Trừng phạt Iran: Ai được, ai mất?
Nếu Mỹ và phương Tây vẫn đơn phương chống Iran, thế giới có nguy cơ bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng và đình trệ kinh tế khác
Lệnh trừng phạt lĩnh vực dầu mỏ Iran của EU chính thức có hiệu lực ngày 1/7. Trước đó, Mỹ cũng tăng cường biện pháp trừng phạt đối với các công ty nước ngoài làm ăn với Ngân hàng Trung ương Iran. Chưa rõ liệu các lệnh trừng phạt này sẽ phát huy tác dụng tới đâu trong việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran nhưng rõ ràng, hệ lụy của nó đối với luồng thương mại dầu mỏ tự do của thế giới đã bị tác động rõ rệt, đặc biệt đối với những nền kinh tế đang “đói năng lượng”. Thêm vào đó, đây cũng là những rào cản đối với cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân vốn đang bế tắc giữa Iran và nhóm P5 1.
Ngày 28/6 vừa qua, Mỹ đã bắt đầu thực thi các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các định chế tài chính tại những nước nhập khẩu dầu thô của Iran, nhằm gây sức ép buộc Tehran phải từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi. Với các biện pháp này, Mỹ chủ trương bóp nghẹt nguồn lực tài chính của Iran bằng cách hạn chế các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước này. Cùng với Mỹ, EU cũng đã chính thức thông qua quyết định áp dụng đầy đủ lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nhà nước Hồi giáo từ ngày 1/7.
Iran còn có thể chống chịu được các lệnh cấm cho tới chừng nào phương Tây vẫn còn phải cần tới dầu thô và khí đốt tự nhiên của họ giống như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang cần. (Ảnh: the Guardian)
Lệnh cấm vận của EU bao gồm cấm nhập khẩu dầu thô, các sản phẩm hóa dầu và vàng của Iran. Các công ty của EU, hiện bảo hiểm cho 90% số tàu chở dầu trên thế giới cũng sẽ ngừng cung cấp bảo hiểm cho các chuyến tàu chở dầu của Iran đến bất kỳ nước nào trên thế giới.
Ngay lập tức, để phản ứng lại, Iran cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ là yếu tố phá hỏng các cuộc đàm phán giữa nước này và nhóm P5 1. Theo dự kiến, cuộc gặp tiếp theo giữa Iran và P5 1 sẽ diễn ra vào ngày 3/7 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hai cuộc đàm phán trước đó vốn đã không mang lại kết quả nào. Rõ ràng khi các lệnh trừng phạt đồng loạt có hiệu lực, cũng là lúc căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây được đẩy thêm một nấc và dự báo tương lai của các cuộc đàm phán sắp tới sẽ chẳng dễ dàng gì.
Thêm vào đó, nếu nhìn từ góc độ “được và mất” từ các lệnh trừng phạt này, còn có nhiều điều phải suy nghĩ. Lâu nay, các quan chức Iran vẫn tin rằng “các lệnh trừng phạt không phải là phép tính hòa”, và họ còn có thể chống chịu được các lệnh cấm cho tới chừng nào phương Tây vẫn còn phải cần tới dầu thô và khí đốt tự nhiên của họ (giống như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang cần).
Về phần mình, châu Âu dường như cũng đã chuẩn bị khá kỹ cho kịch bản chấm dứt nhập khẩu dầu từ Iran. Theo tính toán của họ, các biện pháp trừng phạt sẽ làm quốc gia vùng vịnh tổn thất nặng nề hơn các nước châu Âu. Còn với Mỹ, quốc gia đi đầu trong các chiến dịch chống lại Iran cũng tuyên bố không chịu ảnh hưởng gì từ lệnh trừng phạt này, bởi từ lâu Mỹ đã không còn nhập dầu từ Iran.
Trong khi những “nhân vật chính” trong “cuộc chơi” tỏ ra có lý trong những quyết định của mình thì “nạn nhân” của cuộc chơi này lại chính là những nền kinh tế “ốm yếu” và đang “khát năng lượng”. Tình thế dồn ép khiến nhiều nước phải đứng trước 2 lựa chọn, một là ngưng nhập dầu từ Iran để tránh các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các nước phương Tây, hoặc đối đầu với những lệnh trừng phạt đó. Cho dù thế nào, cả hai cách đó cũng không phải là giải pháp tối ưu cho các quốc gia đang phát triển năng động ở châu Á, hay những nước đang oằn mình vì nợ công ở châu Âu.
Nhà phân tích độc lập tại California, Charles Garry cho rằng: thế giới đang phải đối mặt với mối đe dọa đến từ những hành động can dự của Mỹ vào lĩnh vực thương mại tự do giữa các nước độc lập, gây mất ổn định nền thương mại toàn cầu. Và nếu Mỹ và phương Tây vẫn đơn phương chống Iran, nguy cơ đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng và đình trệ kinh tế khác là hoàn toàn có thể./.
Theo VOV











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

Hamas trước nguy cơ diệt vong

Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực

Đài Loan cần gấp công nghệ giám sát sau vụ bắt 2 người Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu nhưng vóc dáng vẫn nuột nà, đôi chân dài thẳng tắp chiếm trọn spotlight
Sao thể thao
18:31:48 20/05/2025
Thanh Thúy - Đức Thịnh tiết lộ điều đặc biệt giấu kín về hôn nhân 17 năm
Sao việt
18:30:42 20/05/2025
Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu
Thời trang
18:05:34 20/05/2025
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?
Sao châu á
18:03:49 20/05/2025
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?
Sao âu mỹ
18:03:40 20/05/2025
Giường ngủ Từ Hi Thái hậu bị người phương Tây khắc chữ, nôi dung quá sốc!
Netizen
17:36:57 20/05/2025
Xuất hiện hố sụt lún bất thường tại Tuyên Quang
Tin nổi bật
17:29:06 20/05/2025
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển
Pháp luật
17:18:29 20/05/2025
Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh
Sức khỏe
16:48:02 20/05/2025
Ninh Bình: Ngắm Tràng An - Cúc Phương từ trên cao bằng khinh khí cầu
Du lịch
16:33:55 20/05/2025