Trung Quốc gồng mình đối phó bão In-fa
Bão In-fa hôm nay đã tấn công khu vực duyên hải phía đông Trung Quốc, không lâu sau trận lũ lụt “nghìn năm có một” tàn phá nhiều khu vực tại tỉnh Hà Nam.
Mưa gió lớn ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc trong ngày 25/7 (Ảnh: AFP).
Ngày 25/7, các thành phố ven biển của Trung Quốc – gồm Thượng Hải, Hàng Châu và Ninh Ba – đã hủy các chuyến bay, các dịch vụ đường sắt, trong khi thành phố cảng Dương Sơn sơ tán hàng trăm tàu, thuyền trước khi bão In-fa ập đến. Dự báo bão đổ bộ kèm theo lượng mưa kỷ lục.
Tỉnh Chiết Giang đã đưa ra báo động đỏ về lũ lụt cho gần 30 thành phố và quận huyện, theo tài khoản Weibo của chính quyền tỉnh. Cơ quan ứng phó khẩn cấp tỉnh Chiết Giang nâng báo động ứng phó lên mức cao nhất từ ngày 24/7. Chợ và trường học đóng cửa toàn bộ. Các tuyến đường không thiết yếu tạm thời được phong tỏa.
Trong ngày 25/7, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC) đã nâng mức cảnh báo mưa lớn từ màu vàng đến màu cam – mức cao thứ hai – trên các khu vực rộng lớn của đất nước, trong khi cảnh báo bão màu cam được áp dụng kể từ hôm 23/7.
Theo NMC, bão In-fa đã tấn công thành phố Chu Sơn – cảng biển chính thuộc tỉnh Chiết Giang vào khoảng 12 giờ 30 (giờ địa phương) hôm nay với sức gió khoảng 138km/h. Cơ quan này cũng cảnh báo các tỉnh miền đông cảnh giác với nguy cơ lũ lụt và lở đất.
“Hình ảnh vệ tinh của bão In-fa cho thấy, nó bắt đầu suy yếu do ma sát với đất liền, mắt bão không còn rõ ràng như ngày hôm qua”, NMC đăng trên mạng xã hội Weibo hôm 25/7.
Tuy nhiên, theo NMC, vì In-fa sẽ quần thảo trong nhiều giờ ở miền đông Trung Quốc, các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và thành phố Thượng Hải cần phải cảnh giác với gió mạnh và mưa lớn.
Một công nhân dọn cành cây đổ ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang trước khi bão In-fa ập đến (Ảnh: AFP).
Ngay từ sáng 25/7, bão In-fa đã gây mưa liên tục ở Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, dù lượng mưa trút xuống chưa nhiều. Theo dự báo, lượng mưa khủng, từ 250-360mm sẽ trút xuống các tỉnh Chiết Giang và An Huy vào cuối ngày 25/7 và ngày 26/7.
Bão In-fa tấn công Trung Quốc giữa lúc nước này vẫn đang khắc phục hậu quả của trận lũ lụt “nghìn năm có một” ở tỉnh Hà Nam, vốn khiến ít nhất 63 người thiệt mạng và ảnh hưởng đến hơn 11,4 triệu người.
Video đang HOT
Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn các nguồn tin cho biết, chính ảnh hưởng của bão In-fa kết hợp với một khu vực có áp suất cao ở Thái Bình Dương đã tạo ra những trận mưa khủng khiếp khắp tỉnh Hà Nam.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lou Yangsheng hôm 24/7 cho biết, toàn tỉnh vẫn trong tình trạng cảnh giác cao. Bí thư Lou cũng cho hay các nhà chức trách đang kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống ứng phó khẩn cấp của tỉnh.
Tuyên bố của ông Lou được đưa ra sau khi nhiều người dùng mạng xã hội đặt câu hỏi tại sao hệ thống tàu điện ngầm ở thủ phủ Trịnh Châu của Hà Nam không ngừng hoạt động khi có cảnh báo mưa lớn, khiến các toa tàu điện ngầm bị ngập làm 12 người thiệt mạng.
Hiện các hoạt động dọn dẹp và cứu trợ vẫn tiếp tục ở các khu vực khác của tỉnh Hà Nam.
Đội tàu khổng lồ Trung Quốc thống trị ngư trường màu mỡ nhất thế giới
Đội tàu cá lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã khai thác ồ ạt các loại sinh vật biển ở Thái Bình Dương, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các quốc gia trong khu vực.
Những người đàn ông phân loại cá đánh bắt được tại Tokelau (Ảnh: Guardian).
Từ rất lâu trước khi các tàu đánh cá vỏ thép nước ngoài đến Nam Thái Bình Dương, người dân ở khu vực này đã có hệ thống riêng để chia sẻ sản lượng hải sản đánh bắt được.
Tại vùng lãnh thổ Tokelau của New Zealand, 1.400 cư dân sống trên 3 đảo tại đây đã thực hiện theo một hệ thống có tên gọi inati , nhằm đảm bảo mọi hộ gia đình đều nhận được cá sau các chuyến đánh bắt.
Mỗi tháng vài lần, tất cả đàn ông ở Tokelau đều ra khơi đánh bắt. Họ khởi hành vào đêm muộn và trở về sau 12 giờ lênh đênh trên biển. Lượng cá đánh bắt được sẽ phân loại thành các loại với kích cỡ khác nhau. Gia đình đông người hơn nhận được số cá nhiều hơn.
Trên khắp Thái Bình Dương, các hoạt động đánh bắt truyền thống như vậy diễn ra song song với các hoạt động khai thác thương mại quy mô lớn.
Khu vực Thái Bình Dương đã xuất khẩu 530.000 tấn sản phẩm hải sản trong năm 2019, thu về 1,2 tỷ USD. Các nhà xuất khẩu lớn nhất là Papua New Guinea (470 triệu USD), Fiji (182 triệu USD), Micronesia (130 triệu USD), Vanuatu (108 triệu USD) và Quần đảo Solomon (101 triệu USD).
Các nước nhập khẩu cá lớn nhất từ Thái Bình Dương trong năm 2019 là Thái Lan (300 triệu USD), Philippines (195 triệu USD), Nhật Bản (130 triệu USD), Trung Quốc (100 triệu USD) và Mỹ (100 triệu USD).
Ngành công nghiệp đánh bắt cá là câu chuyện thành công của khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên Thái Bình Dương - ngư trường màu mỡ nhất thế giới, nơi cung cấp hơn một nửa lượng cá ngừ của thế giới - cũng trở thành nạn nhân của nạn đánh bắt bất hợp pháp.
Các quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương, nơi xảy ra các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, đã bị mất lợi nhuận, cạn kiệt nguồn cá dự trữ và không có khả năng quản lý hiệu quả vùng biển của họ. Các nước này cũng thường đối mặt với lệnh trừng phạt từ các nước nhập khẩu vì không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của sản phẩm.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Thái Bình Dương trực tiếp kiểm soát lãnh hải của mình. Việc đánh bắt cá bên ngoài lãnh hải, trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) lớn hơn của các quốc gia, do tổ chức liên chính phủ có tên gọi Cơ quan Diễn đàn Thủy sản (FFA) quản lý.
Các vùng EEZ tại Thái Bình Dương mang lại lượng cá ngừ trị giá khoảng 26 tỷ USD, nhưng các đảo trong khu vực này chỉ kiếm được khoảng 10% giá trị đó. Chỉ một số ít quốc gia Thái Bình Dương có khả năng chế biến thủy sản đánh bắt được trong vùng biển của họ, trong khi quá trình chế biến thường diễn ra ở Bangkok và các thành phố châu Á khác.
Các quốc gia Thái Bình Dương cũng không có nhiều tàu đánh cá và chủ yếu kiếm tiền từ việc cấp phép cho các tàu nước ngoài đánh bắt trong vùng biển của họ.
Các vùng biển ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), nơi không thuộc chủ quyền của quốc gia nào, do Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) giám sát.
Năm 2019, tổng sản lượng khai thác cá ngừ của WCPFC đạt kỷ lục hơn 2,9 triệu tấn, chiếm 81% tổng sản lượng khai thác cá ngừ Thái Bình Dương và 55% sản lượng khai thác cá ngừ toàn cầu. Hoạt động đánh bắt ở vùng biển ngoài EEZ ở Thái Bình Dương bị chi phối bởi đội tàu thuyền từ các quốc gia đánh bắt nước sâu gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Hoạt động đánh bắt quy mô công nghiệp bắt đầu ở Nam Thái Bình Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai, do Mỹ và Nhật Bản "thống trị". Tuy nhiên trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã triển khai hết đợt tàu cá này đến đợt tàu cá khác để tận diệt nguồn cá trong khu vực.
Đội tàu khổng lồ của Trung Quốc
Nhấn để phóng to ảnh
Một tàu cá Trung Quốc ở Thái Bình Dương (Ảnh: Reuters).
Các tàu Trung Quốc đánh bắt theo đội hình dài tới 100 km, mỗi tàu có tới 3.000 lưỡi câu. Tàu Trung Quốc sử dụng thiết bị điện tử để xác định vị trí đàn cá, sau đó sử dụng vận tốc của tàu để kéo lưới đánh bắt. Các tàu có thể đánh bắt cả những loài cá quý hiếm như cá mập, hay các loài rùa biển và chim biển.
Theo Guardian , sau khi đánh bắt cạn kiệt tại các vùng biển gần lãnh thổ, các đội tàu của Trung Quốc đang khai thác số lượng lớn cá ngừ tại ngư trường màu mỡ nhất thế giới. Kể từ năm 2012, đội tàu cá của Trung Quốc ở Thái Bình Dương đã tăng hơn 500%.
Một cuộc khảo sát các tàu thuyền hoạt động ở Thái Bình Dương vào năm 2016 cho thấy, các tàu gắn cờ Trung Quốc vượt xa tàu của mọi quốc gia khác. Trung Quốc có 290 tàu cá công nghiệp được cấp phép hoạt động trong khu vực vào thời điểm đó, chiếm hơn 1/4 tổng số tàu công nghiệp hoạt động tại khu vực, và nhiều hơn tàu của tất cả các quốc gia Thái Bình Dương cộng lại (240 tàu).
Các đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc thống trị các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở những nơi như Vanuatu và cả các vùng biển quốc tế. Ngoài cá ngừ, cá mập cũng là mục tiêu ưa thích của tàu cá Trung Quốc. Tuy nhiên, họ chỉ giữ lại vây của cá mập và vứt bỏ phần còn lại trên biển.
Đầu năm nay, Trung Quốc cho biết nước này đã cấm các đội tàu đánh bắt mực ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trong 3 tháng để giúp phục hồi nguồn dự trữ. Thời báo Hoàn cầu , một tờ báo nhà nước của Trung Quốc, cho rằng động thái này đã nêu bật "hình ảnh của Trung Quốc như một cường quốc đánh bắt có trách nhiệm và là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự tham gia của Trung Quốc vào hoạt động quản lý hàng hải quốc tế".
Trong 10 năm qua, Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã tìm cách chấm dứt hoạt động buôn bán vây cá mập, bằng cách cấm tiêu thụ súp vi cá mập và công khai chỉ trích hoạt động này. Tuy nhiên, số lượng cá mập đại dương vẫn sụt giảm liên tục cho thấy các biện pháp này chưa thực sự hiệu quả.
Theo thống kê của WCPFC, Trung Quốc chiếm hơn 600 tàu trong tổng số 1.300 tàu nước ngoài được cấp phép đánh bắt trong khu vực Thái Bình Dương.
"Do nguồn dự trữ cá cạn kiệt trong vùng biển nội địa và được tạo điều kiện bởi chính sách trợ cấp, các đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc đã đi ngày càng xa và các công ty của nước này đang đóng ngày càng nhiều tàu để đáp ứng nhu cầu hải sản ngày càng tăng", Miren Gutierrez, nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Hải ngoại (ODI) có trụ sở tại London, viết trong một nghiên cứu về đánh bắt cá nước sâu của Trung Quốc.
Nhiều số liệu ước tính cho thấy đội tàu Trung Quốc có từ 1.600 - 3.400 tàu, nhưng nghiên cứu của ODI cho biết con số này có thể cao hơn từ 5 - 8 lần.
Cuộc nghiên cứu của Miren Gutierrez và các tác giả đã xác định, 12.490 tàu cá Trung Quốc đã hoạt động bên ngoài các vùng biển của nước này trong giai đoạn từ năm 2017 - 2018.
"Trung Quốc là một siêu cường đánh bắt. Họ có đội tàu đánh cá lớn nhất và đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất trên thế giới", nghiên cứu cho biết.
Các tàu Trung Quốc đối mặt với rất nhiều cáo buộc về việc đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không được kiểm soát (IUU). Hồi tháng 1, Viện Brookings có trụ sở tại Washington đã công bố một nghiên cứu cho biết: "Các hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc là một mối đe dọa về IUU nghiêm trọng và chưa từng có".
Nghiên cứu chỉ ra rằng Trung Quốc đã sử dụng đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới để "gây ra tác động tàn phá" nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khổng lồ của người dân.
Đầu năm ngoái, Ecuador cáo buộc ít nhất 150 tàu cá Trung Quốc đã tắt hệ thống theo dõi để chúng có thể hoạt động gần quần đảo Galapagos.
Tới tháng 4/2020, Cục Nghề cá Trung Quốc thông báo sẽ bắt đầu đưa vào danh sách đen các tàu và thuyền trưởng bị phát hiện vi phạm IUU. Bắc Kinh đã cấm một số tàu gắn cờ của mình vì vi phạm IUU ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các nhà quan sát đã đặt nghi vấn về hiệu quả của động thái này, vì các tàu Trung Quốc bị phát hiện tiếp tục tắt thiết bị theo dõi khi hoạt động ở Thái Bình Dương.
Trung Quốc đóng cửa một huyện gần Myanmar để xét nghiệm toàn diện Toàn bộ người dân ở một huyện phía tây nam của Trung Quốc, giáp biên giới Myanmar, sẽ được xét nghiệm trong bối cảnh số ca Covid-19 tại đây tăng đột biến. Một nhân viên y tế thu thập mẫu đi xét nghiệm ở tỉnh Nam Kinh, Trung Quốc, trong bối cảnh khu vực này bùng phát số ca nhiễm mới (Ảnh: AFP)....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

Người mới mở thời mới

'Cha đẻ' học thuyết quyền lực mềm qua đời

125 chiến đấu cơ của Ấn Độ và Pakistan giao tranh trong một giờ?

Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump

Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ
Có thể bạn quan tâm

Dọn về sống chung nhà với bố mẹ và anh chồng chị dâu, tôi mới thấm thía cảnh làm dâu út cay đắng thế nào
Góc tâm tình
05:57:58 10/05/2025
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!
Ẩm thực
05:57:53 10/05/2025
Sỏi tiết niệu hiểm họa thầm lặng có thể gây suy thận và tử vong
Sức khỏe
05:56:41 10/05/2025
Phim Trung Quốc chưa xem đã thấy hay, khiến netizen háo hức nhất hiện tại: Nữ chính đẹp thôi rồi, cười mệt với nam chính
Phim châu á
05:53:18 10/05/2025
10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"
Hậu trường phim
05:52:44 10/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025