Trung Quốc ngày càng bị cô lập trong cộng đồng quốc tế
Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã có bài viết khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam chứng tỏ Trung Quốc ngày càng hung hăng, đe dọa an ninh, hoà bình và ổn định khu vực.
Dân trí xin trân trọng giới thiệu bài viết này:
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 tại tọa độ 15o29′58″ vĩ Bắc – 111o12′06″ kinh Đông, nằm sâu trên 80 hải lý trong vùng biển Việt Nam. Đến ngày 27/5/2014, Trung Quốc di chuyển giàn khoan đến tọa độ mới tại 15o33′38″ vĩ Bắc – 111o34′62″ kinh Đông cách vị trí cũ 23 hải lý về phía Đông Đông Bắc và cách đường ranh giới 200 hải lý của Việt Nam khoảng 60 hải lý. Cả hai vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn thường xuyên duy trì trên 100 tàu, trong đó có nhiều tàu chiến cỡ lớn và máy bay quân sự, chủ động đâm va tàu thực thi pháp luật của Việt Nam trên một phạm vi rộng lớn hàng chục hải lý xung quanh vị trí giàn khoan 981.
Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Cụ thể, Trung quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; vi phạm luật pháp quốc tế về cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nói chung và trong việc giải quyết tranh chấp nói riêng; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là bên tham gia ký kết; trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc ký năm 2011.
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc
Theo quy định Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, một quốc gia ven biển có quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển hoàn toàn có quyền khai thác tài nguyên trên biển cũng như dưới đáy biển. Các quốc gia khác chỉ có quyền qua lại vô hại trên biển và nếu muốn thực hiện hoạt động kinh tế trong khu vực này phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Video đang HOT
Trung Quốc ngang ngược cho rằng giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của cái gọi là “Tây Sa” (Hoàng Sa) của Trung Quốc. Điều này hoàn toàn phi pháp, vì các lý do sau:
Thứ nhất, Hoàng Sa không phải là của Trung Quốc. Hoàng Sa là lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh điều này, ít nhất từ thế kỷ 17, nhà Nguyễn đã xác lập chủ quyền và có các hoạt động khẳng định chủ quyền nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cụ thể, nhà Nguyễn đã thành lập Hải đội Hoàng Sa để khai thác kinh tế đối với hai quần đảo này và thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong suốt mấy thế kỷ kể từ thời điểm đó mà không bị một nước nào phản đối, kể cả Trung Quốc. Với một thời gian dài như vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để khẳng định rằng chủ quyền của Việt Nam từ thời phong kiến đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác lập. Sau thời kỳ nhà Nguyễn, chính quyền bảo hộ Pháp và Việt Nam đều tiếp tục duy trì chủ quyền và quản lý trên thực tế đối với hai quần đảo này. Năm 1956, Trung Quốc đưa quân sử dụng vũ lực đánh chiếm khu vực phía Đông và năm 1974, chiếm khu vực phía Tây quần đảo này của Việt Nam. Theo luật pháp quốc tế, việc sử dụng vũ lực để chiếm hữu lãnh thổ là không được thừa nhận. Do đó, tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với “Tây Sa” (Hoàng Sa) là phi pháp. Từ sau năm 1974, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, phản đối các hoạt động phi pháp cũng như yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Lập luận của Trung Quốc cho rằng giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc vì Hoàng Sa là của Trung Quốc là sai trái về mặt luật pháp quốc tế.
Thứ hai, Trung Quốc cũng không thể lập luận rằng giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Hoàng Sa theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, bởi các đảo đá tại Hoàng Sa có diện tích nhỏ (lớn nhất là đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 2km vuông), không thỏa mãn điều kiện pháp lý áp dụng cho quy chế đảo là phải có đời sống kinh tế riêng và có thể tự duy trì cuộc sống. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, các đảo đá này không được hưởng 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có vùng biển lãnh hải 12 hải lý. Điều đó khẳng định vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 (cách đảo Tri Tôn 17 hải lý và sau đó là 25 hải lý) hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và hoàn toàn không có tranh chấp.
Trung Quốc cũng vi phạm luật quốc tế khi sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam. Hiến chương Liên hợp quốc đã cấm tất cả các hành động sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực nói chung và liên quan đến các vấn đề lãnh thổ nói riêng. Các hoạt động tranh chấp phải được giải quyết thông qua thương lượng hòa bình. Hoạt động sử dụng vũ lực chỉ được thực hiện trong các hoàn cảnh đặc biệt như là tự vệ và/hoặc được Hội đồng Bảo an cho phép. Như thế giới đã chứng kiến, để hộ tống giàn khoan trái phép vào vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng một số lượng lớn tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, quân sự cùng máy bay chiến đấu, đặc biệt Trung Quốc cho mở bạt che nòng súng trên các tàu quân sự chĩa vào tàu dân sự của Việt Nam. Các hành động này cho thấy rõ ràng Trung Quốc đã có hành độngđe dọa sử dụng vũ lực. Càng nghiêm trọng hơn, các tàu của Trung Quốc chủ động, cố tình đâm va, làm hư hại nhiều tàu thuyền của lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, thậm chí đã đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, làm bị thương nhiều cán bộ của các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và nhiều ngư dân đang hoạt động tại ngư trường truyền thống trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là các hành động sử dụng vũ lực trên thực tế. Các hành động này là hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông.
Ngoài ra, để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập vùng an toàn 3 hải lý xung quanh giàn khoan. Đây cũng là hành vi hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế. Theo như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, một quốc gia chỉ được phép thiết lập vùng an toàn 500 mét cho các công trình và thiết bị lắp đặt trên biển. Trên thực tế, phạm vi các tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính và tàu quân sự của Trung Quốc ngăn cản tàu thực thi pháp luật của Việt Nam bảo vệ chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam lên tới 30-40 hải lý. Hành động này đã đe dọa tự do, an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực. Kèm theo đó, việc các máy bay trinh sát và tiêm kích của Trung Quốc thường xuyên bay sát, uy hiếp các tàu công vụ của Việt Nam đã trở thành mối đe dọa đối với an toàn và tự do hàng không trên vùng biển này.
Trong năm 2003 và 2004, Trung Quốc đã đưa ra khái niệm về “trỗi dậy hòa bình” và “phát triển hòa bình” để trấn an thế giới về sự phát triển của mình, cam kết không trở thành bá quyền. Năm 2013, Trung Quốc giới thiệu chính sách ngoại giao láng giềng, theo đó lãnh đạo Trung Quốc đề xuất sáng kiến con đường tơ lụa trên biển và đề nghị ký hiệp định láng giềng hữu nghị với ASEAN. Tuy nhiên, với những hành động gây hấn và khiêu khích đặc biệt mạnh lên từ năm 2009 trở lại đây trên biển Đông và cả biển Hoa Đông, Trung Quốc đã cho thế giới thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa lời nói và hành động của Trung Quốc và đưa ra một hình ảnh Trung Quốc ngày càng ưa sử dụng sức mạnh trong việc khẳng định chủ quyền dựa trên việc tạo ra những “thực tế mới” trên biển Đông. Từ đó, trong con mắt của công luận quốc tế, Trung Quốc đã trở thành một nước ngày càng hung hăng, vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh, hoà bình và ổn định khu vực.
Khoảng cách giữa lời nói và hành động của Trung Quốc càng lớn thì lòng tin của các quốc gia trong khu vực đối với Trung Quốc càng giảm, Trung Quốc càng bị cô lập trong cộng đồng khu vực và quốc tế. Và khi niềm tin về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc càng thiếu cơ sở thì việc các nước trong khu vực tìm kiếm các biện pháp tài phán, xây dựng các mối quan hệ hợp tác quốc tế mới, thậm chí tăng cường khả năng tự vệ là điều cần thiết và hợp lý. Điều này hoàn toàn đi ngược với lợi ích của Trung Quốc, cả về ngắn hạn và dài hạn, bởi vì nước lớn nào cũng phải tạo dựng một môi trường hòa bình và hợp tác ở khu vực địa lý kề cận với mình. Một môi trường như vậy không thể được tạo dựng bằng chính sách cường quyền và một chính sách cường quyền thì không thể giúp xây dựng các mối quan hệ bè bạn.
TS. Nguyễn Hùng Sơn
Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Theo Dantri
Học giả Mỹ: Lợi thế của Việt Nam là công luận quốc tế
Đánh giá về việc đối phó với hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 và điều tàu chiến vào vùng nước chủ quyền của Việt Nam, Tiến sỹ Edward Miller, giảng viên về lịch sử quan hệ đối ngoại của Mỹ và lịch sử Việt Nam tại Đại học Dartmouth (bang New Hamshire), cho rằng lợi thế của Việt Nam trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc hiện nay là sự ủng hộ của công luận quốc tế.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại New York, Tiến sỹ Edward Miller cho rằng trên khắp thế giới, rất nhiều người nhìn nhận Trung Quốc là một cường quốc hiếu chiến can thiệp và nỗ lực lợi dụng các quốc gia khác. Động thái của Trung Quốc tại Biển Đông vừa qua là một phần trong nỗ lực lợi dụng ưu thế trong lĩnh vực quân sự tại Biển Đông. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan không vì mục đích kinh tế mà ẩn sau nó là động cơ chính trị. Tuy nhiên, cái giá mà Trung Quốc phải trả là danh tiếng trên vũ đài công luận quốc tế.
Tiến sỹ Edward Miller.
"Trong lĩnh vực công luận quốc tế, tôi cho rằng cảm tình đang thiên về phía Việt Nam. Nhiều người nhìn vào các hành động của Trung Quốc, không chỉ tại Biển Đông mà còn tại Biển Hoa Đông, và họ thấy rằng Trung Quốc đang theo đuổi mô hình bành trướng trên biển. Đây là điều khiến nhiều người rất trong cộng đồng quốc tế nghi ngờ Trung Quốc. Đó là lợi thế của Việt Nam trong việc huy động sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc khủng hoảng hiện nay", ông Edward Miller nói.
Cũng theo Tiến sỹ Edward Miller, Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào sự ủng hộ của công luận quốc tế, đồng thời việc sử dụng các thể chế pháp lý quốc tế cũng là bước đi mà Việt Nam có thể thực hiện. Biển Đông là nơi mà nhiều nước đều có lợi ích về thương mại và tự do hàng hải, do đó Việt Nam có thể tận dụng lợi thế để quốc tế hóa xung đột hiện nay nhằm gia tăng sức ép quốc tế đối với Trung Quốc. Tới nay, xung đột chủ yếu tập trung vào vấn đề lãnh thổ, và đây không phải là vấn đề quan trọng đối với các quốc gia trong ASEAN nói chung và với Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, thương mại và tự do hàng hải là vấn đề quan trọng, và đó là lĩnh vực mà Việt Nam cần nhấn mạnh với ASEAN và với quốc tế.
Đánh giá về việc sử dụng sức mạnh quân sự trong khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Edward Miller cho rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận trận hải chiến năm 1974 (Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam) là biểu tượng thành công trong chính sách của họ. Chính sách ngày nay của Trung Quốc dưới nhiều góc nhìn là sự mở rộng bài học mà họ rút ra từ cuộc chiến đó, đó là việc sử dụng sức mạnh để giành quyền kiểm soát. Tiến sỹ Edward Miller cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động như vậy, tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự theo một cách có chủ ý, có sự tính toán để dần dần thay đổi hiện trạng.
Đánh giá về vai trò can dự của Mỹ đối với các tranh chấp trên biển tại khu vực, ông Edward Miller cho rằng Mỹ không quan tâm tới tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng Mỹ có lợi ích lớn và rất quan tâm tới vấn đề tự do hàng hải và giao thương trên Biển Đông. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã hết sức quan ngại về hành động của Trung Quốc, và vì thế đây cũng là cơ hội để Việt Nam có thể tận dụng sự ủng hộ của Mỹ trong các nỗ lực đa phương nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc.
Theo Tiến sỹ Edward Miller, Việt Nam cần phải chuẩn bị trước phương án đối phó vì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động sử dụng giàn khoan trong tương lai. "Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động tương tự trong tương lai. Việc khoan dầu chỉ có thể thực hiện vào thời điểm nhất định trong năm do yếu tố thời tiết và nguy cơ bão. Tôi cho rằng hành động tương tự sẽ diễn ra vào mùa Hè năm tới, vì thế Việt Nam cần phải chuẩn bị cho điều đó", ông Edward Miller nhận định.
Theo Lê Dương - Quang Tuyến
TTXVN/Baotintuc.vn
Đã đến lúc thức tỉnh trước "hồi chuông" đánh động từ Trung Quốc! Nếu phía Trung Quốc không tham gia vào các dự án gọi thầu lớn của Việt Nam thì thế giới còn nhiều nhà thầu khác để Việt Nam lựa chọn, chứ Việt Nam không bắt buộc "phải" chọn nhà thầu Trung Quốc vì rẻ hay vì những hứa hẹn trong tín dụng xuất khẩu. Giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'
Có thể bạn quan tâm

Taylor Swift và cơ hội mua lại các bản ghi âm của... chính mình
Nhạc quốc tế
22:35:03 22/05/2025
Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius
Thế giới
22:10:17 22/05/2025
Mẹ đơn thân khiến người đàn ông xót xa khi khóc nghẹn trên show hẹn hò
Tv show
21:54:22 22/05/2025
Ngân Collagen: "Boss miền Tây" giàu sụ, chồng bị phốt nói "xạo" gia thế
Netizen
21:48:11 22/05/2025
Huy Khánh trở lại dự án mới sau ly hôn
Hậu trường phim
21:46:08 22/05/2025
Bi kịch khiến nam diễn viên hạng A sống như người nghèo, để chị gái trông như ăn xin cũng không đụng đến 18.000 tỷ
Sao châu á
21:41:40 22/05/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương giữa bão drama với chồng cũ
Sao việt
21:34:42 22/05/2025
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Sao thể thao
21:26:42 22/05/2025
Hai tài xế ô tô trả giá vì gây tai nạn kinh hoàng, khiến 4 mẹ con tử vong tại chỗ
Pháp luật
21:18:34 22/05/2025
Phơi bày thủ đoạn che giấu tội ác của Diddy, 500 bức ảnh làm bằng chứng mới sốc
Sao âu mỹ
21:06:27 22/05/2025