Trung Quốc giảm danh tiếng toàn cầu
Hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc trở nên tiêu cực khi phần lớn người dân các nước nói Bắc Kinh xử lý Covid-19 kém, theo khảo sát của Pew.
Trung tâm Nghiên cứu Pew ngày 6/10 công bố kết quả cuộc thăm dò được tiến hành với 14.276 người trưởng thành ở 14 quốc gia, từ tháng 6 đến tháng 8, chủ yếu qua điện thoại do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Các quốc gia Trung tâm Pew tiến hành khảo sát gồm các nước như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản và Anh.
Tất cả người dân ở 14 quốc gia được Trung tâm Pew khảo sát đều có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, với 61% số người được hỏi nói rằng Bắc Kinh đã xử lý Covid-19 không hiệu quả. Ngoại trừ Pháp, Nhật Bản và Italy, danh tiếng của Bắc Kinh ở các nước còn lại đều giảm kỷ lục.
Kết quả khảo sát quan điểm về Trung Quốc ở Australia, Anh và Mỹ. Đồ họa: CNN.
“Những quan điểm không tích cực về Trung Quốc đang tăng lên và điều này gắn với thực tế là Trung Quốc đã ứng phó đại dịch Covid-19 không tốt”, Laura Silver, nhà nghiên cứu cấp cao tại Pew và đồng tác giả của báo cáo, cho biết.
Silver cho biết ban đầu các nhà nghiên cứu dự định khảo sát ở 50 quốc gia và phần lớn sẽ dùng phương pháp hỏi trực tiếp. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ Covid-19 khiến họ phải giảm quy mô khảo sát xuống còn 14 nước và thông qua phương pháp gọi điện thoại.
Khảo sát cũng chỉ ra sự tín nhiệm của người dân các nước với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giảm trong 12 tháng qua, với hơn 77% người được khảo sát ở Mỹ nói rằng họ không tin tưởng ông “hành động đúng đắn” với các vấn đề toàn cầu.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát cũng cho thấy những quan điểm tích cực về Trung Quốc đã giảm mạnh thời gian qua. Năm 2017, 64% người Australia được hỏi cho biết họ có cảm nhận tích cực đối với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn của nước này. Tuy nhiên, con số này đã giảm chỉ còn 14% vào năm nay.
Khảo sát ở Anh cũng cho kết quả tương tự. Năm 2018, 49% người được hỏi cho biết họ có quan điểm ủng hộ Trung Quốc, trong khi chỉ có 35% có quan điểm tiêu cực về nước này. Tuy nhiên, hiện có tới 74% người Anh tham gia khảo sát nói rằng họ có cái nhìn tiêu cực với Trung Quốc.
Kể từ sau khi phát hiện các ca nhiễm nCoV đầu tiên ở thành phố Vũ Hán hồi tháng 12/2019, Trung Quốc đã đối mặt với chỉ trích vì ứng phó đại dịch kém và nhiều quốc gia phương Tây cũng hoài nghi nước này “giấu dịch”, cáo buộc mà Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ.
Tuy nhiên, Trung Quốc sớm kiềm chế được Covid-19 và cuộc sống ở nước này phần lớn đã trở lại bình thường trong những tháng gần đây, trong khi tình hình dịch vẫn phức tạp ở Mỹ và các nước phương Tây.
Người dân tham gia trò chơi tại công viên nước ở Vũ Hán hôm 15/8. Ảnh: AFP.
Trung tâm Nghiên cứu Pew gồm một nhóm chuyên gia có trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ, chuyên cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, dư luận và nhân khẩu học. Trung tâm bắt đầu khảo sát ý kiến toàn cầu về Trung Quốc và các cường quốc khác trên thế giới từ năm 2002.
Trung Quốc nỗ lực ‘kết bạn’ bằng vaccine Covid-19 Trung Quốc tự ngợi ca nỗ lực chống Covid-19 Trung Quốc vun đắp hình ảnh Vũ Hán ‘hồi sinh’ hậu Covid-19
Tiết lộ năng lực vũ khí hạt nhân Trung Quốc năm 2020
Các cường quốc trên thế giới tiếp tục hiện đại hóa vũ khí, đáng chú ý nhất là Trung Quốc và Ấn Độ đều mở rộng kho vũ khí hạt nhân, theo báo cáo mới nhất công bố ngày 15.6.
Trung Quốc hiện có 320 đầu đạn hạt nhân, theo thống kê của SIPRI năm 2020.
Trong thống kê năm 2020, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), công bố Trung Quốc sở hữu 320 đầu đạn hạt nhân, Pakistan sở hữu 160 còn Ấn Độ hiện có 150 đầu đạn hạt nhân.
Trong báo cáo năm 2019, SIPRI cho biết Trung Quốc có 290 đầu đạn hạt nhân và Ấn Độ có 130-140. Pakistan từ báo cáo năm 2019 đã có 150 đầu đạn hạt nhân.
"Trung Quốc đang ở giữa giai đoạn hiện đại hóa đáng kể kho vũ khí hạt nhân, bắt đầu hình thành bộ ba hạt nhân, bao gồm vũ khí hạt nhân phóng từ đất liền, từ trên không và từ dưới biển", các nhà nghiên cứu của SIPRI cho biết.
SIPRI nhấn mạnh việc Trung Quốc tiếp tục từ chối lời mời tham gia đàm phán kiểm soát số lượng đầu đạn hạt nhân.
SIPRI nói rằng Trung Quốc ngày càng công khai lực lượng hạt nhân nhiều hơn so với quá khứ, nhưng hiện chưa rõ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân.
SIPRI đánh giá Trung Quốc chế tạo đầu đạn hạt nhân bằng cả hai cách làm giàu uranium (HEU) và plutonium, giống với Pháp, Anh, Nga và Mỹ. Ấn Độ và Israel chỉ dùng plutonium.
Pakistan đang chuyển hướng dùng plutonium cho vũ khí hạt nhân còn Triều Tiên hiện mới chỉ có vũ khí hạt nhân với nguyên liệu chính là plutonium.
Xét trên quy mô toàn cầu, số lượng đầu đạn hạt nhân có giảm so với năm ngoái.
Theo thống kê của SIPRI, toàn thế giới hiện có 13.400 đầu đạn hạt nhân, của 8 quốc gia bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Israel và Triều Tiên. Con số này giảm 465 so với báo cáo năm 2019.
Nguyên nhân số lượng đầu đạn hạt nhân toàn cầu giảm là do cam kết của Nga và Mỹ. Trong bối cảnh Hiệp ước NEW START sắp hết hiệu lực, Nga và Mỹ vẫn thể hiện sự tôn trọng đối với thỏa thuận, theo SIPRI.
Chỉ riêng kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ đã chiếm tới 90% số lượng đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu.
"Việc các kênh đàm phán hạt nhân Nga-Mỹ bị cắt đứt có thể tiềm ẩn cuộc chạy đua hạt nhân mới", Shannon Kile, giám đốc chương trình kiểm soát vũ khí hạt nhân ở SIPRI, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Hiệp ước NEW START sẽ hết hiệu lực vào tháng 2.2021 và hai cường quốc chưa có bất cứ tiến triển nào trong nỗ lực đàm phán.
Phát hiện ảnh chân dung "thủ phạm" gây thảm họa Titanic, khiến 1.500 người chết Bức ảnh được chụp 2 ngày trước khi thảm họa Titanic xảy ra và hiện được bán đấu giá tại Anh. Bức ảnh chụp tảng băng khổng lồ được cho là "thủ phạm" dẫn tới thảm họa Titanic. Ảnh: BNPS Tờ Daily Mail hôm 14/6 đưa tin, một bức ảnh đáng chú ý về tảng băng khổng lồ được cho là "thủ phạm"...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

APEC giải các bài toán về thương mại

Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á

Đại học Harvard xoay xở vượt 'bão'

Ông Trump: 'Hòa đàm Ukraine sẽ không tiến triển cho đến khi tôi gặp ông Putin'

Đến Trung Đông, ông Trump hứa Mỹ không còn 'rao giảng về cách sống'

Nga điều tiêm kích Su-35 cản trở Estonia bắt giữ tàu dầu?

Bão mặt trời dữ dội đánh sập tín hiệu viễn thông, có phần Đông Nam Á

Tổng thống Trump nói Giáo hoàng Leo là 'lựa chọn bất ngờ', mong gặp mặt

Lãnh đạo Malaysia, Nga thảo luận vụ rơi máy bay MH-17

Hàn Quốc khôi phục tour du lịch đến Bàn Môn Điếm

Đội xe tăng Abrams sẽ tiến vào thủ đô Washington ngày diễu binh

Campuchia công bố giai đoạn tiếp theo của dự án kênh đào Phù Nam Techo
Có thể bạn quan tâm

Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025
Thời trang
14:07:38 16/05/2025
Engfa Waraha 'phủi công' Nawat, thắng giải 'điện ảnh', liền vứt MGT vào 1 xó
Sao châu á
14:07:35 16/05/2025
Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam
Sức khỏe
14:07:09 16/05/2025
Kỳ Duyên huỷ theo dõi Miss World Thái, khiến Ý Nhi rơi vào tình huống khó xử?
Sao việt
14:04:59 16/05/2025
Động đất 5 độ richter ở Điện Biên
Tin nổi bật
14:04:46 16/05/2025
Động đất 5.0 độ xảy ra tại Điện Biên, nhiều người cảm nhận rung lắc, hoảng hốt chạy ra khỏi nhà
Netizen
14:02:14 16/05/2025
Lỡ đi giày đôi cùng Văn Hậu mặc dù đã cũ, tiểu thư Doãn Hải My bị đồn chồng sa sút, hết tiền
Sao thể thao
13:58:29 16/05/2025
Khai quật tử thi, vén màn sự thật vụ 'tử vong do tai nạn giao thông'
Pháp luật
13:54:20 16/05/2025
Ngoại hình giả dối của "pick me girl mạnh nhất Kpop"
Nhạc quốc tế
13:22:56 16/05/2025
Dâu cả nhà Beckham bị tố thích săn "hồng hài nhi": Trước Brooklyn, 1 cậu ấm suýt vào tròng
Sao âu mỹ
12:59:36 16/05/2025