Trung Quốc quyết ‘dọn rác’ trực tuyến
Sau chiến dịch thanh lọc cực mạnh rác văn hóa mạng năm ngoái, chính quyền Trung Quốc tiếp tục can thiệp sâu và kiểm soát chặt chẽ các nội dung trực tuyến.
Theo đó, Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường nỗ lực giám sát, xem xét và làm sạch nội dung trực tuyến. Động thái này được cho là kế thừa và phát huy thành quả của chiến dịch “ dọn rác trực tuyến” mà Trung Quốc đã đạt được vào năm ngoái.
Tiếp nối những thành công năm 2021, Trung Quốc tiếp tục mạnh tay “thanh lọc” internet
Hôm 10.3, Phó cục trưởng Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc, ông Sheng Ronghua, lý giải việc tăng cường thắt chặt các quy định trên không gian mạng internet đã giúp hạn chế tối đa sự “hỗn loạn” của văn hóa hâm mộ thần tượng quá mức, tin tức giả mạo và nhiều “bệnh internet” khác. Công bố được đưa ra một ngày sau chuyến thăm của ông Sheng đã đến văn phòng của Sina Weibo và gặp gỡ đại diện của các công ty internet, bao gồm Alibaba Group Holding, Tencent Holdings, Baidu, Kuaishou Technology, Meituan và Zhihu.
Theo văn bản công bố, Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc kêu gọi các nhà khai thác nền tảng internet thành lập các nhóm đánh giá nội dung mạnh mẽ và tăng cường đào tạo cho những nhân viên này. Bên cạnh đó, các nhà khai thác còn được yêu cầu thực hiện những sự thay đổi cấp thiết trên các sản phẩm trực tuyến của họ, bao gồm cải thiện các quy tắc cộng đồng trực tuyến, cũng như tăng cường kiểm soát đối với một số nhóm người dùng và tổ chức “trong tầm ngắm”.
Đồng lòng thanh lọc internet từ trên xuống dưới
Video đang HOT
Cuộc gặp mặt do Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc chủ trì diễn ra vài tháng sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện Trung Quốc công bố nội bộ một bộ hướng dẫn xây dựng “nền văn minh không gian mạng”. Theo Tân Hoa Xã tóm lược, nội dung của công bố nội bộ kêu gọi các cấp chính quyền kiểm soát hệ tư tưởng, văn hóa, tiêu chuẩn đạo đức và hành vi trực tuyến.
Sáng kiến mới nhất của cơ quan giám sát internet phản ánh đường lối của chính phủ Trung Quốc: siết chặt, giám sát các công ty internet, đồng thời chỉ đạo họ loại bỏ những nội dung không phù hợp theo quan điểm của chính phủ. Nhận định bởi SCMP, những động thái quyết liệt của Bắc Kinh gần đây được cho là một phần nỗ lực tạo ra không gian mạng Trung Quốc “trong sạch và lành mạnh”, “không khoan nhượng” với những trường hợp kích động bạo lực trên mạng.
Đăng tải trên nền tảng WeChat, Nhân dân Nhật báo – tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định: “Không gian mạng không phải là chốn vô pháp. Các hành vi kích động bạo lực trên internet không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người, mà còn gây ô nhiễm môi trường trực tuyến và những hành vi này cần phải được chấn chỉnh bởi pháp luật “.
Xuyên suốt Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 diễn ra vào tháng trước, mạng xã hội Weibo đã “thanh lọc” hơn 41.000 bài đăng và khóa 850 tài khoản “tạo ra phiền phức” trong sự kiện này. Chính vì vậy, Zhu Yi, vận động viên trượt băng nghệ thuật 19 tuổi sinh ra tại Hoa Kỳ đại diện cho đội Trung Quốc, đã được bảo vệ trước làn sóng chỉ trích của dân mạng Trung Quốc.
Kiểm soát gắt gao vấp phải nhiều phản ứng dữ dội
Trên thực tế, những chiến dịch chấn chỉnh “môi trường trực tuyến” đã được Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc triển khai từ năm 2016. Ban đầu, chiến dịch chủ yếu nhắm đến các hành vi truyền bá thông tin sai lệch và khuyến khích bạo lực trên internet.
Những động thái của chính quyền Trung Quốc đã hiệu quả hơn hẳn trong một vài năm trở lại đây, đỉnh điểm là năm 2021, khi những vấn nạn như hâm mộ quá mức thần tượng hay tin tức sai lệch đã bị xử lý theo đúng tinh thần mạnh tay, “không chút khoan nhượng”. Tuy nhiên, những động thái quá đỗi gắt gao trên không gian trực tuyến đã ít nhiều tạo ra những phản ứng dữ dội từ cộng đồng dân cư mạng Trung Quốc.
Trung Quốc cấp phép cho Baidu, Pony AI thu phí taxi tự lái
Baidu và Pony AI đã trở thành hai công ty đầu tiên được chính quyền Trung Quốc cấp giấy phép triển khai thương mại dịch vụ taxi không người lái sau thời gian thử nghiệm thành công.
Theo South China Morning Post, cơ quan lái xe tự động cấp cao của Bắc Kinh hôm 25.11 đã cho phép Baidu và Pony AI thu phí dịch vụ taxi tự lái (còn gọi là robotaxi) trong một khu vực được chỉ định của thủ đô rộng khoảng 60 km vuông.
"Với việc vận hành thử nghiệm thành công dịch vụ thương mại Apollo Go của Baidu, cả số lượng ô tô tự lái và khu vực hoạt động sẽ được mở rộng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu hành khách địa phương, tạo nền tảng cho sự phát triển lớn hơn, nhanh chóng hơn của thương mại hóa ô tô tự lái", Baidu nói trong một tuyên bố.
Để đảm bảo an toàn, đặc biệt cho những hành khách cảm thấy lo lắng về việc một thuật toán có thể đưa họ đi từ A đến B, thì trên taxi sẽ luôn có một "nhân viên an ninh" ngồi sau tay lái, sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.
Baidu và Pony AI đã được bật đèn xanh để bắt đầu thu phí hành khách sử dụng taxi tự lái ở Bắc Kinh
Baidu bắt đầu chạy thử nghiệm taxi không người lái vào tháng 9.2020. Gã khổng lồ internet đại lục vận hành một đội gồm 67 xe tự lái chạy giữa hơn 600 điểm đón và trả khách trong Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Bắc Kinh, một phần của khu vực được phép. Dịch vụ này sẽ hoạt động từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối và hành khách có thể sử dụng ứng dụng Apollo Go để có một chuyến đi. Hiện cả hai công ty vẫn chưa tiết lộ mức phí mà họ sẽ tính với hành khách. Các nhà phân tích dự đoán giá cước sẽ tương tự như taxi truyền thống.
Pony AI là hãng công nghệ xe tự lái được thành lập vào cuối năm 2016 bởi James Peng và Lou Tiancheng, trước đây là hai nhà phát triển kiêm kỹ sư chính tại đơn vị tự lái của Baidu. Pony bắt đầu thử nghiệm robotaxi ở Bắc Kinh vào tháng 5.2021.
"Trung Quốc đang tiến thêm một bước trong việc khám phá tính năng lái xe tự động khi hàng chục công ty đang tham gia phát triển công nghệ quan trọng để đạt được tiến bộ vượt bậc trong tương lai của ngành này. Nhưng các nhà chức trách vẫn sẽ có lập trường thận trọng, bằng cách mở rộng dự án thí điểm từng bước", David Zhang, nhà nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô tại Đại học Hoa Bắc, nói.
Tháng 8.2016, NuTonomy của Mỹ là công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp robotaxi cho công chúng, với các chuyến đi từ đội xe gồm sáu chiếc Renault Zoes và Mitsubishi i-MiEV. Một năm sau, Cruise Automation, công ty khởi nghiệp được General Motors mua lại, tung ra phiên bản beta của dịch vụ robotaxi cho nhân viên ở San Francisco (Mỹ), sử dụng đội xe điện (EV) gồm 46 chiếc Chevrolet Bolt. Còn tại Trung Quốc, một số nhà sản xuất ô tô bao gồm Tesla và công ty khởi nghiệp EV thông minh Xpeng Motors đang cung cấp cho khách hàng hệ thống trợ lý lái xe, công nghệ sơ khai để hỗ trợ khả năng tự lái hoàn toàn.
Hầu hết công nghệ tự lái đều sử dụng cảm biến "phát hiện môi trường" có thể giúp xe quyết định có nên vượt qua một chiếc xe khác đang chạy chậm hay không, nhưng quá trình này vẫn cần sự can thiệp của con người. Chúng được phân loại là cấp độ 2 (L2) hoặc L2 , theo hệ thống phân loại được công bố bởi cơ quan tiêu chuẩn hóa SAE International. Mức độ tự động hóa hoàn toàn, không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người, là L5.
Baidu ra mắt Apollo, nền tảng xe tự lái mã nguồn mở lớn nhất thế giới, cách nay 4 năm. Thời điểm đó, công ty mời hàng chục nhà sản xuất ô tô, nhà cung cấp linh kiện và các hãng công nghệ phát triển phương tiện di chyển thế hệ tiếp theo. Không giống như những người ủng hộ mạnh mẽ khác cho xe tự lái, Baidu đã xoay trục cách tiếp cận từ các công nghệ chỉ dành cho xe sang cơ sở hạ tầng thông minh. Công ty đặt mục tiêu mở rộng hoạt động của Apollo Go đến 65 thành phố trên khắp Trung Quốc vào năm 2025, và 100 thành phố vào năm 2030.
Theo dự đoán của giới phân tích, Thượng Hải có thể sẽ là thành phố tiếp theo ở Trung Quốc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ robotaxi khai thác nhu cầu sử dụng xe không người lái của hành khách.
'Bức tường khép kín' trên Internet của Trung Quốc Hàng trăm triệu người dùng Internet ở Trung Quốc đang gặp bất tiện mỗi ngày vì mô hình "bức tường khép kín" của các dịch vụ trực tuyến. Chen Channing, sống tại Thâm Quyến, thường nhận được đường link chứa mã giảm giá của Taobao - nền tảng mua sắm của Alibaba - qua dịch vụ nhắn tin WeChat của Tencent. Anh nhận...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Samsung chuẩn bị tung One UI 8 Beta vào tháng 6

Các thương hiệu lớn Trung Quốc rủ nhau rời xa Android?

Chủ nhân máy tính xách tay HP có thể dễ dàng tự sửa chữa

Wikipedia ứng dụng AI tạo sinh hỗ trợ cộng đồng biên tập viên

Cách khắc phục hiệu quả khi ChatGPT bị lỗi dễ dàng nhất

Lượng sử dụng Starlink tăng vọt do mất điện

Người dùng iPhone nhận cảnh báo 'sốc', xAI của Elon Musk làm điều gây chấn động

Meta có thể dừng hoạt động của Facebook, Instagram tại Nigeria

iPhone có một tính năng không phải ai cũng biết

Hướng dẫn cách quay màn hình Google Meet đơn giản, tiện lợi

One UI 8 khắc phục nhược điểm lớn của One UI 7

Có gì tại triển lãm công nghệ thế giới tại Việt Nam?
Có thể bạn quan tâm

Cô giáo tử vong bất thường bên lề đường
Pháp luật
18:46:27 05/05/2025
Cơn đau đầu của HLV Tuchel
Sao thể thao
18:46:10 05/05/2025
Doanh nghiệp Mỹ điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên'
Thế giới
18:45:39 05/05/2025
Xu hướng quần jeans đẹp nhất mùa này
Thời trang
18:36:14 05/05/2025
Chủ quán cà phê 15 năm chưa yêu ai chinh phục được cô giáo xinh đẹp
Tv show
18:29:21 05/05/2025
Siêu thảm đỏ Baeksang 2025: Song Hye Kyo xuống tóc lên đồ "chặt chém" lấn át cả IU - Suzy, Hyun Bin - Byeon Woo Seok hóa hoàng tử dẫn đầu dàn nam thần
Sao châu á
18:03:43 05/05/2025
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
Sao việt
17:58:47 05/05/2025
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
Netizen
17:42:40 05/05/2025
Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ
Tin nổi bật
17:13:40 05/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều chuẩn mùa hè, đơn giản mà ngon
Ẩm thực
17:06:10 05/05/2025