Trung Quốc tăng mạnh ngân sách quốc phòng
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng 11,2% trong năm nay lên mức 106,4 tỷ USD, trong lúc nhiều nước đang hết sức quan tâm đến sự lớn mạnh quân sự của cường quốc mới nổi này.
Tổng mức chi quốc phòng năm 2012 là hơn 670 tỷ nhân dân tệ, ông Lý Triệu Tinh, chủ tịch Đại hội Nhân dân Toàn quốc, tức quốc hội, cho biết sáng nay, trước phiên khai mạc kỳ họp thường niên của cơ quan dân cử này.
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc nhiều năm qua tăng liên tục ở mức hai con số, và chỉ tăng chậm một chút trong năm 2010 với mức dưới 10%. Tổng chi ngân sách quốc phòng được công bố của Trung Quốc đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng mức chi thực tế có thể lớn hơn đến 50% do nước này tính riêng các khoản dành cho lực lượng tên lửa và một số chương trình quốc phòng khác, theo AP.
Video đang HOT
Mô phỏng máy bay tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Defencetalk
Ông Lý, trong cuộc họp báo sáng nay, bình luận rằng tỷ lệ giữa chi quốc phòng với tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc hiện còn nhỏ so với nhiều nước, đặc biệt là Mỹ.
“Trung Quốc cam kết đi theo con đường phát triển hòa bình và theo đuổi chính sách quốc phòng nhằm mục tiêu tự vệ”, ông Lý nói. “Các bạn thấy đấy, Trung Quốc có 1,3 tỷ dân, lãnh thổ rộng lớn và bờ biển dài, nhưng chi tiêu quốc phòng của chúng tôi tương đối nhỏ so với những nước khác”.
Ông Lý dẫn chứng rằng tỷ lệ chi quốc phòng với GDP của nước này là 1,28% năm ngoái, trong khi của Mỹ là 4,8% năm 2010.
Bắc Kinh liên tục củng cố lực lượng quốc phòng suốt hai thập kỷ qua và đã trở thành một thế lực lớn mạnh tầm khu vực, ngày càng tăng khả năng triển khai tầm xa. Sự vươn lên về quân sự này, dù được cho là nhằm đối trọng với Mỹ là chính, vẫn gây quan ngại cho một số nước láng giền như Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Chỉ riêng trong năm vừa rồi, Trung Quốc cho ra mắt một loạt khí tài hiện đại gồm chiến đấu cơ phản lực J-10, các tàu ngầm hạt nhân mới, các tàu nổi hiện đại cùng tên lửa siêu thanh chống hạm. Trung Quốc cho thử máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và chạy thử tàu sân bay đầu tiên. Tất cả những sự kiện này thu hút sự chú ý đặc biệt ở cả khu vực và thế giới.
Bắc Kinh khẳng định sự đầu tư quân sự này chỉ mang tính chất tự vệ. Trong khi đó các nhà phân tích quân sự cho rằng các khí tài mới của Trung Quốc là nhằm kìm chân các đối thủ tiềm tàng, đặc biệt là Mỹ, ở một khoảng cách xa vùng trời và biển quanh Trung Quốc. Năm qua, Biển Đông đã trở thành một điểm nhạy cảm có nguy cơ trở nên căng thẳng hơn khi Bắc Kinh ngày càng mạnh bạo trong việc đòi chủ quyền các vùng nước có tuyên bố chồng lấn. Mỹ cũng đã nhiều lần tuyên bố họ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông. Washington, với chính sách coi châu Á Thái Bình dương có tầm quan trọng chiến lược, đã quyết định triển khai quân đến bắc Australia, lập kế hoạch đưa tàu hải quân đến Singapore và củng cố lực lượng cho Philippines.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bó tay với cướp biển Somalia?
Không khỏi giật mình trước con số thiệt hại gần 7 tỷ USD mà cướp biển Somalia gây ra cho nền kinh tế thế giới năm qua. Sự thiệt hại quá lớn này diễn ra ngay cả khi cộng đồng thế giới đã huy động lực lượng hải quân hiện đại của nhiều cường quốc để đối phó với cướp biển Somalia.
Cướp biển Somalia gây thiệt hại gần 7 tỷ USD cho kinh tế thế giới năm 2011
Các số liệu do LHQ và các tổ chức quốc tế công bố ngày 8-2 cho thấy, cướp biển Somalia đã gây thiệt hại tới 6,9 tỷ USD cho ngành hàng hải quốc tế và chính phủ các nước trong năm 2011.
Theo Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), thiệt hại trên bao gồm các khoản chính như các công ty hàng hải các nước đã phải chi thêm 2,7 tỷ USD tiền nhiên liệu bổ sung để các tàu tăng tốc độ vượt quá 18 hải lý/giờ khi qua vùng biển ngoài khơi Somalia để không bị cướp biển bắt giữ, 1,27 tỷ USD mà chính phủ chi cho các hoạt động quân sự chống cướp biển... Ngoài ra, các chủ tàu phải chi thêm 1,16 tỷ USD để mua sắm các thiết bị an ninh và bảo vệ vũ trang do số tàu chiến tuần tra chống cướp biển sẽ giảm từ 18 tàu xuống còn 11 tàu vào năm 2012.
IMO cũng cảnh báo số thuỷ thủ bị chết và bị cướp biển bắt giữ đã tăng đáng kể trong năm 2011, với 1.118 thuỷ thủ bị cướp biển bắt giữ, 24 thủy thủ bị chết. Tổng số vụ phải trả tiền cho cướp biển Somalia lên tới 31 vụ với số tiền chuộc trung bình 5 triệu USD mỗi vụ, tăng 25% so năm 2010.
Điều đáng quan tâm là theo Quỹ Tương lai Một Trái Đất của Mỹ, số các cuộc tấn công cướp biển ở vịnh Aden, Biển Đỏ và ngoài khơi Somalia đã tăng gấp 5 lần trong 5 năm qua và đạt kỷ lục 236 vụ. Ước tính 42.450 tàu qua lại khu vực có nguy cơ cướp biển này mỗi năm và 20% tổng hàng hoá buôn bán của thế giới thông qua vịnh Aden giữa Yemen và Somalia trong đó có sử dụng kênh đào Suez.
Những con số đáng lo ngại trên diễn ra trong bối cảnh cộng đồng thế giới đã coi cướp biển Somalia là một mối đe dọa lớn và đã áp dụng các biện pháp mạnh để giải quyết như duy trì hàng chục tàu chiến hiện đại của nhiều cường quốc để tuần tra, cho phép áp dụng mọi biện pháp về quân sự, pháp lý... Thế nhưng, chẳng khác nào như là một nghịch lý khó chấp nhận khi thế giới càng nỗ lực chống thì cướp biển Somalia lại càng tăng.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon từng nhấn mạnh: "Cướp biển không phải là một căn bệnh sinh ra trên nước. Nó là biểu hiện của tình hình trên đất liền, bao gồm cả tình hình an ninh chung và tình hình chính trị ở Somalia". Do đó, muốn giải quyết căn bản nạn cướp biển, thế giới cần phải có giải pháp toàn diện, hành động đồng thời trên 3 mặt trận: ngăn chặn, an ninh và trật tự pháp luật, và phát triển. Trong đó, bền vững nhất vẫn là giải quyết nạn nghèo đói do nghề đánh cá bị hủy hoại - căn nguyên sâu xa dẫn tới nạn cướp biển - từng mang lại cho người dân Somalia nguồn thu nhập tới 300 triệu USD mỗi năm trong khi cướp biển hiện nay chỉ mang lại khoảng 100 triệu USD/năm.
Theo ANTD
Iran tuyên bố "sẵn sang thương lượng" với các cường quốc Iran ngày 31/12/2011 bắn tin sẽ gửi một bức thư đến đại diện ngoại giao châu Âu đề nghị hai bên nối lại đối thoại về vấn đề hạt nhân. Tổng thống Mỹ vừa ký dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Iran. Theo hãng tin Mehr của Iran, ông Saeed Jalili, trưởng đoàn đàm phán của chính quyền...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Anh cải tổ hệ thống hưu trí theo mô hình của Australia để thúc đẩy kinh tế

Mỹ và Qatar ký kết các thỏa thuận kinh tế lịch sử trị giá 1.200 tỷ USD

Toàn cảnh cuộc hoà đàm lần đầu tiên kể từ năm 2022 giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Qatar đã chi hàng tỷ USD để giành ảnh hưởng ở Mỹ thế nào?

Giới chức Mỹ bất ngờ khi Tổng thống Trump bỏ trừng phạt Syria

Trung Quốc và Nga kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng Biển Đỏ

Thủ tướng Malaysia nói Nga sẵn sàng hỗ trợ điều tra vụ bắn rơi máy bay MH17

'Vòm Vàng' phòng thủ tên lửa Mỹ: Bước ngoặt châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang mới?

Ấn Độ bình luận về công nghệ vũ khí nước ngoài mà Pakistan đang sở hữu

Tổng thống Trump trấn an khi bỏ qua Israel trong chuyến công du Trung Đông

Anh, Đức bắt tay chế tạo vũ khí chính xác tầm bắn 2.000km

Tổng thống Peru bổ nhiệm thủ tướng thứ 4 trong vòng 3 năm
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 5 món ngon nhìn cực mát mắt
Ẩm thực
16:45:46 15/05/2025
Á hậu Vbiz có con 2 tuổi, từng giữ kín bưng danh tính chồng nay vẫn chưa làm đám cưới vì 1 lý do
Sao việt
16:41:13 15/05/2025
BYT tiếp tục thu hồi hàng giả, DDVS dầu gội nhập khẩu lên 'thớt' nguy cơ ung thư
Tin nổi bật
16:41:06 15/05/2025
Lần đầu tiên công bố sau 2 tháng: Video ghi lại cảnh mặt đất "dậy sóng" kinh hoàng trong trận động đất ở Myanmar
Netizen
16:23:55 15/05/2025
Thấy tiếng động lạ trong xô nước, cán bộ kiểm lâm hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 30 năm
Lạ vui
16:18:06 15/05/2025
Scarlett Johansson chỉ trích Oscar vì từng phớt lờ "Avengers: Endgame"
Hậu trường phim
15:17:06 15/05/2025
Nam thanh niên lừa tiền tỷ của nữ đồng nghiệp rồi 'nướng' vào cờ bạc
Pháp luật
14:51:54 15/05/2025
NSND Thu Hiền, Phạm Phương Thảo khiến khán giả nghẹn ngào qua các ca khúc về Bác Hồ
Nhạc việt
14:50:34 15/05/2025
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh khẳng định vai trò của nhà nước Palestine cho sự thịnh vượng ở Trung Đông
