Trung Quốc đạt đột phá mới trong tiến trình nghiên cứu biến nước thành nhiên liệu
Theo Tân Hoa xã, kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (Journal of the American Chemical Society) ngày 8/4.
Các nhà khoa học đang tiến hành kiểm tra mẫu vật liệu quang xúc tác bán dẫn titanium dioxide (TiO₂) sau khi đã được cải tiến tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Thẩm Dương – Viện Nghiên cứu Kim loại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, vào ngày 7/4. Ảnh: Tân Hoa xã
Cách đây 150 năm, nhà văn khoa học viễn tưởng Jules Verne từng tiên đoán: Nước sẽ trở thành loại nhiên liệu tối thượng trong tương lai. Ngày nay, các nhà khoa học đang nỗ lực biến dự đoán đó thành hiện thực.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kim loại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu – ông Lưu Cương – cho biết, nhóm nghiên cứu khoa học Trung Quốc gần đây đã đạt được tiến triển đột phá trong lĩnh vực “quang xúc tác phân tách nước để tạo hydro”.
Thông qua việc “tái cấu trúc” và “thay thế nguyên tố” trong vật liệu bán dẫn quang xúc tác là titanium dioxide (TiO₂), nhóm đã nâng cao đáng kể hiệu suất tạo khí hydro trực tiếp từ ánh sáng mặt trời.
Kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (Journal of the American Chemical Society) ngày 8/4.
Hiện nay, có hai phương pháp chính để sản xuất hydro từ năng lượng mặt trời.
Một là dùng pin năng lượng mặt trời để phát điện, sau đó điện phân nước – tuy có hiệu suất cao nhưng thiết bị phức tạp và chi phí đắt đỏ.
Hai là quang phân trực tiếp bằng ánh sáng mặt trời – sử dụng các vật liệu bán dẫn như titanium dioxide để “phân tách nước” dưới ánh sáng mặt trời.
Video đang HOT
Nhóm của ông Lưu Cương tập trung nghiên cứu vào phương pháp thứ hai.
Theo giới thiệu, phương pháp sử dụng titanium dioxide truyền thống để phân tách nước gặp trở ngại lớn: khi ánh sáng chiếu vào titanium dioxide, bên trong sẽ sinh ra các hạt mang điện (electron và lỗ trống Electron), những hạt này chính là “công cụ” để phân tách nước. Tuy nhiên, electron và lỗ trống Electron này lại không ổn định.
Ông Lưu Cương giải thích: “Electron và lỗ trống Electron giống như những chiếc xe đua bị lạc hướng, va chạm loạn xạ trong một mê cung là cấu trúc vật liệu; phần lớn sẽ tái kết hợp và biến mất trong vòng một phần triệu giây. Ngoài ra, quá trình chế tạo ở nhiệt độ cao thường làm nguyên tử oxy bị ‘rời khỏi nhà’, tạo ra khoảng trống oxy và bắt giữ electron, tất cả những điều này làm giảm hiệu suất phản ứng quang xúc tác”.
Để khắc phục, nhóm nghiên cứu đã sáng tạo đưa vào một nguyên tố “hàng xóm” của titanium trong bảng tuần hoàn – Scandi (Sc) để cải tiến titanium dioxide. Kết quả cho thấy, nguyên tố Scandi có ba ưu điểm lớn:
Thứ nhất, bán kính ion của Sc tương đương với Ti, nên có thể nhúng vào mạng tinh thể mà không làm biến dạng cấu trúc.
Thứ hai, trạng thái hóa trị ổn định của Sc giúp trung hòa sự mất cân bằng điện tích do khoảng trống oxy gây ra.
Thứ ba, Ion Sc có thể tái cấu trúc bề mặt tinh thể, tạo ra cấu trúc bề mặt đặc biệt, giống như xây dựng “đường cao tốc và nút giao thông cho electron và lỗ trống electron”, giúp chúng thoát khỏi mê cung một cách thuận lợi.
Nhờ điều chỉnh tinh vi, nhóm đã chế tạo thành công vật liệu titanium dioxide với hiệu suất vượt trội: khả năng hấp thụ tia cực tím vượt mức 30%, hiệu suất tạo hydro dưới ánh sáng mặt trời mô phỏng tăng gấp 15 lần so với vật liệu cùng loại, thiết lập kỷ lục mới trong hệ vật liệu này.
Ông Lưu Cương cho biết: “Nếu sử dụng vật liệu này để làm một tấm quang xúc tác diện tích 1 mét vuông, dưới ánh nắng, mỗi ngày có thể tạo ra khoảng 10 lít khí hydro.”
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, titanium dioxide là vật liệu vô cơ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, sản lượng của Trung Quốc chiếm hơn 50% toàn cầu, đã hình thành chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh. Trong khi đó, trữ lượng nguyên tố đất hiếm Scandi của Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới. Điều này tạo nên lợi thế công nghiệp tiềm năng cho việc phát triển và ứng dụng các vật liệu quang xúc tác trong tương lai.
Khi hiệu suất quang phân tách nước tiếp tục được cải thiện, công nghệ này sẽ có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất quy mô công nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu năng lượng toàn cầu.
Trung Quốc chế tạo kim loại 2D siêu mỏng, chỉ dày bằng vài nguyên tử
Công nghệ mới có thể góp phần định hình tương lai của ngành bán dẫn và sản xuất chip trên toàn cầu.
Kim loại 2D vốn dĩ luôn được coi là một đột phá trong sản xuất, bởi chúng có thể thay đổi hoàn toàn các đặc tính vật lý so với cùng loại vật liệu ở dạng 3D (Ảnh minh họa: SCMP).
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa đạt được một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực vật liệu khi tạo ra những tấm kim loại siêu mỏng, chỉ dày bằng vài nguyên tử.
Thành tựu này có tiềm năng cách mạng hóa ngành công nghiệp điện tử bằng cách cho phép sản xuất các thiết bị có kích thước nhỏ hơn, đồng thời linh hoạt và hiệu quả hơn.
Lấy cảm hứng từ các kỹ thuật rèn đồng cổ xưa, nhóm nghiên cứu tại Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra các tấm bismuth (Bi), gali (Ga), indi (In), kẽm (Zn) và chì (Pb) với độ dày chỉ bằng 1 nguyên tử.
So với vật liệu truyền thống, những tấm kim loại siêu mỏng này có độ dẫn điện cực cao và nhiều đặc tính độc đáo khác, mở ra triển vọng ứng dụng rộng rãi trong điện tử và công nghệ lượng tử.
GS Javier Sanchez-Yamagishi, chuyên gia về vật liệu 2D tại Đại học California (Mỹ), đánh giá cao nghiên cứu này và nhận định rằng phương pháp mới giúp sản xuất kim loại 2D ở quy mô lớn, điều mà các kỹ thuật trước đây chưa thể thực hiện.
Kim loại 2D vốn dĩ luôn được coi là một đột phá trong sản xuất, bởi chúng có thể thay đổi hoàn toàn các đặc tính vật lý so với cùng loại vật liệu ở dạng 3D.
Một thí dụ điển hình là graphene - một lớp carbon đơn nguyên tử, sở hữu độ bền và khả năng dẫn điện vượt trội so với than chì thông thường, dù có cùng cấu tạo nguyên tử từ carbon.
Tuy nhiên, việc tạo ra kim loại 2D không đơn giản như graphene do cấu trúc nguyên tử dày đặc của kim loại khiến chúng khó bị phân tách thành lớp mỏng.
Nhóm nghiên cứu do GS Zhang Guangyu dẫn đầu đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng một cặp tấm sapphire siêu mịn, phủ lớp molybden disulfide để ổn định kim loại siêu mỏng.
Kỹ thuật này bao gồm nung nóng giọt kim loại nhỏ trên một phiến đá, sau đó ép bằng một phiến đá khác. Khi kim loại nguội đi, nó tự động trải thành một lớp mỏng với sự hỗ trợ của molybden disulfide, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa.
Phương pháp này đã giúp nhóm nghiên cứu sản xuất thành công các tấm kim loại dày chỉ từ 1 tới vài nguyên tử, rộng vài trăm micromet. Đây là một kích thước đáng kể đối với vật liệu siêu mỏng.
Điều đặc biệt là phương pháp này có thể áp dụng cho bất kỳ kim loại nào có điểm nóng chảy thấp, mở ra nhiều cơ hội để phát triển các vật liệu điện tử tiên tiến.
Theo GS Zhang, kim loại 2D có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thu nhỏ thiết bị điện tử, cải thiện quá trình xử lý và lưu trữ thông tin lượng tử cũng như phát hiện cực nhạy trong các cảm biến. "Chúng có thể trở thành các điểm kết nối quan trọng bên trong chip hoặc thậm chí là vật liệu lõi để chế tạo chip trong tương lai", ông cho biết.
Tuy nhiên, thách thức vẫn còn đó.
Theo Eric Pop, kỹ sư điện tại Đại học Stanford, để kim loại 2D thực sự có thể ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, chúng phải vượt qua bài kiểm tra về tính ổn định ở nhiệt độ cao. Đây vốn dĩ là một yêu cầu quan trọng trong quá trình chế tạo chip.
Không chỉ vậy, vấn đề về chi phí sản xuất, cũng như tính phức tạp để đưa vật liệu tới tay đơn vị sản xuất cũng là một bài toán không nhỏ.
Dù vậy, với tốc độ phát triển của công nghệ vật liệu, nhiều chuyên gia tin rằng kim loại 2D sẽ sớm trở thành một yếu tố cốt lõi trong ngành công nghiệp điện tử, góp phần định hình tương lai của công nghệ bán dẫn.
'Thời hoàng kim đổi mới', Trung Quốc đang viết lại cuộc chơi công nghệ Sự đổi mới của Trung Quốc đang "bay cao", từ xe điện phủ kín công nghệ, điện thoại thông minh gập đầu tiên trên thế giới, đến taxi bay cá nhân, máy xây nhà... Đỉnh cao đổi mới của Trung Quốc thực sự ngoạn mục - một kỳ quan về năng lực nhà nước và sự huy động nguồn lực chưa từng thấy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 3/5: Song Tử nóng vội, Nhân Mã phát triển
Trắc nghiệm
14:50:55 03/05/2025
Vợ Quang Hải ngày càng mất hút, "hết thời", mẹ chồng liền đổi thái độ?
Netizen
14:45:24 03/05/2025
Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ
Tin nổi bật
14:44:51 03/05/2025
'Á hậu fan Việt ghét' ứng xử dở tệ vẫn đăng quang MUP, bị cả dàn thí sinh ngó lơ
Sao châu á
14:43:02 03/05/2025
Huyền thoại váy hoa khiến ai ngắm cũng muốn điệu đà hơn trong mùa hè này
Thời trang
14:29:30 03/05/2025
Mối quan hệ thân thiết của NSND Tạ Minh Tâm và sao nữ 1 lần hát live có 20 triệu view
Sao việt
14:23:54 03/05/2025
Khởi tố nhóm "yêng hùng" mang đao kiếm đại náo trên Quốc lộ 6
Pháp luật
14:17:49 03/05/2025
"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười
Lạ vui
14:04:40 03/05/2025
One UI 8 giúp bổ sung 12 GB RAM ảo
Thế giới số
14:03:30 03/05/2025
Haval H6 2023: Giá hơn 1 tỷ, đầy ắp công nghệ thông minh
Ôtô
13:54:51 03/05/2025