Trung Quốc tăng thực lực hạt nhân phá thế “xoay trục” của Mỹ
Tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 và DF-41 được coi là vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trong vòng 20 năm tới. Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành các vụ thử nghiệm 2 tên lửa loại tên lửa này dường như là hành động “dằn mặt” Mỹ.
Số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy, tính đến tháng 1-2013, Trung Quốc có tổng cộng khoảng 250 đầu đạn hạt nhân. Trong số 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, duy nhất chỉ có Trung Quốc tiếp tục mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình.
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho biết, quân đội Trung Quốc đang phát triển tên lửa liên lục địa mới, để tăng cường thêm số lượng tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của mình. Đồng thời, Trung Quốc không ngừng củng cố thêm sức mạnh của hải quân, không quân, mục đích là để ngăn chặn sự bành trướng của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Hôm 13-12, Trung Quốc đã tiến hành thử lửa đạn đạo liên lục địa mới “Đông Phong-41″ (DF-41) tại bãi thử tên lửa ở Vũ Hán thuộc tỉnh Sơn Tây-Trung Quốc. Vụ thử đầu tiên của loại tên lửa này diễn ra vào tháng 7-2012.
Hình ảnh mô phỏng tàu ngầm hạt nhân Type 096 Trung Quốc phóng tên lửa
Như vậy, trong vòng mười ngày, Trung Quốc đã tiến hành hai vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa, hôm 13-12 là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41,có tầm bắn từ 12.000-14.000 km, trước đó là tên lửa đạn đạo liên lục địa “Cự Lang-2″ (JL-2).
Các nhà bình luận quân sự phương Tây nói rằng, mấy hôm trước Trung Quốc đã thông báo vùng cấm bay ở khu vực biển Bột Hải để tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, rất có thể là Trung Quốc sử dụng tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn Type 094 để phóng thử JL-2.
Một số nguồn tin cho rằng, Trung Quốc hiện đã đóng 4 tàu ngầm Type 094, có thể mang theo ít nhất 48 tên lửa đạn đạo “JL-2″. Tuy nhiên, có khả năng mới chỉ có 2 chiếc đang được thử nghiệm trên biển, còn 2 chiếc chưa hoàn thiện.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41
Tên lửa “JL-2″ có khả năng răn đe hạt nhân tới một số vùng lãnh thổ của Mỹ, nếu nó được phóng trong phạm vi vùng biển Hoàng Hải, có thể dễ dàng tấn công các căn cứ phòng thủ tên lửa ở Alaska, nếu được phóng từ bờ biển phía đông của Triều Tiên có thể tấn công đến các căn cứ hải quân ở bờ tây nước Mỹ.
Tên lửa JL-2 và DF-41 được coi là vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trong vòng 20 năm tới. Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, động thái này đã gây quan ngại cho Mỹ.
Video đang HOT
Quan hệ Bắc Kinh – Washington thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng, bắt đầu từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố “vùng nhận dạng phòng không” và vụ suýt va chạm giữa chiến hạm Trung Quốc và Mỹ trên Biển đông. Dường như Trung Quốc đang muốn chiếm ưu thế trên không, trên biển tại khu vực này để “dằn mặt” Mỹ.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2
Trang mạng tin tức của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng trước, cũng nhận định rằng, đến năm 2020 Trung Quốc có thể triển khai ít nhất 5 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 và sẽ phát triển thế hệ tàu ngầm tiếp theo Type 096 lớp Đường, tăng cường đáng kể khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc.
Trung Quốc đã xây dựng 3 căn cứ neo đậu và bảo trì tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở Thanh Đảo, Đại Liên và Tam Á, trong đó có 1 căn cứ tàu ngầm chuyên dụng xây dựng ở Thanh Đảo, hình ảnh vệ tinh do Google cung cấp có thể nhìn thấy rõ tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ – Type 092 trong bến của căn cứ Thanh Đảo.
Theo ANTD
10 tên lửa liên lục địa đáng sợ nhất thế giới
Trang Army Technology đã xếp hạng 10 tên lửa đạn đạo liên lục địa đáng sợ nhất. 5 tên lửa của Nga chiếm chỗ trong nhóm này.
R-36M (SS-18 Satan), Nga -16.000 km
Trang Army Technology nhận định R-36M của Nga đứng top 10 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với tầm bắn xa nhất thế giới. Đây cũng là ICBM nặng nhất thế giới với trọng lượng phóng lên đến 209 tấn. R-36M là ICBM mang nhiều đầu đạn hạt nhân với khả năng tấn công 10 mục tiêu khác nhau. Ảnh: Ussr.tistory.
DF-5A (CSS-4), Trung Quốc-13.000 km
Đây là ICBM lớn nhất từng được chế tạo tại Trung Quốc và đứng thứ 2 thế giới về kích thước và trọng lượng sau R-36M của Nga. DF-5A có trọng lượng phóng tới 183 tấn. Dù chế tạo theo công nghệ lạc hậu nhưng DF-5A đứng thứ 2 nhờ đạt được tầm bắn lên đến 13.000 km. DF-5A là ICBM đầu tiên của Trung Quốc có khả năng vươn tới nước Mỹ Ảnh: FAS.
R-29RMU Sineva (RSM-54), Nga - 11.547 km
ICBM này chính là trụ cột cho sức mạnh răn đe hạt nhân trên biển của Nga đến năm 2030. Tên lửa được giới thiệu lần đầu vào năm 2007. Sineva là một phần sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-IV. Sineva được dẫn hướng nhờ sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, giúp tên lửa có độ chính xác rất cao. Ảnh: Russianmilitaryphotos.
UGM-133 Trident II (Trident D5), Mỹ - 11.300 km
Đây là loại ICBM chủ lực trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ đến năm 2042. Trident II có thể mang theo 8 đầu đạn hạt nhân độc lập tấn công 8 mục tiêu khác nhau. Ảnh: Extremethinkover.
DF-31A, Trung Quốc - 11.200 km
DF-31A là loại ICBM mới nhất của Trung Quốc được đưa vào sử dụng từ khoảng năm 2006. ICBM này được đánh giá là bước đột phá mới của Trung Quốc về công nghệ tên lửa của nước này. Ảnh: Defense-update.
RT-2UTTKh Topol-M, Nga - 11.000 km
Topol-M là ICBM cơ động mạnh nhất trong kho tên lửa ICBM của Nga. Topol-M được trang bị công nghệ dẫn hướng tiên tiến với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS giúp tên lửa có độ chính xác rất cao. ICBM này được trang bị 6 đầu đạn hạt nhân cùng hệ thống mồi bẫy được thiết kế gần như miễn nhiễm với hệ thống đánh chặn của Mỹ. Ảnh: Armyrecognition.
Minuteman III (LGM-30G), Mỹ - 10.000 km
Minuteman III là ICBM duy nhất trong kho tên lửa ICBM phóng từ đất liền của Mỹ. Tên lửa này được phóng từ các giếng phóng cố định trong lòng đất. Điều làm nên sức mạnh hủy diệt đáng sợ của tên lửa này là ngoài tầm bắn xa, nó còn được trang bị công nghệ dẫn hướng tiên tiến với độ chính xác rất cao với 3 đầu đạn hạt nhân có khả năng hủy diệt mọi mục tiêu. Ảnh: Businesswire.
M51 ICBM, Pháp - 10.000 km
M51 là ICBM mới nhất được phát triển tại Tây Âu. Tên lửa này là thành phần chủ chốt của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant cùng là "nắm đấm hạt nhân" trên biển của hải quân Pháp. M51 gia nhập lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp từ năm 2010. Nó được trang bị 6 đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 100Kt. Ảnh:Militaryphotos.
UR-100N (SS-19 Stiletto), Nga - 10.000 km
UR-100N là ICBM thế hệ thứ 4 của Nga được đưa vào sử dụng từ năm 1975 và được dự định kéo dài thời gian sử dụng đến năm 2030. ICBM này được phóng từ các giếng phóng cố định trong lòng đất. Nó có khả năng mang theo 6 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 550Kt/đầu đạn. Ảnh: Komariv.livejournal.
RSM-56 Bulava, Nga - 10.000 km
Bulava là tên lửa liên lục địa phóng từ tàu ngầm mới nhất của Nga, gắn liền với sự ra đời của dự án tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei. Bulava cùng với Sineva là nắm đấm hạt nhân trên biển của Nga đến năm 2040. Mặc dù sự phát triển của ICBM này gặp khá nhiều rắc rối với rất nhiều thử nghiệm thất bại nhưng tên lửa này sẽ là thành phần không thể thiếu trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược Borei. Ảnh:Militaryrussia.
Theo Kiến thức
Nga phóng tên lửa Topol tiêu diệt mục tiêu ở Kazakhstan Tối 27-12, lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga đã phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol RS-12M nhắm vào một mục tiêu tại nước Kazakhstan láng giềng. Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Yegorov, vụ phóng thử diễn ra tại lúc 21h30 giờ Moscow (00h30 ngày 28-12 giờ Việt Nam) từ bãi phóng thử Kapustin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh - EU: bắt tay sau chia tay

Ukraine phóng UAV ồ ạt vào lãnh thổ Nga, các sân bay ở Moscow đóng cửa

Mỹ chính thức nhận 'cung điện bay' từ Qatar

Lá chắn Vòm Vàng của Tổng thống Trump

Kinh tế Trung Quốc giữa sóng ngầm thương mại với Mỹ

Nguy cơ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Nữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thế
Sao việt
23:46:06 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025