi trường

Giẫm đạp tại lễ hội ở Ấn Độ khiến hàng chục người thương vong

Tổng thống Indonesia cam kết thu hồi tài sản nhà nước do tư nhân nắm giữ

Chính quyền Trump gửi thông điệp mới về xung đột tới Nga, Ukraine, châu Âu
Có thể bạn quan tâm

Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025
Hậu trường cảnh nước lũ khiến Lý Hải suýt mất hết thiết bị khi quay "Lật mặt 8"
Hậu trường phim
21:52:49 03/05/2025
Giám khảo nhận vai ác của Điểm Hẹn Tài Năng thừa nhận "hơi cực đoan"
Tv show
21:43:49 03/05/2025
Cả MXH đổ xô xin lỗi "công chúa Huawei" Diêu An Na giữa bê bối tình ái chấn động xứ tỷ dân, chuyện gì đây?
Sao châu á
21:37:58 03/05/2025
Thanh Thủy ghi điểm ở Indonesia, đọ sắc với 3 nàng hậu quốc tế, visual hơn hẳn?
Sao việt
21:32:22 03/05/2025
Bắt giữ kẻ uống rượu say đi xe vào đường cấm, xô đẩy cảnh sát
Pháp luật
21:30:43 03/05/2025
Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng
Tin nổi bật
21:29:41 03/05/2025
Tấn công mạng làm tê liệt các hệ thống bán lẻ tại Anh

Shark Bình đưa Phương Oanh "hồi cung", netizen nhận xét 2 chữ về vợ chủ tịch
Netizen
21:14:33 03/05/2025