Trung Quốc dấn vào “cuộc chơi quyền lực” nguy hiểm

Nhật Bản cũng đã lao vào cuộc chạy đua tàu sân bay trong khu vực. Nhật Bản cũng công bố kế hoạch tăng hạm đội tàu ngầm tiên tiến từ 16 lên 22 chiếc. Thậm chí Nhật Bản còn tuyên bố có thể bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái nào của Trung Quốc nếu vi phạm không phận Nhật, The Atlantic cho biết.

Trung Quốc dấn vào cuộc chơi quyền lực nguy hiểm - Hình 1

Chiến hạm hải quân Nhật Bản

Nếu Trung Quốc đang tìm cách trừng phạt một đối thủ nhỏ hơn ở Biển Đông – để chứng tỏ rằng kẻ bắt nạt sẽ hầu hết đạt được mục đích của mình, thì tốt hơn hết là nhân nhượng chứ không nên phản kháng- Philippines lại là mục tiêu tiềm năng khác. Cho tới gần đây, Philippines đã cố gắng khắc phục những điểm yếu. Lực lượng không quân nước này bao gồm đội máy bay vận tải C-130, chỉ có hai hoặc ba chiếc còn hoạt động được. Suốt 20 năm qua, Philippines đã sao nhãng nghiêm trọng về phát triển quân sự, nhưng nước này cũng chưa bao giờ có quân đội mạnh.

Bắc Kinh bắt đầu ráo riết thay đổi hiện trạng ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Trên các đảo tranh chấp, Trung Quốc xây dựng các cầu tàu hải quân, đường băng, và ngay cả trường học cho con em của nhân viên quân sự. Đồng thời, Trung Quốc cũng sử dụng các tàu giám sát và tàu đánh cá trên danh nghĩa là của tư nhân để bao chiếm những bãi cạn đang tranh chấp và các vùng nước nông. Các tàu đánh cá được trang bị GPS và đài vô tuyến, thuyền trưởng nhận được các khoản trợ cấp cho vai trò của họ như là một hệ thống cảnh báo sớm cho Bắc Kinh về sự hoạt động của tàu nước khác.

Trung Quốc phản ứng trước các cuộc xâm nhập vào vùng biển đang tranh chấp với lực lượng hải cảnh ngày càng tinh vi và hung hăng, nhằm tránh mang tiếng quân sự hóa. Philippines, giống như hầu hết các quốc gia trong khu vực, không thể đối phó với đội tàu vỏ trắng hùng hậu của Trung Quốc mà không dùng tới các tàu hải quân, điều sẽ khiến thế giới bên ngoài coi là hành động leo thang xung đột. Được xem là biện pháp hữu hiệu, các tàu hải quân Trung Quốc thường bám sát thực địa, để truyền tải thông điệp của Bắc Kinh và sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp.

Theo Atlantic, phản nỗ lực của Manila để giữ tuyên bố của mình đối với các đảo nhỏ và bãi cát ngầm ngoài khơi bờ biển phản ánh sự tuyệt vọng. Nổi tiếng nhất là việc năm 1999, nước này neo đậu con tàu rỉ sét từ lâu được thừa kế từ Mỹ với tên Sierra Madre tại Bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa, 105 hải lý về phía tây Palawan. Các thủy thủ trú chân trên con tàu cũ nát ngoài khơi đại diện cho yêu sách chủ quyền của Manila đối với vùng bãi cạn này. Tuy nhiên, sự tồn tại của họ phụ thuộc vào kết quả của trò chơi ngày càng mèo vờn chuột ngày càng gia tăng với hải quân Trung Quốc khi lực lượng này tìm cách ngăn chặn tiếp tế cho lực lượng đồn trú từ Philippines.

Trung Quốc dấn vào cuộc chơi quyền lực nguy hiểm - Hình 2

Một nhóm binh sĩ Philippines đang đồn trú trái phép trên con tàu cũ nát ở Bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

Ông Gilberto G. B. Asuque, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Philipines về vấn đề đại dương, chào đón tác giả trong một phòng họp với đầy các bản đồ hàng hải lớn ở Bộ Ngoại giao Philippines. “Người Trung Quốc vẫn nói sẽ loại bỏ tàu của chúng tôi,” ông nói, ám chỉ tới con tàu Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây. Khi hỏi ông ấy liệu có phải nước ông chuẩn bị kém cho cuộc thách thức tiềm tàng hay không, ông trả lời: “Điều đó không phải chuyện rõ ràng sao?”. Ông Asuque nói Philippines được chọn làm người chơi trong cuộc xung đột với Bắc Kinh ở đấu trường công khai bất cứ khi nào có thể. Nếu Trung Quốc dùng biện pháp cưỡng bức, ông lập luận, cộng đồng quốc tế sẽ tập hợp để ủng hộ kẻ yếu thế.

Philippines có triết lý tương tự trong vụ kiện Trung Quốc về yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược ở Biển Đông dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền để yêu cầu Trung Quốc tuân theo bất cứ luật nào, nhưng với một nước yếu, Philipines tin tưởng vào chỉ trích quốc tế- dựa trên nỗi xấu hổ- để buộc Trung Quốc tuân theo công ước đã kí năm 1996. “Chúng tôi có mọi thứ để lấy lại, và chẳng có gì để mất,” Harry Roque, giáo sư luật tại đại học Philipines, người giúp thuyết phục chính phủ hành động pháp lý chống lại Trung Quốc, cho biết.

Tại vịnh Oysterm, nằm ở miền trung bờ biển phía tây Palawan, chính phủ Philipines đã động thổ xây dựng một căn cứ hải quân mới, với hy vọng đẩy lùi người hàng xóm cố chấp và khổng lồ. Manila vội vàng mua hai tàu tuần dương đã qua sử dụng từ Italia, một loạt trực thăng tấn công và các máy bay khác, và một đội tàu tuần tra cho cảnh sát biển. Tổng thống Benigno Aquino III thường nói về các vụ mua sắm, giải thích chúng như một nỗ lực để đảm bảo đất nước có ít nhất khả năng răn đe tối thiểu. Không thể nhầm lẫn rằng Trung Quốc luôn ám ảnh trong tâm trí ông.

Quan trọng nhất là Philipines đã kí thỏa thuận quốc phòng với Mỹ, động thái này dường như để ngăn chặn Bắc Kinh. Một tháng sau lễ kí kết, trong bài phát biểu ở West Point, Tổng thống Obama gửi thông điệp sau thỏa thuận: “Hãy để tôi nhắc lại nguyên tắc mà tôi đưa ra ngay từ đầu nhiệm kì Tổng thống của mình: Mỹ sẽ sử sụng sức mạnh quân sự đơn phương nếu cần thiết, khi lợi ích cốt lõi của chúng ta đòi hỏi- khi người dân chúng ta đang bị đe dọa, khi đời sống của chúng ta đang gặp lâm nguy, khi an ninh của các đồng minh gặp nguy hiểm”.

Người ta có thể nghĩ rằng thỏa thuận và nhận xét của ông Obama sẽ răn đe Trung Quốc, và không có nghi ngờ gì về sự đồng thuận tại Mỹ- nhưng nhìn từ Thái Bình Dương, giá trị răn đe của thỏa thuận này có vẻ ít chắc chắn. Trong thực tế, một cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines đã nói với tác giả rằng khả năng làm suy yếu đối thủ – mục tiêu nhằm hạ vị thế của Mỹ xuống tại khu vực mà Trung Quốc coi như sân sau – có vẻ là động lực chính đằng sau quyết đoán mới của Trung Quốc, Bắc Kinh hiện nhìn Philippines như một mục tiêu hấp dẫn hơn, Atlantic nhận định.

Hiện giờ Manila có sự ủng hộ của Mỹ, do đó việc tìm cách để làm bẽ mặt Philippines sẽ cho phép Bắc Kinh chứng minh một điểm lớn hơn. Suy nghĩ trên được tóm tắt một cách sống động trong ý kiến gần đây của Tướng Zhu Chenghu, một giáo sư tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc. Phát biểu với đài truyền hình Hồng Kông, ông Zhu cảnh báo các đồng minh của Mỹ ở châu Á rằng Mỹ đã trở thành một con hổ giấy. Ông coi phản ứng của Washington với khủng hoảng Ukraine như là “sự bất lực”.

Từ quan điểm của Trung Quốc, kịch bản hoàn hảo có thể dành cho các lực lượng vũ trang Philippines thiếu kinh nghiệm mạo hiểm sử dụng các thiết bị quân sự mới có được của họ, ngay lập tức khiến một cuộc đối đầu quân sự hạn chế sẽ thể hiện sự vượt trội của Trung Quốc và cho phép Trung Quốc đưa ra yêu sách mới hoặc cứng rắn hơn trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với một vài đảo san hô nhỏ ở khu vực – có lẽ là vùng biển giàu hydrocarbon. Mỹ có thể sẽ thấy khó khăn để đáp trả một cách thỏa đáng do rất nhiều yếu tố. Đối với giới tinh hoa Trung Quốc, cơ hội để chứng minh Mỹ là một đối tác liên minh không đáng tin cậy trên khắp khu vực Thái Bình Dương chắc chắn sẽ hấp dẫn.

Trung Quốc dấn vào cuộc chơi quyền lực nguy hiểm - Hình 3

Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc phô trương thanh thế trên bãi cạn Scaborough chiếm được từ tay Philippines

Video đang HOT

Atlantic nhận xét, nếu nguy cơ của việc sỉ nhục Mỹ bị đẩy lùi thì với một nước yếu như Philippines lại có khả năng rủi ro cao, tuy nhiên những rủi ro đối với Trung Quốc cũng rất lớn. Lịch sử hải quân Trung Quốc từ thế kỷ 19 là câu chuyện về những thất bại, đầu tiên trong cuộc chiến chống lại các cường quốc châu Âu và sau đó chống một Nhật Bản đang nổi lên, nước cuối cùng đã đánh bại Trung Quốc vào năm 1895. Bất kỳ thất bại nào trước Philippines sẽ gây nên những rắc rối và khả năng có thể gây bất ổn cho đảng cộng sản Trung Quốc. Và Washington cũng có thể gọi Bắc Kinh là kẻ bịp bợm, và bảo vệ Philippines nếu Trung Quốc cố gắng đuổi lính Philippines ra khỏi tiền đồn ở Bãi Cỏ Mây là chiếc tàu cũ Sierra Madre. Điều đó sẽ cho thấy Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy.

Cuộc chơi sống còn

Vài trăm dặm về phía bắc Philippines, Trung Quốc cũng đang tranh chấp với Nhật Bản về một nhóm nhỏ các hòn đảo, đá cằn cỗi được biết tới ở Nhật Bản là quần đảo Senkaku, quần đảo nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo kể từ khi sáp nhập năm 1895 cho đến khi đế quốc Nhật Bản thất bại trong thế chiến II. Mặc dù phần lãnh thổ này không quan trọng – không có người sống ở đây, cuộc chiến này có phần cam go không kém so với những tranh chấp ở phía nam.

Theo Atlantic, tương lai của Đông Á có thể được định đoạt ở đây. Khu vực này không bao giờ tồn tại hòa bình khi cùng có hai cường quốc châu Á nổi lên, và trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi vị thế bá chủ thế giới, Nhật Bản thể hiện rõ ý định muốn kiềm chế điều đó. Các quần đảo trải dài của Nhật Bản đã kìm chân Trung Quốc bước ra khỏi các vùng nước ven biển. Kiểm soát quần đảo Senkaku (và khả năng là quần đảo Ryukyu, nằm phía đông nam của quần đảo Senkaku) được Bắc Kinh coi là chìa khóa để tiếp cận trực tiếp, không bị trói buộc với đại dương rộng mở- và quan trọng hơn là một bước ngoặt để tiếp quản Đài Loan, mục tiêu căn bản trong nhiều thập kỷ qua.

Trung Quốc không tranh chấp chủ quyền của Nhật Bản đôi với quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) cho đến năm 1971, khi Mỹ từ bỏ những dấu vết cuối cùng của việc chiếm đóng quần đảo của Nhật Bản, trao trả thẩm quyền quản lý đối với hòn đảo cho Tokyo. Trong một động thái có vẻ không phải trùng hợp ngẫu nhiên, chỉ hai năm trước khi Trung Quốc bắt đầu đưa ra tuyên bố của mình, Liên Hợp Quốc công bố kết quả cuộc khảo sát địa vật lý của khu vực, kết luận rằng “thềm lục địa giữa Đài Loan và Nhật Bản có thể là một trong những giếng dầu lớn nhất trên thế giới”.

Năm 1978, sau nhiều năm tranh cãi, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói với người đồng cấp Nhật Bản rằng hai nước nên lui vấn đề về quyền sở hữu các đảo tranh chấp cho “thế hệ tương lai” giải quyết. Căng thẳng bùng lên dữ dội trong năm 2010, 13 năm sau khi Đặng Tiểu Bình chết, một tàu đánh cá Trung Quốc đâm tàu Cảnh sát biển Nhật Bản ở vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. Sự kiện Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng đã thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc.

Cách hành xử mới của Trung Quốc có vẻ không những phản ánh năng lực trỗi dậy mà còn tăng tình trạng bất an, Atlantic nhận xét.

Kể từ đó, Trung Quốc thường xuyên đưa tàu hải cảnh vào lãnh hải 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku, một thách thức thẳng thừng đối với chính quyền Nhật Bản. Theo thời gian, quân đội của hai nước trực tiếp đối đầu nhau. Tháng 12/2012, ba tháng sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa một số trong quần đảo Senkaku (vùng đất trước đây đã được sở hữu bởi một công dân Nhật Bản), một máy bay do thám Trung Quốc đã bay vào không phận quần đảo, khiến Nhật Bản ngay lập tức điều máy bay chiến đấu từ Okinawa để đối phó.

Chỉ một tháng sau, trong một động thái mà các chuyên gia hải quân cho biết có thể dễ dàng dẫn đến một cuộc giao đấu hỏa lực nguy hiểm, một tàu khu trục Trung Quốc khóa radar kiểm soát hỏa lực trên tàu khu trục Nhật Ydachi. Tiếp đó, máy bay quân sự của hai nước bay kè sát nhau bên trên vùng biển đang tranh chấp, trong những hành động nguy hiểm mà hai bên đều đổ lỗi cho nhau. Khi được hỏi trong một cuộc thăm dò được tiến hành vào hè năm 2104, nên làm thế nào để các tranh chấp lãnh thổ được giải quyết, 64% người Trung Quốc được hỏi cho biết Trung Quốc nên “tăng cường kiểm soát hiệu quả lãnh thổ”. Hơn một nửa nói rằng họ mong đợi xung đột quân sự với Nhật Bản vào thời điểm trong tương lai, trong khi chỉ 11% dự kiến xảy ra trong vài năm tới.

Tháng 12/2012, vị thủ tướng dân tộc chủ nghĩa nhất trong nhiều thế hệ, ông Shinzo Abe, đã trở lại quyền lực. Ông Abe đã tăng chi tiêu quốc phòng Nhật Bản lần đầu tiên trong nhiều năm quA và hứa sẽ sửa đổi hiến pháp, theo đó cấm sử dụng vũ lực trong tranh chấp, cho phép hợp pháp điều động quân đội quốc gia. Abe và nhiều cộng sự của ông cho thấy khuynh hướng sẵn sàng đối phó với tham vọng của Trung Quốc. Tháng 12/2014, ông Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên sau nhiều năm đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo, nơi mà thờ các tội phạm chiến tranh của Nhật Bản bị kết án trong thế chiến. Mối quan hệ của ông Abe với quá khứ lịch sử khiến quan hệ ngoại giao cấp cao với Trung Quốc cực kỳ khó khăn.

Ông Abe cũng phát biểu công khai về quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Trong một biện pháp phòng vệ lớn đầu tiên của mình, ông đã phê duyệt việc thành lập một lực lượng theo mô hình sau Thủy quân lục chiến Mỹ. Thậm chí Tokyo đã lao vào cuộc chạy đua tàu sân bay trong khu vực vừa bắt đầu, bằng cách xây dựng và gần đây là vận hành tàu sân bay hạng nhẹ Izumo, hiện nay mới chỉ triển khai máy bay trực thăng. Nhật Bản cũng công bố kế hoạch tăng hạm đội tàu ngầm tiên tiến từ 16 lên 22 chiếc. Thậm chí Nhật Bản còn tuyên bố có thể bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái nào của Trung Quốc nếu vi phạm không phận Nhật.

Theo Atlantic, lý do Nhật Bản thiết lập các tiền đồn ở Ryukyu cùng với hầu hết các nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự gần đây, là sớm hay muộn Trung Quốc sẽ cố chiếm quần đảo Senkaku bằng vũ lực. Trong số các lợi ích khác, kiểm soát hòn đảo này sẽ tạo cho Trung Quốc căn cứ để tấn công tàu chiến Mỹ ở căn cứ Okinawa, ngăn chặn Mỹ tiếp cận Trung Quốc hay can thiệp vào cuộc xung đột nhằm kiểm soát Đài Loan vốn nằm gần Senkaku.

Phát biểu tại hội nghị ở San Diego năm 2014, giám đốc hoạt động tình báo và thông tin Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đại úy James Fanell, nhận định rằng Bắc Kinh đang sẵn sàng chuẩn bị lực lượng của mình “để có thể tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn khốc liệt để tiêu diệt lực lượng của Nhật Bản trên biển Hoa Đông, sau đó theo dự kiến sẽ chiếm giữ quần đảo Senkaku và thậm chí phía nam quần đảo Ryukyu”. Lầu Năm Góc sau đó không bình luận gì về ý kiến của ông Fanell, mà một số chuyên gia khác trong khu vực nhận định là lời cảnh báo. Cho dù bất kể ý định thực sự của Trung Quốc là gì, nhận xét của Fanell vẫn truyền tải nhận thức mạnh mẽ về tiên báo của Mỹ về những căng thẳng ngày càng leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Trung Quốc dấn vào cuộc chơi quyền lực nguy hiểm - Hình 4

Quân đội Nhật Bản diễn tập đổ bộ trên biển

Trung Quốc dấn vào cuộc chơi quyền lực nguy hiểm - Hình 5

Chiến đấu cơ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản

Trung Quốc dấn vào cuộc chơi quyền lực nguy hiểm - Hình 6

Tàu sân bay trưc thăng Izumo của Nhật tập trận cùng tàu sân bay Stennis của Mỹ

Nếu sự thù địch bùng nổ vào thời điểm hiện nay, nhiều nhà phân tích tin rằng Nhật Bản sẽ thắng thế. Ngoài việc được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân của Mỹ, lực lượng của Nhật Bản còn hưởng lợi từ những năm tập trận chung cùng với các đối tác Mỹ, và chắc chắn có năng lực sẵn sàng chiến đấu hơn so với hải quân Trung Quốc.

Vì lý do đó, một số nhà phân tích nổi tiếng của Nhật cảm thấy không chắc rằng Trung Quốc sẽ sớm muốn nổ ra cuộc xung đột trực diện lớn với Nhật Bản. “Họ biết chúng tôi sẽ đánh bại họ”, một nhà tư tưởng hàng đầu về an ninh quốc gia Nhật nói thẳng thừng với Atlantic. Nhưng ông và các nhà phân tích khác luôn tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục khiêu khích với các cuộc va chạm cự ly gần và thậm chí là những cuộc đụng độ nhỏ với quân đội Nhật Bản – quấy rối máy bay Nhật, và đâm tàu tuần duyên. Họ cho rằng mục tiêu này rất khôn ngoan và chỉ là một phần của trò chơi dài hơi, liên quan đến dư luận ở cả Nhật Bản và Mỹ.

Atlantic đánh giá, khi Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng xảy ra nhiều va chạm nguy hiểm trên không và trên biển ở khu vực tranh chấp, nguy cơ đôi bên khai hỏa cũng sẽ tăng lên cùng với thương vong. Cho dù bên nào phải chịu trách nhiệm cho cuộc đụng độ sẽ thấy hình ảnh mình trong mắt quốc tế bị hoen ố, và phải đối mặt với áp lực lớn phải xoa dịu. Nếu Tokyo bị coi là kẻ xâm lược, hoặc thậm chí chỉ đơn thuần là hành động bất cẩn, các nhà phân tích Nhật Bản lo sợ sẽ có phản ứng dữ dội cả ở trong nước và nước ngoài. Dư luận tại Nhật Bản, với tư tưởng yêu chuộng hòa bình sâu sắc hiện thời, có thể tác động đến ông Abe hoặc một chính phủ tương lai, do dân chúng sợ hãi trước ý nghĩ các nhà lãnh đạo sẽ lôi kéo họ vào một cuộc chiến tranh với người láng giềng khổng lồ.

Thậm chí trong con mắt của các nhà phân tích Nhật Bản, phản ứng của dư luận Mỹ còn có thể gây tổn hại nghiêm trọng hơn. Từ năm 1996, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã thăm dò trực tiếp ý kiến người Mỹ về sự ủng hộ của họ cho các cam kết quốc phòng của Mỹ với Nhật Bản. Năm 2013, hai trong số ba người được hỏi ủng hộ, nhưng đó là mức ủng hộ thấp nhất kể từ khi cuộc thăm dò bắt đầu. Khi được hỏi quốc gia châu Á nào là “đối tác quan trọng nhất của Mỹ”, nhiều người Mỹ còn cho rằng Trung Quốc chứ không phải Nhật Bản. Nhất là vào thời điểm người Mỹ đã quá mệt mỏi vì chiến tranh, một cuộc đụng độ dữ dội giữa Nhật Bản và Trung Quốc về một nhúm đảo đá vô nghĩa sẽ dấy lên câu hỏi sâu sắc đáng lo ngại: Liệu Mỹ có thật sự sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc và bảo vệ Nhật Bản chỉ vì một vấn đề lãnh thổ nhập nhằng?

“Tai nạn sẽ xảy ra,” Narushige Michishita, giám đốc chương trình an ninh và nghiên cứu quốc tế tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia sau đại học Nhật Bản tại Tokyo nói thẳng, “Chúng tôi phải xây dựng chính sách dựa trên giả định rằng một số tranh chấp khốc liệt cuối cùng sẽ dẫn đến sai lầm, kết quả khiến nhiều binh lính thiệt mạng. Trọng tâm là phải giảm thiểu tối đa thiệt hại”. Nhiều nhà phân tích Nhật Bản tin rằng Trung Quốc đang cố gắng chọc tức Nhật Bản – thông qua những hành động khiêu khích dai dẳng, được sắp đặt một cách công phu, nhằm kích động một phản ứng thái quá từ phía Nhật Bản và Bắc Kinh sẽ tiếp tục làm như vậy.

Atlantic nhận định nếu Mỹ do dự trong cam kết với Tokyo, hay lẩn tránh hoàn toàn, Bắc Kinh sẽ tiến một chặng dài hướng tới việc đạt được mục tiêu lâu dài và lớn nhất của mình: phá hoại liên minh Mỹ- Nhật. Washington sẽ mất uy tín trong khu vực, nước này tới nước kia, thậm chí có thể bao gồm cả Nhật Bản, và họ bắt đầu các toan tính mới nhằm thỏa hiệp với Trung Quốc.

Một lần nữa ở đây cho thấy cơ hội diễn ra các tính toán sai lầm rất nhiều, và có thể gia tăng trong những năm tới. Đầu tiên, Trung Quốc nên thành công trong việc đối phó với một trong những đối thủ của mình ở Biển Đông là Philippines, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo quân đội và chính trị nước này có thể cảm thấy được khích lệ. Và trong cùng kịch bản đó, trách nhiệm của Washington là phải ủng hộ mạnh mẽ Nhật Bản, để tránh phải chứng kiến toàn bộ cấu trúc liên minh ở châu Á sụp đổ.

Theo Atlantic, Washington có nhiều lựa chọn trong bất kỳ cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, từ tham gia chiến đấu trực tiếp đến hỗ trợ tích cực về tình báo thông qua vệ tinh thời gian thực và radar trinh sát, giúp đỡ hậu cần, và thậm chí đánh chặn tên lửa của Trung Quốc. Những lựa chọn đa dạng có thể cho phép Mỹ hiệu chỉnh phản ứng quân sự của mình trước bất kỳ sự thù địch nào, kết hợp với ngoại giao khéo léo, để dập tắt xung đột trong khi vẫn giữ vững vị thế của mình.

Theo Viettimes

Nhiều người Trung Quốc muốn đòi lại Vladivostok của Nga

Nhiều người Trung Quốc muốn chiếm Vladivostok, thành phố lớn nhất vùng Viễn Đông của Nga, New York Times cho biết trong một bài xã luận mới đây.

Nhiều người Trung Quốc muốn đòi lại Vladivostok của Nga - Hình 1

Ông Cui Rongwei là một doanh nhân ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, muốn thăm châu Âu nhưng lại không đủ tiền đến Paris vì thế ông ta thường xuyên đến thăm Vladivostok, một "thành phố châu Âu" cách nhà ông chỉ vài trăm cây số.

Theo ông Cui thì Vladivostok là "lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc" và nên được gọi là "Haishenwai", New York Times cho biết.

"Trong thực tế, đất này là của Trung Quốc. Nhưng chúng tôi không phải vội đòi lại", ông Cui nói, ngay trên bến cảng của thành phố Vladivostok sau lưng là các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

Cần biết là, lãnh thổ Primorsky, nơi có trung tâm của khu vực là thành phố Vladivostok, trước năm 1860 thuộc về triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc.

Nhưng vùng đất này thuộc vào đế quốc Nga theo Hiệp định Bắc Kinh 1860, phân định lãnh thổ các vùng lãnh thổ theo bờ sông Amur, Ussuri của Trung Quốc, cũng như nhánh Kazakevich. Như vậy, các con sông nêu trên hoàn toàn thuộc sở hữu của Nga.

Hiệp định được Trung Quốc ký để bày tỏ sự biết ơn đối với Nga vì bá tước Nicholas Ignatiev đã cứu Bắc Kinh khỏi sự cướp bóc của binh lính Pháp - Anh sau khi Trung Quốc bị thua trong Chiến tranh nha phiến thứ hai.

Cần thấy rằng vấn đề sở hữu các vùng lãnh thổ Primorsky không bao giờ được đặt ra trong chương trình nghị sự quan hệ Nga -Trung Quốc, do nó được quy định lâu dài bởi các thỏa thuận song phương và không phải là chủ đề tranh chấp lãnh thổ giữa Moscow và Bắc Kinh.

Bắc Kinh hiện cũng không thể nhắc lại điều này khi một loạt các thỏa thuận phân định đường biên giới dài hơn 4.200km biên giới giữa hai nước đã được ký từ năm 1991.

Năm 2005, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố sau khi phân định những hòn đảo cuối đang tranh chấp với Trung Quốc rằng "lần đầu tiên trong lịch sử của chúng ta, quan hệ song phương với Trung Quốc sẽ không bị hủy vì một vụ tranh chấp biên giới".

Không vị nào tại Trung Nam Hải chính thức nhắc lại chuyện này, nhưng sau nhiều năm tuyên truyền về cái gọi là "hiệp ước bất bình đẳng năm 1860, nhiều người dân Trung Quốc tin rằng phần lớn Siberia và Viễn Đông Nga là lãnh thổ của họ và bị Nga cướp mất.

Sự tin tưởng này bất chấp một thực tế là vùng đất trên chưa bao giờ thật sự là của người Hán, nó thuộc sự kiểm soát của các bộ tộc Mông Cổ. Vùng Viễn Đông của Nga ngày ngay được "nhập" vào Trung Quốc từ thế kỷ thứ 12 khi nước này bị người Mông Cổ xâm lược và thành lập triều đại nhà Nguyên.

Ngay nay, chính quyền Trung Quốc không còn chĩa mũi dùi dân tộc cực đoan về hướng Nga, một đối tác ngày càng quan trọng với Bắc Kinh mà tập trung sự chú ý đến Biển Đông, quần đảo Senkaku và vấn đề Đài Loan.

Tất cả các vùng trên, theo dư luận Trung Quốc, đều là những lãnh thổ của nước này bị các nước nhỏ hơn "chiếm đóng" khi Trung Quốc rơi vào thời kỳ yếu kém.

Thế nhưng, rõ ràng là chiến dịch tuyên truyền dài hơi từ những năm 60 không thể nhanh chóng xóa đi kết quả và vẫn có người thường xuyên lên mạng internet "than thở" về những vùng đất bị mất vào tay Nga.

Ông Victor L.Larin, Giám đốc Viện Sử học, Khảo cổ học và Dân tộc học vùng Viễn Đông tại Vladivostok, nói rằng ông thường gặp các quan chức và học giả Trung Quốc và "họ không bao giờ đặt câu hỏi" về quyền sở hữu Vladivostok.

Nhưng ông Larin cũng nói thêm rằng ông biết nhiều người Trung Quốc bình thường vẫn phản đối "hiệp ước bất bình đẳng" và mơ sẽ có ngày Vladivostok trở về với Trung Quốc.

Niềm tin "điên rồ" này đã kích động cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu dọc theo biên giới phía bắc Vladivostok vào năm 1966, sự kiện này suýt chút nữa đẩy Trung Quốc và Liên Xô vào một cuộc chiến tranh toàn diện.

"Lịch sử luôn được sử dụng bởi những kẻ đầu cơ chính trị", ông Larin nói, đồng thời nhấn mạnh là việc đòi lại Vladivostok phi thực tế như việc có ai đó ở Nga muốn đòi Alaska từ Mỹ.

Ông Larin cũng cho biết quan điểm về việc Vladivostok đã từng là một thị trấn Trung Quốc trước khi người Nga tới là một "huyền thoại" dựa trên những chứng lý sai lầm là có một số người Trung Quốc đã đến đây câu cá và săn tìm hải sâm nhưng họ không thật sự định cư.

Ông Larin cũng cho biết Nga đã xây dựng Vladivostok là "một sự kiện lịch sử không cần nhắc lại".

Trung Quốc dùng tên "Haishenwai" (Hải Sâm Uy) để nói về Vladivostok, một số sử gia cho biết điều này chứng tỏ cái tên này chỉ mới được đặt sau này vì khu vực này nằm trong đất Mãn Châu, vốn sử dụng tiếng Mãn để đặt tên cho các địa danh.

Bất chấp thực tế ấy, hướng dẫn viên du lịch của Trung Quốc và các sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng Trung vẫn cam đoan rằng "Haishenwai" mới là tên gốc của Vladivostok.

Theo Một Thế Giới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thực hư thông tin phái đoàn Trung Quốc bỏ họp giữa chừng với MỹThực hư thông tin phái đoàn Trung Quốc bỏ họp giữa chừng với Mỹ
08:07:55 12/05/2025
Tượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật BảnTượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật Bản
13:47:44 12/05/2025
Rộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sangRộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sang
08:00:12 12/05/2025
Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ QatarÔng Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar
21:33:49 12/05/2025
Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5
12:21:50 12/05/2025
Mỹ - Trung nhất trí cùng giảm mạnh thuế quan đánh vào hàng hoá của nhauMỹ - Trung nhất trí cùng giảm mạnh thuế quan đánh vào hàng hoá của nhau
20:03:34 12/05/2025
Lý do Ukraine kiên quyết hối thúc Nga ngừng bắn 30 ngàyLý do Ukraine kiên quyết hối thúc Nga ngừng bắn 30 ngày
19:14:19 12/05/2025
Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý doQuan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do
18:02:42 13/05/2025

Tin đang nóng

Danh ca Ngọc Sơn tiễn biệt doanh nhân Hồ Nhân: "Bạn nhắn tôi, kiếp sau mãi là anh em"Danh ca Ngọc Sơn tiễn biệt doanh nhân Hồ Nhân: "Bạn nhắn tôi, kiếp sau mãi là anh em"
06:31:08 14/05/2025
9 điểm căng nhất phiên tòa xét xử Diddy: Rùng mình tình tiết thuê đàn ông thác loạn với bạn gái, con gái "ông trùm" phải rời khỏi tòa9 điểm căng nhất phiên tòa xét xử Diddy: Rùng mình tình tiết thuê đàn ông thác loạn với bạn gái, con gái "ông trùm" phải rời khỏi tòa
06:14:13 14/05/2025
Huỳnh Hiểu Minh 'thưởng' hậu hĩnh cho tình trẻ, sau hơn ba tháng cô sinh conHuỳnh Hiểu Minh 'thưởng' hậu hĩnh cho tình trẻ, sau hơn ba tháng cô sinh con
07:21:02 14/05/2025
Sao Vbiz lấy vợ Hoa khôi có 4 con nhưng vẫn bị nghi ngờ giới tính, đáp trả sốc khi bị mỉa mai ăn diện như con gáiSao Vbiz lấy vợ Hoa khôi có 4 con nhưng vẫn bị nghi ngờ giới tính, đáp trả sốc khi bị mỉa mai ăn diện như con gái
06:25:52 14/05/2025
Bác ruột bỗng dưng qua đời để lại khối tài sản khổng lồ cho 2 cháu trai, họ hàng biết chuyện liền nhao nhao đòi chia bớtBác ruột bỗng dưng qua đời để lại khối tài sản khổng lồ cho 2 cháu trai, họ hàng biết chuyện liền nhao nhao đòi chia bớt
07:23:16 14/05/2025
Mẹ chồng lén cầm tờ siêu âm của con dâu đi hỏi giới tính thai nhi, xong xuôi bà gọi thông gia sang làm một việc khiến tôi uất ứcMẹ chồng lén cầm tờ siêu âm của con dâu đi hỏi giới tính thai nhi, xong xuôi bà gọi thông gia sang làm một việc khiến tôi uất ức
07:23:27 14/05/2025
3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
00:35:39 14/05/2025
Tử vi ngày mới 14/5: 4 con giáp nhận tin vui từ Thần Tài, sự nghiệp bứt phá ngoạn mụcTử vi ngày mới 14/5: 4 con giáp nhận tin vui từ Thần Tài, sự nghiệp bứt phá ngoạn mục
00:32:26 14/05/2025

Tin mới nhất

Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?

Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?

08:01:11 14/05/2025
Với những khó khăn hiện tại, các nhà phân tích dự đoán sẽ phải mất vài năm nữa trước khi Đức có thể xây dựng năng lực quân sự đủ mạnh để không chỉ tự bảo vệ mình mà còn đóng vai trò dẫn dắt an ninh châu Âu một cách hiệu quả.
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe

07:44:34 14/05/2025
Trung Quốc cũng đã quyết định áp dụng chính sách miễn thị thực cho 5 quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe và sẽ mở rộng chính sách này sang nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Nhiều bất ngờ với kết quả bầu cử Philippines

Nhiều bất ngờ với kết quả bầu cử Philippines

07:21:14 14/05/2025
Bất chấp bị Tòa án Hình sự quốc tế giam tại Hà Lan, cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vẫn giành chiến thắng trong cuộc đua tranh chức Thị trưởng TP.Davao (Philippines), theo kết quả sơ bộ ngày 13.5.
Mỹ và Ả Rập Xê Út ký thỏa thuận vũ khí 'khủng'

Mỹ và Ả Rập Xê Út ký thỏa thuận vũ khí 'khủng'

07:17:47 14/05/2025
Hãng Reuters tối 13.5 dẫn lời Nhà Trắng cho hay Mỹ và Ả Rập Xê Út vừa ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá gần 142 tỉ USD, theo đó Riyadh mua các thiết bị và dịch vụ hiện đại từ các công ty Mỹ.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc lãnh án vì nhận hối lộ

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc lãnh án vì nhận hối lộ

07:08:41 14/05/2025
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) Vương Nghi Lâm lãnh án 13 năm tù giam về hành vi nhận hối lộ tài sản có giá trị lớn liên quan việc đấu thầu các dự án.
Nổ lớn khi quân đội tiêu hủy đạn, 13 người thiệt mạng tại Indonesia

Nổ lớn khi quân đội tiêu hủy đạn, 13 người thiệt mạng tại Indonesia

07:07:02 14/05/2025
Trong số những người thiệt mạng có 9 thường dân, trong khi cơ quan chức năng cho rằng có thể do nhiều người tập trung tìm vỏ đạn dược còn sót lại sau khi quân đội xử lý đạn dược hết hạn.
Ảnh vệ tinh hé lộ tổn thất nặng nề của Pakistan sau khi Ấn Độ tập kích

Ảnh vệ tinh hé lộ tổn thất nặng nề của Pakistan sau khi Ấn Độ tập kích

07:03:26 14/05/2025
Theo phân tích hình ảnh vệ tinh, Ấn Độ đã tấn công vào nhiều căn cứ không quân của Pakistan trong chiến dịch Sindoor và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng, tài sản trên mặt đất.
Moskva tiết lộ cách đáp trả việc Ba Lan đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Krakow

Moskva tiết lộ cách đáp trả việc Ba Lan đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Krakow

06:10:42 14/05/2025
Chúng tôi hiện đang đáp trả một cách có mục tiêu trước những hành động thiếu hợp lý của họ. Phản ứng của chúng tôi là phù hợp và dựa trên lợi ích quốc gia của chúng tôi , bà Zakharova tuyên bố.
Hàn Quốc: Gia đình nạn nhân vụ tai nạn máy bay của hãng Jeju Air đệ đơn kiện 15 người

Hàn Quốc: Gia đình nạn nhân vụ tai nạn máy bay của hãng Jeju Air đệ đơn kiện 15 người

06:02:21 14/05/2025
Gia đình của 72 nạn nhân thông báo đang tiến hành hành động pháp lý đối với một số quan chức, trong đó có Bộ trưởng Giao thông Park Sang Woo, với cáo buộc lơ là trong việc quản lý rủi ro an toàn cũng như vi phạm Luật An toàn Hàng không.
Gaza bên bờ vực nạn đói nghiêm trọng

Gaza bên bờ vực nạn đói nghiêm trọng

06:00:15 14/05/2025
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cũng phát đi cảnh báo rằng Gaza đang đối mặt nguy cơ nạn đói cận kề và ngành nông nghiệp ở đây đang trên bờ vực sụp đổ hoàn toàn , đồng thời kêu gọi dỡ bỏ lệnh phong tỏa ngay lập tức...
Khi Tổng thống Trump trở lại Riyadh: Saudi Arabia đã không còn như trước

Khi Tổng thống Trump trở lại Riyadh: Saudi Arabia đã không còn như trước

05:53:10 14/05/2025
Tất nhiên, không phải bức tranh nào cũng toàn màu sáng. Quốc gia này vẫn thi hành án tử hình một cách rộng rãi, trong khi tính minh bạch của hệ thống tư pháp còn hạn chế.
Phương Tây chia rẽ vì số tiền khổng lồ của Nga bị đóng băng

Phương Tây chia rẽ vì số tiền khổng lồ của Nga bị đóng băng

05:49:07 14/05/2025
Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, chính quyền Biden vẫn nỗ lực thuyết phục các chính phủ châu Âu giải ngân các quỹ của Nga, phần lớn trong số đó đang được lưu giữ tại công ty lưu ký chứng khoán Bỉ Euroclear.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã bị bắt vì nhận tiền "chạy án"

Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã bị bắt vì nhận tiền "chạy án"

Pháp luật

07:37:57 14/05/2025
Cho rằng mình có mối quan hệ quen biết nên có thể chạy án cho người phạm tội hưởng án treo, ông Bùi Văn Quang đã nhận số tiền hàng trăm triệu đồng.
Top 3 chòm sao cực kỳ may mắn ngày 14/5

Top 3 chòm sao cực kỳ may mắn ngày 14/5

Trắc nghiệm

07:31:38 14/05/2025
Tử vi ngày mới 14/5 tiết lộ 3 chòm sao này thành công rực rỡ, tình duyên thăng hoa, quý nhân nâng đỡ.Gieo quẻ 12 con giáp cho tuần mới (12/5 - 18/5): Tuất nhiều cơ hội,
NSND Mai Hoa nói về danh xưng "Nữ hoàng nhạc phim", hạnh phúc ở tuổi 50

NSND Mai Hoa nói về danh xưng "Nữ hoàng nhạc phim", hạnh phúc ở tuổi 50

Sao việt

07:28:10 14/05/2025
Mai Hoa được khán giả gọi là Nữ hoàng nhạc phim vì thể hiện nhiều bản nhạc trong phim truyền hình. Ở tuổi 50 NSND Mai Hoa đang có cuộc sống bình yên, hạnh phúc bên gia đình.
Thấy chồng chuyển tiền cho người lạ, tôi âm thầm điều tra và tìm đến một căn hộ tập thể cũ, khi bắt gặp "đối tượng", tôi bỗng thấy xấu hổ

Thấy chồng chuyển tiền cho người lạ, tôi âm thầm điều tra và tìm đến một căn hộ tập thể cũ, khi bắt gặp "đối tượng", tôi bỗng thấy xấu hổ

Góc tâm tình

07:23:03 14/05/2025
Mọi chuyện bắt đầu từ một buổi chiều 2 tuần trước, khi tôi đang dọn dẹp phòng làm việc của chồng và tìm thấy một chiếc phong bì ghi chữ Mật .
Nguyễn Xuân Son 'tình tứ' bên 1 hoa hậu, chính thất liền đăng ảnh khoe bụng bầu

Nguyễn Xuân Son 'tình tứ' bên 1 hoa hậu, chính thất liền đăng ảnh khoe bụng bầu

Sao thể thao

07:21:29 14/05/2025
Mới đây khoảnh khắc cầu thủ Nguyễn Xuân Son xuất hiện lịch lãm bên cạnh 1 nàng hậu Việt khiến netizen xôn xao bàn tán. Đáng nói cả 2 ăn chỉ cùng nhau chụp chung 1 tấm ảnh làm kỉ niệm nhưng lại bị đồn đoán những quan điểm tiêu cực.
Justin Bieber làm 1 chuyện khiến vợ vỡ oà nhân Ngày của Mẹ, ngọt thế này ai còn đồn ly hôn nữa?

Justin Bieber làm 1 chuyện khiến vợ vỡ oà nhân Ngày của Mẹ, ngọt thế này ai còn đồn ly hôn nữa?

Sao âu mỹ

07:15:47 14/05/2025
Cuộc sống riêng tư của cặp đôi Justin - Hailey Bieber luôn được khán giả quan tâm. Từ khi kết hôn đến nay, cặp đôi đã vướng phải vô số tin đồn rạn nứt, sắp ly hôn.
Cha tôi, người ở lại - Tập 38: Bị Nguyên phũ thẳng thừng, Thảo 'thà đau một lần' nên chọn ra đi

Cha tôi, người ở lại - Tập 38: Bị Nguyên phũ thẳng thừng, Thảo 'thà đau một lần' nên chọn ra đi

Phim việt

07:07:27 14/05/2025
Thảo vẫn cố hỏi xem từng ấy năm quen nhau, Nguyên có chút tình cảm gì với mình không, Nguyên chỉ biết nói xin lỗi thay cho câu trả lời.
Phát hiện lăng mộ hoàng tử Ai Cập ẩn sau cánh cửa giả

Phát hiện lăng mộ hoàng tử Ai Cập ẩn sau cánh cửa giả

Lạ vui

06:57:42 14/05/2025
Các nhà khảo cổ đã phát hiện một ngôi mộ thuộc về một hoàng tử Ai Cập cổ đại được giấu sau một cánh cửa giả khổng lồ tại nghĩa trang Saqqara ở Cairo.
Tom Cruise hiếm hoi khen vợ cũ

Tom Cruise hiếm hoi khen vợ cũ

Hậu trường phim

06:54:56 14/05/2025
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ngôi sao Nhiệm vụ bất khà thi đã chia sẻ về vợ cũ - minh tinh Nicole Kidman.
Phim Hàn mới chiếu đã bị chê tan nát cõi đời, nữ chính tốt nhất không nên mở miệng

Phim Hàn mới chiếu đã bị chê tan nát cõi đời, nữ chính tốt nhất không nên mở miệng

Phim châu á

06:50:48 14/05/2025
Tastefully Yours quy tụ cặp đôi diễn viên thực lực Kang Ha Neul và Go Min Si nhưng kịch bản lại lỗi thời, thiếu điểm nhấn.
Cuộc hội ngộ chấn động sau 8 năm: G-Dragon bị thời gian bỏ quên, Choo Sarang từ "thiên thần nhí" thành thiếu nữ xinh đẹp!

Cuộc hội ngộ chấn động sau 8 năm: G-Dragon bị thời gian bỏ quên, Choo Sarang từ "thiên thần nhí" thành thiếu nữ xinh đẹp!

Sao châu á

06:21:53 14/05/2025
Vào ngày 12/5, mẹ của thiên thần nhí Choo Sarang đã đăng loạt ảnh gặp gỡ G-Dragon tại hậu trường concert bermensch ở Nhật Bản.