Trung Quốc bị tố đem Biển Đông đi ‘đăng ký di sản’
- Mỹ, Đài Loan tố cáo hành động xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc. Philippines cũng hiện đại hóa quân sự đối đầu với quốc gia này.
Giáo sư Carl Thayer cảnh báo phim tài liệu về Biển Đông của Trung Quốc
Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales (Úc) vừa lên tiếng cảnh báo sau khi ông thấy cộng đồng thế giới dường như không phản đối bộ phim tài liệu với tựa đề Hành trình trên Nam Hải được chiếu trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cách đây hơn 6 tháng.
Bộ phim gồm 8 phần, trong đó có phần đề cập những chuyến tuần tra phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, cơ sở phi pháp trên những đảo, bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng và bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc đang có tranh chấp với Philippines.
Các cảnh quay trong phim cho thấy quốc kỳ màu đỏ của Trung Quốc được giương cao tại những đảo, bãi đá và các vùng biển mà tàu Trung Quốc đi qua nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ.
Giáo sư Thayer nhận định với Đài GMA News (Philippines) rằng phim tài liệu không chỉ nhắm đến khán giả Trung Quốc mà còn có tác dụng như lời cảnh cáo đối với các nước có tranh chấp ở Biển Đông.
Cảnh tàu Trung Quốc đến đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt nam – Ảnh: Chụp từ phim tài liệu về Biển Đông
Theo giáo sư Thayer, bộ phim gửi một thông điệp “rùng rợn” tới các bên tranh chấp rằng Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh cơ bắp như cho đâm tàu để củng cố “quyền chủ quyền” của họ.
Video đang HOT
Ông Thayer chỉ ra từ khi bộ phim tài liệu về Biển Đông được chiếu trên CCTV, xuất hiện dấu hiệu cho thấy đâm trực tiếp vào tàu đối phương nằm trong hành động chiến thuật của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.
Giáo sư Thayer khuyến cáo toàn bộ khu vực, không chỉ có các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, phải chú ý những lá cờ trong bộ phim tài liệu và bộ phim phải bị xem là thứ gây rối đối với không chỉ các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông như Việt Nam và Philippines mà cả những quốc gia hàng hải trong Đông Nam Á.
Trung Quốc đem Biển Đông đi ‘đăng ký di sản’
Không chỉ phát sóng bộ phim tài liệu với tựa đề Hành trình trên Nam Hải trên Đài truyền hình trung ương, Trung Quốc còn cố gắng đem Biển Đông đi ‘đăng ký di sản’.
Theo đó, báo mạng Wantchinatimes (Đài Loan) đưa tin, Trung Quốc đang cố gắng đăng ký Con đường tơ lụa hàng hải với UNESCO, đồng thời đẩy mạnh việc bảo vệ các địa điểm khảo cổ ở những vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Wang Yiping, phụ trách di sản văn hóa của tỉnh Hải Nam cho hay, xác các tàu đắm xung quanh đảo Shanhu và Jinyin ở quần đảo Xisha (cách Trung Quốc gọi đảo Hoàng Sa và đảo Quang Ản của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) sẽ được khai quật khảo cổ trong hai năm tới. Theo Wang, có các vật liệu xây dựng bằng đá và chạm khắc niên đại nhà Thanh được phát hiện ở nơi này.
Tân hoa xã đăng ảnh về việc khảo cổ tàu đắm ở Biển Đông
Trung Quốc đã ngang nhiên tiến hành các cuộc khảo cổ thường xuyên ở quần đảo Hoàng Sa và hiện mở rộng việc này xuống phía nam tới quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Wantchinatimes, Trung Quốc sẽ khó có thể giành được sự phê chuẩn của UNESCO vì yêu sách chủ quyền với cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đưa ra không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Wang tiết lộ, một “cơ sở khảo cổ học dưới nước, một trạm làm việc và bảo tàng liên quan tới Biển Đông đều được lên kế hoạch nhằm bảo vệ Con đường tơ lụa hàng hải và giành được vị trí trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO”.
Bất chấp việc nhiều nước láng giềng có chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển này thông qua cái gọi là bản đồ 9 đoạn, gần đây là 10 đoạn với các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.
Philippines tung lưới siết chặt Trung Quốc
Gần đây, để thúc đẩy yêu sách chủ quyền, Trung Quốc đã không ngại ngần thách thức luật pháp quốc tế, đơn phương thực hiện các hành động khiêu khích như: hạ đặt giàn khoan trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; cải tạo nhiều đảo ở Biển Đông; làm đảo nhân tạo nhằm thay đổi hiện trạng vùng biển thiên về phía có lợi cho họ và cuối cùng là biến Biển Đông – một vùng biển quốc tế – trở thành ao nhà Trung Quốc.
Vân Anh
Theo_Báo Đất Việt
Giáo sư Carl Thayer: 'Đâm tàu Việt Nam là hành vi cướp biển'
Giáo sư Carl Thayer (Úc) đã nói như vậy ngay sau khi chứng kiến tàu của bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Việt Nam vào ngày 26.5.
Các chuyên gia và phóng viên nước ngoài trò chuyện với bà Huỳnh Thị Như Hoa (ngoài cùng bên phải), chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 26.5 - Ảnh: An Dy
Vị chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á đã đưa ra nhận xét như trên trong lúc các chuyên gia trong và ngoài nước đang tham dự hội thảo quốc tế về biển Đông ở Đà Nẵng chiều nay 21.6, đã có chuyến đi thực địa đến Hợp tác xã trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An ở P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Vì đây là tàu tuần duyên Trung Quốc, nên tôi coi đây là hành động cướp biển cấp quốc gia. Tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và tự trao cho mình quyền thực thi pháp luật, trường hợp này là đánh chìm tàu. Cách đây 2 tuần tôi đã đến đảo Lý Sơn và ngư dân ở đó cũng đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc cướp các thiết bị radio, GPS. Với những hành vi đó, không gọi là cướp biển thì gọi là gì?...
Giáo sư Carl Thayer (Úc)
Như Thanh Niên Online đã thông tin, chiều 26.5, khi đang hành nghề trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá ĐNa 90152 đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khiến 2 trong số 10 người dân bị thương. Rất may, các ngư dân này được cứu nạn kịp thời.
Giáo sư Thayer nói với Thanh Niên Online: "Vì đây là tàu tuần duyên Trung Quốc, nên tôi coi đây là hành động cướp biển cấp quốc gia. Tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và tự trao cho mình quyền thực thi pháp luật, trường hợp này là đánh chìm tàu. Cách đây 2 tuần tôi đã đến đảo Lý Sơn và ngư dân ở đó cũng đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc cướp các thiết bị radio, GPS. Với những hành vi đó, không gọi là cướp biển thì gọi là gì? Cái quan trọng hơn nữa là lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã có những hành động như thế này mà không gặp bất cứ trừng phạt nào từ chính phủ của họ".
Ông Thayer kết luận: "Cái Trung Quốc thường hay ra rả tuyên truyền là "chúng tôi chỉ thực thi pháp luật bình thường". Và hôm nay, với bằng chứng giới học giả có cơ hội mục sở thị, cộng với những video Việt Nam cung cấp cho thấy hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, cộng đồng thế giới sẽ biết thêm là Trung Quốc đã và đang nói dối. Và ai sẽ tin những gì Trung Quốc nói là tàu Việt Nam đâm tàu của họ trên 1.500 lần?".
Tàu cá ĐNa 90152, bị tàu tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Việt Nam, khi kéo về vịnh Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn Tú
Đồng quan điểm với ông Thayer, tướng Daniel Schaeffer (Chuyên gia của Bộ Quốc phòng Pháp chuyên nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông) khẳng định: "Ngay cả trong thời chiến, nhiệm vụ của lực lượng tuần duyên là cứu ngư dân trên biển, chứ không phải có những hành động hoàn toàn đi ngược lại đạo lý và luật pháp quốc tế".
Theo TNO
Giáo sư Carl Thayer: Đưa thêm giàn khoan, Trung Quốc mở "mặt trận" mới Trả lời phỏng vấn của báo Dân Trí, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, nhận định Trung Quốc đang mở một mặt trận mới với Việt Nam khi đưa thêm giàn khoan tới Biển Đông,một phần cũng bởi Trung Quốc bực tức khi áp lực của quốc tế đối với nước này gia tăng. Bên lề "Hội thảo Hoàng Sa-Trường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"

2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

Hà Nội: Ô tô làm rơi bó sắt dài 12m, tắc nghẽn vòng xuyến cầu Chương Dương

Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng
Có thể bạn quan tâm

Israel tiếp tục triển khai chiến dịch ở Gaza - Ai Cập hối thúc các bên lập tức ngừng bắn
Thế giới
15:14:34 19/05/2025
Hai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng
Pháp luật
15:07:39 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
15:00:20 19/05/2025
Nam chính 'Resident Playbook' bị chỉ trích vì ngoại hình
Hậu trường phim
14:59:46 19/05/2025
Tống Đông Khuê được Trấn Thành chấm làm em rể, bị tình cũ tố đòi tiền tỷ, là ai?
Netizen
14:58:15 19/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Bà Liên hứa thay đổi tâm tính
Phim việt
14:51:44 19/05/2025
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
Thế giới số
14:37:15 19/05/2025
Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu
Nhạc việt
14:04:15 19/05/2025
Ý Nhi ghi điểm tuyệt đối, lấn át hào quang Opal, cứu lại thời hoàng kim Sen Vàng
Sao việt
14:03:40 19/05/2025