Trung Quốc phóng vệ tinh lên quỹ đạo chuyển tiếp Trái Đất – Mặt Trăng
Ngày 20/3, Cục Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết nước này đã phóng một vệ tinh chuyển tiếp mới để cung cấp dịch vụ liên lạc giữa Trái Đất- Mặt Trăng.
Đây là một bước quan trọng nhằm phục vụ các sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai của Bắc Kinh, như lấy các mẫu từ phía xa của Mặt Trăng.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-2D mang theo 14 vệ tinh rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày 15/1/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo Tân Hoa xã, Tên lửa Trường Chinh-8, mang theo vệ tinh Thước Kiều 2 (Queqiao-2), đã được phóng lên không gian lúc 8:31 (giờ địa phương) từ bãi phóng Văn Xương ở thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, phía Nam Trung Quốc. Hơn 20 phút sau khi được phóng lên không gian, vệ tinh Thước Kiều 2 đã tách khỏi tên lửa và đi vào quỹ đạo chuyển tiếp Trái Đất – Mặt Trăng theo kế hoạch. CNSA cho biết các tấm pin mặt trời và ăng-ten liên lạc của vệ tinh Thước Kiều 2 đã được mở ra.
Video đang HOT
Vệ tinh Thước Kiều 2 đóng vai trò là chuyển tiếp cho giai đoạn 4 trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc. Vệ tinh này sẽ cung cấp dịch vụ liên lạc cho các sứ mệnh Thường Nga (Chang’e) 4, 6, 7 và 8.
Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình thám hiểm Mặt Trăng và nước này dự kiến đưa người lên hành tinh này trước năm 2030.
Cuộc đua dọn rác vũ trụ giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Khi Trung Quốc dẫn thành công một vệ tinh không còn hoạt động vào "quỹ nghĩa địa" trong năm nay, các chuyên gia Nhật Bản đã phải chú ý.
Tờ Washington Post (Mỹ) đưa tin một số người cho rằng qua động thái trên, Trung Quốc thể hiện năng lực tác động được vào quỹ đạo, khả năng tiếp cận gần với các vệ tinh khác. Trong khi đó, Nhật Bản đang chạy đua để thiết lập công nghệ này.
Với các hoạt động thương mại trên vũ trụ ngày càng "sôi động", lượng rác thải vũ trụ cũng gây rủi ro ngày càng tăng về va chạm. Nhiều thập niên khám phá vũ trụ đã để lại hàng nghìn mảnh thiết bị và vệ tinh không còn hoạt động di chuyển trên Trái Đất với tốc độ 28.163 km/h. Một số có kích thước chỉ bằng viên đá, nhưng có thiết bị lại to bằng cả xe buýt. Các công ty trên khắp thế giới đang tìm cách phát triển công cụ để đưa số rác thải này về Trái Đất, khiến chúng cháy rụi do nhiệt độ cao trong quá trình quay lại này.
Trung Quốc sẽ sớm trở thành quốc gia có nhu cầu dọn dẹp rác thải vũ trụ lớn nhất. Trung Quốc phóng vệ tinh đầu tiên vào năm 1970 và hướng đến năm 2045 trở thành cường quốc vũ trụ toàn cầu. Tính đến tháng 4, nước này có trên 500 vệ tinh trên quỹ đạo, cùng với việc xây dựng trạm vũ trụ riêng cùng ngành công nghiệp thương mại vũ trụ nở rộ, Trung Quốc nhiều tiềm năng để lại lượng lớn rác thải vũ trụ vượt các quốc gia khác. Đối với việc dọn dẹp rác thải vũ trụ, Trung Quốc ủng hộ hướng dẫn của Liên hợp quốc và Ủy ban điều phối các mảnh vỡ vũ trụ liên cơ quan quốc tế (IADC).
Chưa có quy định về đối tượng phải chịu trách nhiệm trong dọn dẹp rác thải vũ trụ nhưng Nhật Bản dự định đóng vai trò then chốt và nước này đã đẩy mạnh hợp tác cùng Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường năng lực vũ trụ. Chuyên gia Kazuto Suzuki tại Trường Sau đại học Chính sách công thuộc Đại học Tokyo đánh giá: "Đây là cơ hội vàng cho Nhật Bản nhưng thời gian lại không nhiều".
Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản đã phối hợp cùng một công ty trụ sở tại Tokyo là Astroscale hoàn thành sứ mệnh dọn dẹp rác thải vũ trụ đầu tiên trên thế giới và dự kiến đến năm 2030 thực hiện định kỳ dịch vụ này. Astroscale cũng đang phát triển công nghệ sửa chữa và tái nạp nhiên liệu cho vệ tinh trên quỹ đạo nhằm kéo dài tuổi thọ của thiết bị này.
Bằng việc hợp tác với Astroscale, chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực tạo tiêu chuẩn cho các nước khác theo chân. Đầu năm nay, chính phủ Nhật Bản bắt đầu quá trình hình thành luật lệ và quy định đối với các thực thể liên quan đến sứ mệnh và nghiên cứu dọn dẹp rác thải vũ trụ. Mục tiêu là khiến điều này minh bạch hơn. Các chuyên gia cũng nhận định điều quan trọng là tránh hình thành nghi vấn giữa các nước cạnh tranh cũng như giảm thiểu nguy cơ xung đột.
Việc xử lý rác thải vũ trụ cần hợp tác và tin tưởng giữa nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước "xả thải" hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc cùng Nga. Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell tại Trung tâm Thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) đánh giá hợp tác về vấn đề này chỉ hiệu quả nếu các quốc gia sẵn sang đặt lợi ích quốc tế trước quan ngại về quân sự". Ông cũng nhấn mạnh vấn đề là không có kiểm soát không lưu quốc tế đối với vũ trụ.
Hình ảnh không gian đầu tiên gửi từ tàu thám hiểm Mặt trăng Orion Sau 9 tiếng được phóng lên quỹ đạo, tàu vũ trụ thám hiểm Mặt trăng Orion đã chia sẻ những hình ảnh đầu tiên chụp Trái đất ở khoảng cách gần 92.000 km. Trái đất được chụp từ tàu vũ trụ Orion. Ảnh: NASA Sáng sớm 16/11 (giờ địa phương), từ trung tâm vũ trụ Kenedy (bang Flordia, Mỹ), tàu vũ trụ Orion...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5

Israel tấn công ồ ạt vào Houthi sau cảnh báo sơ tán ở Yemen?

Nhà Trắng thông báo đạt thỏa thuận với Trung Quốc

Cục diện bầu cử tổng thống Hàn Quốc

Lầu Năm Góc tiếp tục kế hoạch 'thay máu'

Giáo hoàng Leo XIV công bố tầm nhìn giáo hội

Sức mạnh của Mỹ giữa 'cuộc chiến chip'

Voi con bị xe tải cán chết, voi mẹ tuyệt vọng tìm cách cứu

Hỏng máy phát điện, 5 ngư dân trôi dạt trên biển suốt 55 ngày

Mỹ lo bùng phát bệnh sởi

Bang Wisconsin kiện chính quyền ông Trump lần thứ 16

Google giải quyết vụ kiện phân biệt chủng tộc
Có thể bạn quan tâm

Vịnh Bái Tử Long: Điểm đến mới cho du lịch hạng sang
Du lịch
13:20:18 12/05/2025
Những người giữ cho ngư trường lặng sóng...
Pháp luật
13:18:59 12/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 12/5: Bạch Dương khó khăn, Thiên Bình chậm trễ
Trắc nghiệm
13:03:44 12/05/2025
Diễn viên "Mùi ngò gai" giải nghệ lấy chồng đại gia: Hiện sống giàu sang, dạy con cũng khéo
Sao việt
12:53:29 12/05/2025
Cha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọ
Nhạc việt
12:32:04 12/05/2025
Google triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AI
Thế giới số
12:03:03 12/05/2025
Quang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hội
Netizen
11:43:15 12/05/2025
Triệu Lộ Tư 'xuống tóc' lấy lại hào quang nữ chính, mất 1s làm fan xao xuyến
Sao châu á
11:32:04 12/05/2025
OPPO Reno14 lộ hiệu năng ấn tượng
Đồ 2-tek
11:26:50 12/05/2025
Hủ tiếu gà trộn khô vừa ngon lại thanh mát, ăn nhẹ bụng cho ngày nắng nóng
Ẩm thực
11:17:25 12/05/2025