Trung Quốc sẽ gửi quân tham gia chống khủng bố IS?
Trước làn sóng gia tăng phần tử khủng bố có nguồn gốc từ Trung Quốc, quân đội nước này có thể sẽ phải gửi quân tham gia chiến dịch chống IS toàn cầu.
Binh lính Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Các quan chức quốc phòng được Washington Times dẫn nguồn hôm 13.1 cho hay quân đội Trung Quốc đang tính đến việc gửi quân tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.
“Vấn đề hiện nay là Trung Quốc sẽ tham gia vào liên minh nào trong cuộc chiến chống khủng bố”, một trong các quan chức quốc phòng có hiểu biết về những cuộc thảo luận nội bộ liên quan đến vai trò của quân đội Trung Quốc cho hay.
Theo Washington Times, thay vì tham gia liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích IS ở Syria, Iraq hoặc những khu vực khác, quân đội Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn liên quân của Nga với quân đội của chính phủ Syria. Đối với Trung Quốc, Nga đáng tin cậy và thân cận hơn Mỹ.
Tuy nhiên, hãng tin TASS của Nga cho biết người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã từ chối đưa ra bình luận về bài báo của truyền thông Mỹ. “Tôi không biết gì về bài báo được đề cập”, người phát ngôn Hồng Lỗi đã trả lời TASS khi được hỏi về khả năng tham gia chống khủng bố của quân đội Trung Quốc được đề cập trên Washington Times.
Bắc Kinh đang lo ngại các tay súng khủng bố có nguồn gốc từ Trung Quốc tham gia ngày càng nhiều vào lực lượng của Nhà nước Hồi giáo tự phong IS,Washington Times cho hay. Lực lượng này có xu hướng di chuyển vào khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc để qui tụ những nhóm phản đối chính quyền.
Tân Cương là vùng đất sinh sống của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, nhóm người được nói là có nhiều bất đồng với Bắc Kinh. Hồi tháng 7.2015, IS mở chiến dịch kêu gọi người Duy Ngô Nhĩ tham gia thánh chiến. Trong quá khứ, nhóm người này từng tham gia lực lượng al Qaeda của trùm khủng bố đã bị tiêu diệt bin Laden.
Video đang HOT
Giới chức Indonesia tuần qua cho biết lo ngại lực lượng khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương di chuyển sang Indonesia để liên kết với lực lượng khủng bố ở đây, Jakarta kêu gọi Bắc Kinh giúp đỡ ngăn chặn làn sóng này.
Vụ tấn công khủng bố xảy ra ở thủ đô Indonesia ngày hôm nay 14.1, làm ít nhất 7 người thiệt mạng được nói là do IS ra tay nhưng chưa rõ có liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc hay không.
Reuters cho biết cảnh sát Indonesia đang truy lùng Santoso – thủ lĩnh sừng sỏ của IS ở miền đông Indonesia. Nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã vượt biên giới qua Myanmar, Thái Lan và Malaysia đến Indonesia theo lời kêu gọi gia nhập lực lượng của Santoso.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Vì sao các nước Ả Rập không nỗ lực chống IS?
Trong khi các nước phương Tây đang ngày càng đẩy mạnh chiến dịch chống IS, thì những nước Ả Rập ngay tại Trung Đông lại thể hiện một thái độ ngược lại.
Các nước Ả Rập tỏ ra không mấy mặn mà trong việc chống IS - Ảnh: Reuters
Mỹ mới đây gửi thêm một lực lượng đặc nhiệm đến Trung Đông tham gia chống IS bên cạnh các cuộc không kích tại Syria và Iraq trước nay. Anh cũng đã gia nhập đội máy bay oanh tạc tại Syria cùng với không quan Pháp. Một nước bị giới hạn triển khai quân ra nước ngoài từ sau Thế chiến 2 như Đức gần đây cũng tăng cường lực lượng cho chiến dịch chống IS.
Nếu xét về mặt địa lý, rõ ràng IS đặt ra nhiều nguy cơ hơn cho những nước Ả Rập so với các nước phương Tây. Tuy nhiên, mức độ tham gia của các nước vùng Trung Đông này đang ngày càng giảm dần, theo CNN hôm 10.12.
Ả Rập Xê Út và UAE đã giảm cường độ không kích chống IS xuống còn một lần mỗi tháng, theo một quan chức Mỹ nói ngày 7.12. Trong khi đó, Bahrain thì đã ngừng hẳn từ hồi giữa năm, tương tự với Jordan hồi tháng 8. CNN cho biết đã liên lạc với quan chức những nước này để hỏi ý kiến nhưng đến giờ vẫn chưa thấy hồi âm.
IS không phải vấn đề ưu tiên
Bởi lẽ, IS không được coi là vấn đề ưu tiên của hầu hết các nước Ả Rập mà thay vào đó là Yemen. Các nhà phân tích cho rằng Yemen mới chính là trung tâm cuộc chiến giữa Ả Rập Xê Út và Iran, những nước mạnh nhất trong khu vực. Tôn giáo và chủng tộc chính là cốt lõi của sự thù địch dai dẳng giữa 2 nước này. Iran là nước có đa số người theo Hồi giáo dòng Shiite, trong khi hầu hết các nước khác trong khu vực, dẫn đầu là Ả Rập Xê Út có lượng người dòng Sunni chiếm đa số.
Khi Iran ủng hộ phe nổi dậy chiếm thủ đô Sanaa của Yemen vào năm 2014, liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu ngay lập tức mở chiến dịch phản công.
Theo giáo sư Fawaz Gerges nghiên cứu về Trung Đông tại trường Kinh tế và Khoa học chính trị London (Anh), Ả Rập Xê Út và UAE là 2 nước có tiềm lực về không quân nhất. Máy bay của 2 nước này đang chiến đấu tại Yemen, vì thế nên trọng tâm đương nhiên không phải là IS.
Ngoài vấn đề Yemen, giới phân tích còn cho rằng mối đe doạ về các cuộc tấn công trả đũa ngay trong nước cũng khiến các nước Ả Rập chùn chân trong chiến dịch chống IS.
Các nước Ả Rập coi việc đánh IS là của Iran, và nếu tham gia chống IS thì coi như giúp đỡ Iran - Ảnh minh hoạ: Reuters
"Các nước Ả Rập, gồm Jordan sau vụ phi công bị IS thiêu sống khi máy bay bị rơi ở Syria, đang giảm dần sự liên quan. IS không chỉ tồn tại ở Syria và Iraq mà còn có một lực lượng ủng hộ lớn ở khắp các nước Ả Rập như Xê Út, Kuwait, Lebanon và Jordan. Vì vậy mà những nước này muốn giảm thiểu nguy cơ", giáo sư Gerges nhận định.
Ả Rập Xê Út là nước có nhiều nguy cơ nhất vì nước này không chỉ gửi lực lượng chiến đấu chống IS mà còn đóng vai trò lãnh đạo. Vì thế mà IS đã thực hiện những cuộc tấn công lớn tại nước này, nhắm vào cả các nhà thờ dòng Shiite và những mục tiêu khác.
Chống IS là trách nhiệm của Iran
Bên cạnh đó, các nước Ả Rập theo Hồi giáo dòng Sunni coi việc chống IS là trách nhiệm của Iran vì nước này là đồng minh thân cận của Iraq và Syria, 2 nước bị ảnh hưởng của IS nặng nhất. Nếu Ả Rập Xê Út và các nước vùng Vịnh chống IS thì cũng coi như đang giúp đỡ cho đồng minh của Iran tại Damascus và Baghdad.
Ngoài ra, các nước Trung Đông thật sự không muốn mạo hiểm triển khai bộ binh đến Iraq và Syria, và cũng chẳng có nước nào dám đứng ra đại diện làm điều đó.
Trường hợp này cực khó có khả năng xảy ra vì chắc hẳn chính phủ Iraq và Syria cũng không hề muốn bộ binh nước ngoài can thiệp vào, theo chuyên gia Ghadi Sary nghiên cứu về Trung Đông tại Viện Chatham House (London, Anh). Ông Sary còn lấy ví dụ về cách Iraq phản ứng mới đây trước việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện tại miền bắc Iraq.
Theo ông Sary, điều quan trọng trong việc triển khai quân ra nước ngoài là nhận được sự ủng hộ của chính phủ hoặc quân đội nước đó. Trong khi quân đội Syria dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad thì được coi là không thể cộng tác.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Quốc hội Đức thông qua kế hoạch đưa quân chống IS tại Syria Hạ viện Đức đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch của chính phủ nước này gửi quân và khí tài tham gia chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria theo lời kêu gọi của Pháp. Máy bay Tornado của Đức sẽ chỉ giữ vai trò trinh sát trong chiến dịch chống IS - Ảnh: AFP Ngày 4.12, Hạ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria

Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump "chốt" điện đàm với ông Putin

Tranh cãi tính năng tàng hình của F-35 Mỹ sau vụ suýt bị Houthi bắn hạ

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Nữ sinh 13 tuổi bị lao đâm trúng trong giờ thể dục

Bức xúc với mệnh lệnh "vô nghĩa", chỉ huy đơn vị tinh nhuệ Ukraine từ chức
Có thể bạn quan tâm

6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách
Sáng tạo
11:26:20 19/05/2025
Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết
Sao châu á
11:18:56 19/05/2025
Pep Guardiola giải thích lý do Haaland không đá phạt đền
Sao thể thao
11:14:25 19/05/2025
Bất chấp lục đục gia đình, tài sản của vợ chồng Beckham tăng vọt, sắp đuổi kịp Quốc vương Anh
Sao âu mỹ
11:14:10 19/05/2025
Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường
Tin nổi bật
11:11:35 19/05/2025
Sedan cỡ B tháng 4: City lên ngôi, Accent và Vios giảm sức tiêu thụ
Ôtô
11:08:17 19/05/2025
Công an đột kích quán bar Sky, phát hiện nhiều người dương tính ma túy
Pháp luật
11:05:23 19/05/2025
Ngủ đủ giấc giúp phục hồi và tái tạo da như thế nào?
Làm đẹp
10:51:23 19/05/2025
Cách diện váy hoa mùa hè sang mà không 'sến'
Thời trang
10:41:40 19/05/2025
Concert Anh Trai ở Mỹ: giá vé 'dát vàng', MXH bùng nổ tranh cãi 'ảo quyền lực'?
Sao việt
10:36:06 19/05/2025