Trung Quốc phá dỡ học viện Phật giáo lớn nhất Tây Tạng
Học viện quy mô Phật giáo Tây Tạng quy mô nhất thế giới đang bị yêu cầu phá dỡ nhiều khu nhà với lí do “dân số phát triển không kiểm soát” và phòng cháy.
Theo BBC, việc phá dỡ ở học viện Phật giáo này bắt đầu từ ngày 20.7. Đây là động thái diễn ra sau khi chính quyền Bắc Kinh tuyên bố khu vực Larung Gar ở Tây Tạng chỉ được phép duy trì dân số ở ngưỡng 5.000 người. Trước đây, khu vực này là nơi sinh sống của 10.000 cư dân Tây Tạng.
Larung Gar là học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới. Hệ thống học viện và tu viện thành lập từ năm 1980, trải dài ở quận miền núi Sertar, phía đông Tây Tạng. Nơi đây thu hút hàng ngàn tín đồ Phật giáo tới hành hương và học tập.
Các học viên tới đây ở trong những khu nhà bằng gỗ. Chính quyền Trung Quốc nói rằng Larung Gar tăng trưởng dân số ở mức không thể kiểm soát và cần phòng cháy.
BBC đăng tải nhiều hình ảnh, video trên Twitter trong đó những căn nhà gỗ bị phá tan tành. Những thiết bị như máy xúc, máy ủi hạng nặng cũng xuất hiện trong khung hình. Thông tin cho biết chính quyền huy động lực lượng phá dỡ này.
Chính quyền Bắc Kinh không đưa ra bình luận nào sau vụ việc.
Hãng tin AP phỏng vấn một quan chức quận Sertar thì nhận được câu trả lời “đây là quá trình tu bổ, làm mới chứ không hề muốn di dời những ngôi nhà cổ xưa”.
Một học viên ở Larung Gar nói: “Nếu cách duy nhất để giải quyết dân số gia tăng là phá nhà cửa thì tại sao chính sách tương tự không áp dụng ở những thành phố kín đặc người ở Trung Quốc?”.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố dân số Larung Gar phải giảm từ 10.000 người xuống ít hơn 3.500 tu sĩ và 1.500 tăng ni trong tháng Mười tới. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, phá hủy Larung Gar không liên quan gì tới dân số gia tăng, mà do chính quyền muốn triệt tiêu ảnh hưởng của Phật giáo tại Tây Tạng.
Video đang HOT
Bắc Kinh tuyên bố khu vực hơn trăm năm tuổi ở dãy Himalaya thuộc sở hữu của Trung Quốc. Năm 1950, Trung Quốc điều quân đội hàng vạn người tới chiếm giữ Tây Tạng. Một số khu vực trở thành khu tự trị Tây Tạng và một số khác gộp chung vào các tỉnh vùng biên của Trung Quốc.
Phương Tây liên tục cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền, chính trị và tôn giáo ở Tây Tạng. Bắc Kinh phủ nhận mọi cáo buộc đưa ra về những cuộc đàn áp đẫm máu ở Tây Tạng.
Toàn cảnh học viện Phật giáo lớn nhất thế giới ở Tây Tạng
Theo Danviet
Cuộc sống của 40.000 người ở học viện Phật giáo Tây Tạng
Nằm ở độ cao gần 4.000 mét so với mực nước biển, Larung Gar là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới, thu hút hàng chục nghìn tăng ni tới sinh sống và theo học.
Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng, cách thị trấn Sertar 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar là trung tâm Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới.
Học viện nằm trên một sườn đồi cao 3.800 mét so với mực nước biển, theo Telegraph. Ảnh: Bodhicitta
Các nhà sư tụ tập ngoài bãi đất trống trên đỉnh đồi. Ảnh: Shinya Itahana
Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng không có người ở.
Mặc dù nằm tại tại vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, từ một môi trường khắc nghiệt ít người thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ngày nay, học viện này có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.
Một con dê đang ăn rau trong giỏ, cảnh tượng thường thấy trên đường phố khu Học viện Phật giáo. Ảnh: Shinya Itahana
Nhà cửa ở đây chủ yếu xây từ gỗ. Căn nọ nối tiếp căn kia, tạo thành từng lớp nhà gỗ hàng nghìn căn trải dọc sườn đồi. Trong nhà không có nhà vệ sinh riêng, thay vào đó, họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng xây bên ngoài. Ảnh: Shinya Itahana
Các nhà sư Tây Tạng đi lấy nước ở giếng công cộng. Ảnh: Shinya Itahana
Một tòa nhà của học viện Phật giáo. Ảnh: Bodhicitta
Hai nhà sư đi bộ ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Những người hành hương đi bộ dọc theo một ngôi chùa ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Quang cảnh ngoài sân tu viện chính ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Bên trong học viện là các tăng ni đang ngồi đọc sách. Ảnh: Shinya Itahana
Một ni cô đang ngồi đọc kinh Phật. Ước tính có khoảng 9.000 ni cô ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Không chỉ thu hút những học viên thuộc dân tộc thiểu số của Trung Quốc, học viện còn thu hút học viên từ nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Malaysia. Những học viên này được học trong các lớp riêng biệt bằng tiếng Trung Quốc phổ thông, trong khi các lớp học lớn hơn được dạy bằng tiếng Tây Tạng.
Người hành hương ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Ngày 8/6, chính quyền Trung Quốc thông báo kế hoạch giảm dân số tại đây. Hiện nay học viện có khoảng 10.000 tăng ni thường trú, con số tạm trú có thể gần 40.000 người. Việc phá dỡ là một phần trong chiến dịch giảm quy mô dân số nơi này xuống còn 5.000 người vào tháng 9/2017 theo lệnh của chính quyền.
Có rất nhiều những cửa hàng nhỏ thế này ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Từ ngày 18/6, người ngoại quốc cũng không được phép tới thăm Larung Gar hoặc Sertar, thị trấn lân cận.
Trung Quốc hôm 20/7 bắt đầu phá dỡ một số khu nhà ở học viện, sớm hơn 5 ngày so với thông báo.
Hồng Hạnh
Theo VNE











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên
Có thể bạn quan tâm

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Tin nổi bật
07:35:49 22/05/2025
Nhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồ
Sao việt
07:32:01 22/05/2025
Đoàn Di Băng bể kèo bán 4000 son với Thùy Tiên, hẹn việc sốc trước khi đeo lắc?
Netizen
07:31:38 22/05/2025
Mỹ nhân duy nhất được tung hô là Hoàng hậu đẹp nhất Việt Nam, đến cả giọng nói cũng cao sang hơn người
Hậu trường phim
07:29:15 22/05/2025
Làm 4 món ăn cho bữa sáng nhanh mà ngon từ các nguyên liệu giàu protein để tăng cường hệ miễn dịch
Ẩm thực
07:24:31 22/05/2025
Nam thần Sở Kiều "quay xe", năn nỉ con gái vua sòng bạc, sợ mất cả chì lẫn chài?
Sao châu á
07:14:39 22/05/2025
Né Covid-19 ở Thái Lan, Chu Thanh Huyền cổ vũ Quang Hải từ xa vẫn sang chảnh hết nấc, nhà đẹp, món ngon phát mê!
Sao thể thao
06:59:24 22/05/2025
Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo
Pháp luật
06:51:13 22/05/2025
Sống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thở
Góc tâm tình
06:43:20 22/05/2025
Nam ca sĩ sở hữu biệt phủ 4000m2 nói thẳng: "Gia đình không phải nơi tính toán lời lỗ"
Tv show
06:04:03 22/05/2025