Trung Quốc cấm đánh bắt mực xa bờ
Trung Quốc tạm cấm ngư dân đánh bắt mực tại nhiều ngư trường ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, sau khi bị chỉ trích vì khai thác quá mức.
Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hôm 28/6, các đội tàu nước này sẽ ngừng hoạt động tại những khu vực sinh sản lớn của loài mực phía tây nam Đại Tây Dương, gần Argentina, từ ngày 1/7 đến 30/9, cùng một số vùng ở Thái Bình Dương từ tháng 9 đến tháng 11.
Các khu vực bị tạm cấm là nơi sinh sản của mực vây ngắn Argentina và mực Humboldt, hai trong số những giống mực phổ biến nhất. Quần thể mực vây ngắn Argentina giảm mạnh trong những năm gần đây, với sản lượng đánh bắt trung bình của các tàu Trung Quốc ở tây nam Đại Tây Dương sụt giảm từ 2.000 tấn xuống 50 tấn vào năm 2019, theo hiệp hội đánh bắt mực Trung Quốc.
Tàu tuần tra và xuồng cao tốc của hải quân Ecuador tiếp cận một tàu đánh cá Trung Quốc gần vùng lãnh hải của quần đảo Galapagos hồi tháng 8/2020. Ảnh: Reuters .
“Trung Quốc là nước tiêu thụ mực lớn nhất thế giới. Tình trạng đánh bắt đến mức cạn kiệt khiến giới chức lo ngại. Việc đảm bảo nguồn hải sản ổn định rất quan trọng đối với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực”, Zhou Wei, nhà bảo tồn hệ sinh thái biển tại tổ chức Hòa bình Xanh ở Trung Quốc, cho biết.
Video đang HOT
Đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc gồm hơn 2.600 tàu, gấp hơn 10 lần so với Mỹ và gần 1/3 trong số đó đánh bắt mực. Trung Quốc chiếm tới 70% sản lượng đánh bắt mực toàn cầu, với những con tàu hoạt động ở tận Tây Phi và Mỹ Latinh, nhằm đáp ứng nhu cầu hải sản ngày càng tăng trong nước.
“Lệnh cấm đánh bắt mực dù chỉ là tạm thời của Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng đối với sự bền vững của đại dương, do quy mô đánh bắt cực kỳ lớn”, Zhang Jihong, nhà sinh học đại dương tại Viện Nghiên cứu Thủy sản biển Hoàng Hải Trung Quốc, đánh giá.
Quyết định được Trung Quốc đưa ra sau những chỉ trích dữ dội từ cộng đồng quốc tế với đội tàu ở nước ngoài của nước này, rằng họ đang đánh bắt quá mức và gây tổn hại những hệ sinh thái biển mong manh. Sau khi nguồn thủy sản trong nước cạn kiệt, ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt xa bờ hơn và vướng vào ngày càng nhiều tranh chấp trên biển.
Năm ngoái, hàng trăm tàu đánh bắt Trung Quốc xuất hiện xung quanh các khu bảo tồn ngoài khơi Ecuador và quần đảo Galapagos của nước này. Một nghiên cứu năm ngoái cũng cho rằng ngư dân Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Triều Tiên, đánh bắt số lượng mực trị giá hàng trăm triệu USD
Ông Duterte nói không lùi bước ở Biển Đông dù chết dưới tay Trung Quốc
Tôi sẽ không rút lui. Ngay cả khi bạn giết tôi. Tình bạn của chúng ta kết thúc ở đây - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 14-5 bác bỏ lời kêu gọi rút các tàu của Philippines khỏi khu vực các tàu Trung Quốc đang neo đậu ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Ảnh: REUTERS
Ông Duterte có bài phát biểu trên truyền hình ngày 14-5, trong bối cảnh ông chịu nhiều áp lực trong nước vì phản ứng yếu ớt trước sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc trong nhiều tháng ở các khu vực mà Manila "tuyên bố chủ quyền" ở Biển Đông.
"Chúng tôi có lập trường và tôi muốn tuyên bố một lần nữa rằng các tàu của chúng tôi sẽ không lùi bước dù chỉ một inch (2,54cm)", ông Duterte tuyên bố cứng rắn.
Theo Hãng tin Reuters, Bắc Kinh hồi tháng trước nói Manila phải "dừng ngay các hành động làm phức tạp tình hình và leo thang tranh chấp", nhằm phản ứng cuộc tập trận hải quân do Philippines tiến hành cùng với Mỹ.
"Tôi không muốn cãi vã, không muốn rắc rối. Tôi tôn trọng vị trí của nước bạn và bạn tôn trọng vị trí của tôi. Nhưng chúng ta sẽ không gây chiến - ông Duterte nêu trong thông điệp ngày 14-5 - Tôi sẽ không rút lui. Ngay cả khi bạn giết tôi. Tình bạn của chúng ta kết thúc ở đây".
Hiện chưa có phản hồi từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila về các phát ngôn trên của ông Duterte.
Theo truyền thông trong nước, chính quyền Philippines gần đây tăng cường số lượng tàu hải quân tại khu vực đảo Thị Tứ, gần nơi các tàu của Trung Quốc hiện diện. Đảo Thị Tứ (hay Pag-asa theo cách gọi của Manila) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng và kiểm soát.
Ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Philippines cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các tàu Trung Quốc hiện diện ở khu vực đá Ba Đầu, cũng thuộc quần đảo Trường Sa. Đá Ba Đầu nằm trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, phía Phillippines cũng có yêu sách chủ quyền đối với thực thể này.
Trước đó, ngày 11-5, phát ngôn viên tổng thống Philippines, ông Harry Roque, cho rằng sự hiện diện của tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu đã bị thổi phồng quá mức vì khu vực này "chưa bao giờ" thuộc quyền sở hữu của Philippines. Theo ông Roque, đá Ba Đầu thậm chí không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Tuy nhiên, việc theo đuổi các yêu sách tại đá Ba Đầu là vì lợi ích của đất nước.
Quan điểm của ông Roque trái với lập trường của Bộ Ngoại giao nước này. Trên Twitter, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. đã lên tiếng phản bác phát ngôn của ông Harry Roque, khẳng định ông Roque không có quyền phát ngôn về vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao Philippines đã liên tục gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh kể từ đầu tháng 4 đến nay, yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi đá Ba Đầu và các thực thể khác ở Biển Đông.
Hàng trăm tàu Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt trái phép gần Argentina Hàng trăm tàu cá, phần lớn trong số đó là tàu Trung Quốc, đã giấu đường di chuyển gần vùng biển Argentina, động thái bị nghi nhằm đánh bắt trái phép tại một trong những ngư trường dồi dào. Tuần duyên Argentina phát hiện 1 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng lãnh hải quốc gia Nam Mỹ (Ảnh minh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đảng cầm quyền PPP khôi phục tư cách ứng cử viên tổng thống cho ông Kim Moon Soo

Cuba giành lợi thế trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu xì gà Cohiba

Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch tái thiết Gaza

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc

Đàm phán Mỹ - Trung tại Geneva: Cơ hội hạ nhiệt chiến tranh thương mại?

Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5

Giới đầu tư theo dõi đàm phán Mỹ - Trung tại Thụy Sỹ

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Những tính toán chiến lược trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Trump

Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết

Thái Lan chống lừa đảo xuyên biên giới: Cuộc chiến chưa có hồi kết?

Ấn Độ cáo cuộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian
Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
Sao việt
23:26:25 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025