Trung Quốc sắp khoe hàng loạt vũ khí mới trong duyệt binh
Trung Quốc dự định trình làng hàng loạt vũ khí và trang bị quân sự mới trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm thế chiến II kết thúc ở châu Á.
Cảnh sát bán quân sự và thành viên đội pháo chào mừng diễn tập chuẩn bị cho cuộc duyệt binh hôm 1/8. Ảnh: Reuters.
Lục quân, hải quân, không quân, lực lượng tên lửa chiến lược số 2 và cảnh sát vũ trang sẽ giới thiệu các loại vũ khí và trang bị mới, Xinhua dẫn lời Qu Rui, phó chỉ huy đợt duyệt binh, hôm qua nói. Toàn bộ số vũ khí đều được sản xuất tại Trung Quốc.
Theo Qu, 50 đội hình sẽ đi qua qua Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 3/9 để kỷ niệm 70 năm Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chiến chống phát xít. Số này bao gồm 11 đội hình trên bộ, hai đội hình cựu chiến binh ngồi trên các phương tiện, 27 đội hình vũ khí và 10 đội hình dàn quân trên không.
Tổng cộng 12.000 binh sĩ, 500 thiết bị và gần 200 phi cơ sẽ xuất hiện trước công chúng, Qu cho biết.
Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) sẽ sắp xếp các đội hình vũ khí dựa vào vai trò thực tế của chúng trong chiến đấu. Đây là lần đầu tiên PLA tổ chức duyệt binh theo cách này, Peng Guangjian, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc, nói.
“Điều này chỉ ra có sự thay đổi trong chiến lược huấn luyện của PLA, tập trung hơn vào thực chiến”, Peng nhận định.
Video đang HOT
Qu lưu ý rằng những vũ khí “thể hiện sự phát triển mới, thành tựu và hình ảnh trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang của Trung Quốc”. Trình làng các hệ thống vũ khí mới là hoạt động thường thấy trong duyệt binh quân sự các nước.
Wang Shun, một quan chức quân sự cấp cao tham gia họp báo hôm qua, lưu ý cuộc duyệt binh sẽ được tổ chức “đơn sơ” với các vũ khí xuất hiện đều đang trong biên chế và Trung Quốc không mua vũ khí mới phục vụ sự kiện.
Cuộc duyệt binh làm dấy lên nhiều lo ngại nhưng các chuyên gia quân sự nhấn mạnh rằng mọi quốc gia đều cần quân đội mạnh để tự bảo vệ. “Việc phô diễn sức mạnh không có gì sai, miễn là chúng ta thực hiện nó vì lý do chính đáng, ví dụ như tự vệ và hòa bình”, Qiao Liang thuộc Học viện Quốc phòng Trung Quốc nói.
Như Tâm
Theo VNE
"Trung Quốc nạo vét quá khứ để làm suy yếu ảnh hưởng của Nhật ở Biển Đông"
Lúc Nhật Bản có xu hướng can thiệp mạnh mẽ (chống bành trướng) ở Biển Đông, Bắc Kinh lại ra sức chỉ trích lịch sử chủ nghĩa quân phiệt Nhật từng xâm lược...
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 kết thúc Chiến tranh Thế giới II, ảnh: Reuters.
Business Insider ngày 14/8 bình luận, Trung Quốc đang cố gắng sử dụng lịch sử Chiến tranh Thế giới II để xỉ nhục Nhật Bản và làm suy yếu mối quan hệ của Tokyo với các đối tác ở Đông Á trước xu hướng bành trướng ngày càng leo thang của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông.
Trong diễn văn kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II hôm 14/8, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ ông hết sức đau buồn trước những gì các nạn nhân của cuộc xâm lược Nhật Bản tiến hành thời kỳ Chiến tranh Thế giới II phải gánh chịu. Tuy nhiên ông một lần nữa làm rõ lập trường các thế hệ tương lai không cần phải xin lỗi vì những sai lầm tổ tiên họ gây ra.
Nhật Bản muốn nhìn về phía trước, nhưng Trung Quốc vẫn đang bận rộn nạo vét, xới lên quá khứ đau thương bằng một cuộc chiến tuyên truyền chống lại Nhật Bản, sử dụng lịch sử xâm lược của đế quốc Nhật trước kia nhằm làm suy yếu mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản ngày nay với các quốc gia Đông Á từng là nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền "chiến thắng chống Nhật", Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc duyệt binh quy mô lớn tại Thiên An Môn ngày 3/9 tới. Hơn 10 bộ phim mới, 12 phim truyền hình, 20 phim tài liệu và 183 vở kịch sân khấu về đề tài chiến tranh chống Nhật đã được Trung Quốc triển khai.
Thậm chí đã có một cuộc bàn thảo về liên hoan phim Nga - Trung chủ yếu về đề tài Chiến tranh Thế giới II lần đầu tiên tại Trung Quốc. Hai nước này có số thương vong nặng nề nhất trong Chiến tranh Thế giới II, trong đó Trung Quốc mất 20 triệu người, còn Nga khoảng 24 triệu.
Chiến dịch tuyên truyền được Bắc Kinh đẩy mạnh trong bối cảnh Nhật Bản đang xem xét lại Hiến pháp hòa bình, mở rộng quyền tự vệ tập thể cho quân đội, còn Trung Quốc thì đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội.
Một bộ phim về đề tài chiến tranh Trung - Nhật được Trung Quốc sản xuất để phục vụ công tác tuyên truyền. Ảnh Reuters/China Daily.
Ở Trung Quốc, Chiến tranh Thế giới II được gọi là "kháng chiến chống Nhật". Chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh đang được sử dụng để mô tả Nhật Bản như một lực lượng áp bức trong khu vực đúng thời điểm các nước láng giềng của Trung Quốc đặc biệt quan ngại trước các động thái bành trướng, leo thang của Bắc Kinh trên Biển Đông và các nơi khác.
Do tính chính trị của sự kiện này, các quốc gia khác như Ấn Độ, Hàn Quốc và Mỹ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn khi quyết định có cử đại diện tham dự duyệt binh 3/9 ở Thiên An Môn hay không. Để tránh mất thể diện vì bị từ chối thẳng thừng, Trung Quốc được cho là đã lặng lẽ thăm dò thái độ của các quốc gia và đo lường phản ứng của họ về sự kiện này mà không gửi lời mời chính thức.
Tổng thống Pháp Hollande, Nữ hoàng Đan Mạch Margre chính thức không tham dự. Các nhà lãnh đạo khác của EU dường như cũng sẽ không có mặt ở Thiên An Môn ngày 3/9. Ở Đông Á, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng đang "bối rối" trước việc có nên đi Bắc Kinh hay không. Truyền thông Hàn Quốc đang đưa tin mâu thuẫn về việc liệu Mỹ có gây sức ép để Hàn Quốc không tham gia sự kiện này hay không.
Trung Quốc đã xù lông bành trướng khắp Đông Nam Á thông qua hoạt động bành trướng sức mạnh quân sự và theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp với thủ đoạn bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp) ở Biển Đông, Hoa Đông.
Trong lúc Nhật Bản có xu hướng can thiệp mạnh mẽ (chống bành trướng) ở Biển Đông, Bắc Kinh lại ra sức chỉ trích lịch sử chủ nghĩa quân phiệt Nhật từng xâm lược châu Á. Ngoài Trung Quốc, còn có bán đảo Triều Tiên, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan cũng đã từng bị Nhật chiếm đóng.
Cuộc duyệt binh ngày 3/9 của Trung Quốc sẽ có sự hiện diện của quan chức các nước Nga, Mông Cổ, Ai Cập, Czech. Hàn Quốc và Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào. Do đó cuộc duyệt binh lần này chủ yếu là nhằm thể hiện khả năng kiểm soát quân đội của ông Tập Cận Bình sau chiến dịch chống tham nhũng, nếu Seoul tham dự sẽ càng làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Mê mẩn đội hình "chân dài" duyệt binh ở các nước Hầu như trong các lễ duyệt binh hoành tráng ở các nước trên thế giới đều không thể thiếu đội hình nữ quân nhân xinh đẹp. Cận cảnh nhan sắc xinh đẹp của các nữ quân nhân Trung Quốc khi họ đi qua khu vực lễ đài trong một cuộc duyệt binh. Những nữ quân nhân Nga rạng ngời trong bộ quân phục...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cơ sở dữ liệu an ninh mạng châu Âu bước vào giai đoạn thử nghiệm

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông
Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh gây sốt của Dean Henderson
Sao thể thao
19:16:39 18/05/2025
Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?
Phim châu á
19:15:57 18/05/2025
AI không thể đọc đồng hồ hoặc tính lịch: Lỗ hổng bất ngờ
Thế giới số
18:59:43 18/05/2025
Chàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mật
Netizen
18:57:16 18/05/2025
Phá đường dây sản xuất khí cười cực lớn, bắt 11 đối tượng
Pháp luật
18:55:06 18/05/2025
Lisa (BLACKPINK) "chặt đẹp" Met Gala 2025, Jennie bất ngờ thua 1 gương mặt mới toanh!
Sao châu á
18:43:36 18/05/2025
Chiếc iPhone 'hoàn hảo' sắp xuất hiện?
Đồ 2-tek
18:36:49 18/05/2025
Xào bắp cải 30 năm vẫn bị lõng bõng nước, kém giòn, đầu bếp mách mấy chiêu này tôi liền làm theo ngay
Ẩm thực
18:21:29 18/05/2025
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?
Sao âu mỹ
16:59:30 18/05/2025
Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM
Tin nổi bật
16:25:27 18/05/2025