Trung Quốc im lặng trước vùng phòng không mới của Hàn Quốc
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 9.12 đưa tin về vùng nhận dạng phòng không mở rộng của Hàn Quốc nhưng không kèm theo bình luận chỉ trích gì. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không có ý kiến.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bình luận cụ thể nào về vùng nhận dạng phòng không vừa được mở rộng của Hàn Quốc – Ảnh: Reuters
Vào ngày 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo về vùng phòng không mới chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc vừa thiết lập ở biển Hoa Đông, theo AFP.
Trước đó, Seoul, Tokyo và Washington đã lên tiếng phản đối vùng phòng không mới mà Bắc Kinh đơn phương thành lập hồi tháng 11, vốn bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu (nơi đang có tranh chấp với Hàn Quốc) và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản).
Giới quan sát nhận định Trung Quốc luôn phản ứng gay gắt với Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; nhưng đối với Seoul, Bắc Kinh luôn tìm cách thắt chặt quan hệ hữu nghị.
Một bài xã luận trên ấn phẩm tiếng Hoa của Hoàn Cầu thời báo, nhật báo có xu hướng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ không có phản ứng cụ thể gì về vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc.
Cũng theo nhận xét của tờ báo này, động thái mới đây của Hàn Quốc “mang tính lợi dụng”, tranh thủ thời điểm Bắc Kinh và Tokyo đang đối đầu, nhưng cho biết “Trung Quốc vẫn tôn trọng quyền lợi của Hàn Quốc”.
“Hàn Quốc là một đối tác hữu nghị và quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Hy vọng Hàn Quốc sẽ đáp lại ý tốt của Trung Quốc một cách toàn tâm, chứ không phải chỉ qua điện thoại”, Hoàn Cầu thời báo nhắn nhủ.
Các hãng tin chính thống khác tại Trung Quốc, gồm cả tờ Nhân dân nhật báo do đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, hay Tân Hoa xã, đã không có bất kỳ bài bình luận gì về chủ đề nói trên, trong khi các tờ báo khác đưa tin rất mơ hồ.
“Mặc dù vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc một cách chủ quan, nhưng đây là một hành động mà chính phủ Hàn Quốc phải tiến hành để đảm bảo cho quyền lợi và thỏa mãn yêu cầu của người dân nước này”, Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Su Hao, một chuyên gia đối ngoại Trung Quốc, nhận định.
Bình luận này được đăng tải trên ấn bản tiếng Anh của Hoàn Cầu thời báo. Ông Su cũng nói rằng động thái của Hàn Quốc không mang tính hiếu chiến.
Phản ứng của truyền thông Trung Quốc tương tự với các phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vào cuối tuần qua, khi được hỏi về việc Hàn Quốc công bố kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không.
Video đang HOT
“Trung Quốc sẵn sàng giữ liên lạc với Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, ông Hồng trả lời, đồng thời cho biết thêm rằng kế hoạch của Hàn Quốc “cần tuân thủ luật pháp và công ước quốc tế”.
Mỹ, Nhật, Hàn bước vào ‘cuộc chiến cân não’ với Trung Quốc Chủ tịch Ủy ban Quan hệ quốc tế của Duma Quốc gia Nga, ông Alexei Pushkov, nhận định rằng Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn Quốc đã bước vào “cuộc chiến cân não” về vùng nhận dạng phòng không với Trung Quốc. Ông Pushkov cho rằng việc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lập vùng nhận dạng phòng không chồng lấn nhau là động thái nguy hiểm, theo trang tin Russia Beyond Headlines ngày 8.12. “Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc đã bước vào cuộc chiến cân não với Trung Quốc”, ông Pushkov nhận xét. Vào ngày 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố mở rộng vùng nhận dạng phòng không của nước này thêm hơn 66.000 km2 về phía nam, bao gồm không phận bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu tranh chấp với Trung Quốc. Vùng nhận dạng phòng không mở rộng của Hàn Quốc cũng chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không mới thành lập ở biển Hoa Đông của Trung Quốc và của Nhật, theo AFP. Mỹ “hoan nghênh” việc Hàn Quốc mở rộng vùng nhận dạng phòng không. Nhưng Washington và hai đồng minh Nhật, Hàn lại kịch liệt phản đối vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập hồi 23.11. ( Phúc Duy)
Nhật không phản đối vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc Chính phủ Nhật Bản cho biết kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc không gây ra vấn đề gì đối với Tokyo, đài NHK (Nhật) đưa tin ngày 9.12. Vào hôm 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo sẽ mở rộng vùng phòng không chồng lấn sang một phần vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu, vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Seoul và Bắc Kinh. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng thông báo rằng vùng phòng không mở rộng sẽ có hiệu lực vào ngày 15.12 và khẳng định đã “tham khảo với Mỹ, Nhật và Trung Quốc” trước khi đưa ra quyết định này. NHK dẫn lời các quan chức Nhật xác nhận đã được phía Hàn Quốc thông báo trước về vùng phòng không mở rộng. Mặc dù không phản đối, nhưng Tokyo bày tỏ quan ngại rằng động thái của Hàn Quốc có thể gây phương hại đến quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh, cũng như gây căng thẳng trong khu vực. ( Hoàng Uy)
Theo TNO
Dùng chiêu sở hữu cổ vật, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông
Trung Quốc đang dùng chiêu thức tuyên bố quyền sở hữu với các di tích khảo cổ và xác tàu trên Biển Đông để khẳng định chủ quyền quốc gia tại vùng biển xảy ra tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Hồi năm ngoái, đoàn khảo cổ học dưới nước do chuyên gia khảo cổ hàng đầu thế giới người Pháp - Franck Goddio dẫn đầu đã tìm thấy xác của một con tàu Trung Quốc bị đắm vào thế kỷ 13 ở ngoài khơi bờ biển Philippines. Tuy nhiên, khi tàu của đoàn chuyên gia tiếp cận khu vực tàu đắm đã ngay lập tức bị máy bay quân sự và tàu hải giám của Trung Quốc ngăn cản thông qua hệ thống loa phát lời cảnh báo bằng tiếng Anh.
Phiên bản tàu Trịnh Hòa tại bảo tàng Trung Quốc
"Họ nói khu vực này thuộc chủ quyền của Trung Quốc và chúng tôi đã vi phạm hải phận. Đây thực sự là một điều đáng sợ", một thành viên trong đoàn chuyên gia cho biết.
Phía quan chức Trung Quốc cũng đã xác nhận sự việc trên và khẳng định chương trình thám hiểm của nhóm chuyên gia khảo cổ là trái pháp luật.
Tình hình căng thẳng tranh chấp chủ quyền ngoài khơi Trung Quốc ngày càng gia tăng khi chính phủ nước này tuyên bố quyền sở hữu với hàng ngàn xác tàu bị đắm nằm rải rác khắp khu vực Biển Đông và cho rằng hải phận này thuộc quyền sở hữu của Bắc Kinh từ hàng ngàn năm nay.
Thậm chí, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho lực lượng bảo vệ bờ biển ngăn chặn mọi đoàn khảo cổ hoạt động bất hợp pháp trong hải phận mà nước này tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tập trung đổ tiền đầu tư vào chương trình khảo cổ trên biển. Theo đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc sẽ thực hiện chuyến khám phá dưới biển đầu tiên ngay tại hải phận các quần đảo đang tranh chấp với những nước láng giềng.
Nhà khảo cổ học người Pháp - Franck Goddio
Quan chức Trung Quốc ngụy biện rằng nỗ lực của họ nhằm ngăn chặn nạn cướp bóc, hôi của có khả năng phá hủy nhiều công trình lịch sử và buôn bán cổ vật Trung Quốc ra thị trường quốc tế.
Giới khảo cổ học Trung Quốc cho rằng công việc của họ sẽ giúp củng cố những bằng chứng nhằm chứng minh chủ quyền quốc gia trên khu vực Biển Đông - vốn đang xảy ra tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Philippines.
"Chúng tôi muốn tìm thêm bằng chứng nhằm chứng minh người Trung Quốc đã đặt chân và sống tại đây từ xưa. Những bằng chứng sử học có thể chứng minh chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông", Liu Shuguang - người đứng đầu Trung tâm Di sản Văn hóa dưới nước thuộc quyền quản lý của nhà nước nói.
Tình hình căng thẳng quân sự tại khu vực châu Á bị đẩy lên cao khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với nhiều khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông - đang xảy ra tranh chấp với Nhật Bản. Hôm 23/11, Trung Quốc còn bất ngờ tuyên bố thành lập "Vùng nhận diện phòng không" bao gồm không phận quần đảo đang tranh chấp chủ quyền với Tokyo - Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Các nhà khảo cổ nghiên cứu xác tàu Hải Nam I
Biển Đông là một trong những tuyến đường biển giao thương nhộn nhịp nhất thế giới cùng với sự xuất hiện của nhiều xác tàu từ hai thiên niên kỷ trước bao gồm thuyền buồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập, Hà Lan và Anh cùng các tàu chiến trong Thế chiến thứ Hai.
Theo giới khảo cổ Trung Quốc, họ đã tập hợp được tọa độ của 70 vụ đắm tàu và ước tính còn khoảng 2.000 địa điểm chưa được xác định.
Ông Goddio đã nghiên cứu khu vực Biển Đông từ những năm 1980 và từng khai quật được các thuyền buồm của Trung Quốc hồi thế kỷ 15, thuyền chiến Tây Ban Nha thế kỷ 16 và tàu buôn của Anh thế kỷ 18.
Ngoài chuyến đi năm ngoái, đoàn nghiên cứu của ông Goddio đã tới thăm các dải san hô của Philippines và bãi cạn Scarborough vào năm 2011. Cả hai cuộc thám hiểm trên là một phần trong dự án nghiên cứu chung với Bảo tàng Quốc gia Philippines. Do chính phủ không đủ khả năng tài trợ chi phí hoạt động, giới khảo cổ Philippines đã tiến hành hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Ông Liu cho rằng việc nhóm khảo cổ Pháp tiếp cận xác tàu đắm nằm trong nỗ lực "Philippines muốn phá hủy bằng chứng có lợi cho Trung Quốc vốn khẳng định người Trung Quốc là những cư dân đầu tiên tìm thấy Scarbourough".
Mặc dù chưa tiến hành tìm kiếm khảo sát khai quật bãi cạn Scarborough, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã bắt đầu tiếp cận xác tàu bè của nước này bị đắm ngoài quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
"Khảo cổ học trên biển là hành động thể hiện chủ quyền quốc gia", Lệ Tiểu Tiệp - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc phát biểu hồi tháng 9/2012.
Theo đó, giới khảo cổ Trung Quốc dự định triển khai hoạt động nghiên cứu điều tra xác tàu đắm trên những vùng biển tranh chấp ngay trong năm nay hoặc năm tới. Thậm chí, các nhà khảo cổ còn ủng hộ nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc tái thiết năng lực để trở thành một cường quốc hàng hải.
Vào năm 1987, Trung Quốc cũng đã buộc một nhóm khảo cổ học Anh ngừng hoạt động trên Biển Đông sau khi tìm thấy một tàu buôn 800 tuổi mang tên Nam Hải I. Sau đó, tàu Nam Hải I được xác định là tàu của Trung Quốc. Kể từ đó, hầu như không một nhà khảo cổ học nước ngoài tới vùng biển của Trung Quốc để nghiên cứu.
Giới chức Trung Quốc đã đầu tư đào tạo cho hơn 100 nhà khảo cổ biển và xây ít nhất 3 bảo tàng khảo cổ hàng hải cũng như đầu tư hàng triệu đô la vào nghiên cứu.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay trong năm tới, Trung Quốc dự định hạ thủy một con tàu dài 56 m, chuyên phục vụ nghiên cứu khảo cổ biển. Đây là con tàu đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế chỉ chuyên tìm kiếm và nghiên cứu các di tích khảo cổ biển.
Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư kinh phí để thực hiện các dự án chung với nhiều quốc gia nhằm tìm kiếm xác tàu Trịnh Hòa - vốn được xem là "bằng chứng" quan trọng cho các tuyên bố của Bắc Kinh trên Biển Đông. Một trong những lý do mà giới chức Trung Quốc đặc biệt quan tâm khi đi tìm xác tàu Trịnh Hòa là khám phá những dải đá ngầm và các quần đảo nằm trên Biển Đông.
"Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang chảy trong các chương trình khảo cổ học biển của Trung Quốc", Jeffrey L. Adams - nhà nhân chủng học tại Đại học Minnesota và là người từng viết về khảo cổ học Trung Quốc nhận định.
Phần lớn các nhà khảo cổ nước ngoài cho rằng sự phát triển nhanh chóng của hoạt động giao thương quốc tế thông qua buôn bán đồ gốm sứ và tơ lụa đã khiến rất nhiều xác tàu buôn của Trung Quốc xuất hiện trên Biển Đông.
Tuy nhiên, nhiều xác tàu buôn Trung Quốc bị đắm nằm xa đất liền nước này và nằm xung quanh các rạn san hô và bãi đá ngoài khơi bờ biển của Malaysia, Brunei và Philippines bởi chúng từng sử dụng những khu vực này để giao thương và tránh thời tiết xấu.
Ngay cả khi xác tàu đắm không nằm trong khu vực tranh chấp, việc xác định quốc tịch của con tàu vẫn vô cùng khó khăn. Bởi chủ sở hữu, hàng hóa và thủy thủ đoàn trên một con tàu đến từ nhiều nước khác nhau.
Trong những năm gần đây, xu hướng quốc tế hóa đã chấp nhận khái niệm "di sản chung" khi cho phép nhiều quốc gia hợp tác cùng khai thác cổ vật và chia sẻ nghiên cứu cho nhiều học viện khác nhau.
Theo đó, công ước Unesco 2001 về di sản văn hóa dưới nước đã khuyến khích các nước hợp tác và chia sẻ nghiên cứu song không đưa ra bản hướng dẫn về quyền tài phán cũng như chế tài xử lý tại những khu vực xảy ra tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, không một quốc gia nào đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thông qua công ước của Unesco.
Theo Minh Thu (Infonet)
Trung Quốc sẽ lập thêm nhiều vùng nhận dạng phòng không mới Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) khác vào thời điểm thích hợp khi đã chuẩn bị đầy đủ, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc trả lời sau khi được hỏi liệu Bắc Kinh có lập ADIZ ở biển Đông hay không. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương - Ảnh: Reuters Tân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung
Hậu trường phim
23:51:50 18/05/2025
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025