Trung Quốc tố Anh can thiệp vào vấn đề Hồng Kông
Chinh phu Trung Quôc vào ngày 2.9 đã lên tiếng cáo buộc Anh can thiệp vào chuyện nội bộ nước này sau khi Quốc hội Anh mở một cuộc điều tra về phong trào đòi dân chủ ở Hông Kông.
Cảnh sát Hông Kông ngăn cản người biểu tình đòi dân chủ tiến vào khách sạn nơi một quan chức cấp cao Trung Quôc đang ở – Anh: Reuters
AFP dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quôc Tần Cương cho biết: “Hông Kông đã trở về với Trung Quôc. Hông Kông hiện đang là một đặc khu hành chính của Trung Quôc. Các vấn đề liên quan đến cải cách chính trị tại Hông Kông hoàn toàn là vấn đề mang tính nội bộ của Trung Quôc, nên các nước bên ngoài không được phép xen vào”.
Ông Tần cho hay các nghị sĩ Anh đã gửi đến chinh phu Trung Quôc “các chất vấn” về việc thực thi Tuyên bố chung Anh – Trung Quôc, vốn đề ra các thỏa thuận về cuộc chuyển nhượng Hông Kông cho Trung Quôc vào năm 1997.
Tuyên bố chung có quy định một số quyền lợi riêng biệt, chẳng hạn như quyền được biểu tình, cho người dân Hông Kông và Ngoại trưởng Anh sẽ báo cáo cho quốc hội về tình hình đặc khu này 6 tháng/lần, theo AFP.
Video đang HOT
Đươc biêt, các nhà hoạt động đòi dân chủ tại Hông Kông đã đe dọa sẽ phát động một chiến dịch “bất tuân thủ dân sự” nhằm phản đối quyết định kiểm soát ứng viên cho chức đặc khu trưởng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Các nhà hoạt động dân chủ Hông Kông gọi quyết định này là một sự thất tín của chính phủ Trung Quôc vì trước đó Bắc Kinh hứa sẽ cho phép người dân đặc khu này bỏ phiếu bầu chọn lãnh đạo.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Anh Richard Ottaway nói với BBC rằng ông muốn tránh gây hiểu lầm.
“Công việc của tôi và của Ủy ban Đối ngoại là nhằm kiểm tra xem chinh phu Anh có tuân thủ các nhiệm vụ được giao hay không và Trung Quôc có tuân theo các cam kết của mình hay không”, ông Ottaway nói.
“Điều này không can thiệp vào nội bộ Trung Quôc … Chúng tôi sẽ không ngừng cuộc điều tra”, theo ông Ottaway.
Theo Thanh Niên
Muốn ra tranh cử lãnh đạo Hồng Kông, phải được Bắc Kinh chấp thuận
Các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử.
Quốc hội Trung Quốc đã quyết định thay đổi cách bầu chọn người đứng đầu chính quyền Hồng Kông, mà theo đó các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử.
Theo CNN, một quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng các ứng cử viên phải là người "yêu nước và yêu Hồng Kông".
Người Hồng Kông tham gia biểu tình chống "Trung Chiếm".
Lãnh đạo hiện tại của Hồng Kông cũng khẳng định đây là một quyết định đúng hướng.
Tuy nhiên, nhóm biểu tình phản đối động thái này ở thành phố này đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Bắc Kinh với lý do đó là một động thái không dân chủ và ngăn những người có quan điểm chính trị đối lập được tranh cử.
Theo chính sách "một nước, hai chế độ", 7 triệu cư dân của Hồng Kông, được định nghĩa là một "đặc khu hành chính" của Trung Quốc, có nhiều quyền dân sự tự do hơn so với cư dân đại lục. Đây cũng là một phần thỏa thuận giữa Trung Quốc và Anh trước khi bàn giao thành phố này.
Nhưng quyết định thay đổi cách bầu chọn lãnh đạo của Hồng Kông đã dấy lên các lo ngại rằng quyền này đang ngày càng bị xói mòn.
Hiện các nhà lãnh đạo của Hồng Kông chủ yếu là những người trung thành với Bắc Kinh. Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu của những người biểu tình cho phép tự do hơn nữa trong cuộc bầu cử năm 2017. Phe này tuyên bố sẽ tiến hành biểu tình hơn nữa để phản đối quyết định trên của Bắc Kinh.
Động thái này diễn ra sau khi hàng chục ngàn người biểu tình phản đối diễu hành ở Hồng Kông hồi đầu tháng này. Phương tiện truyền thông địa phương cho biết, người biểu tình được trả tiền hoặc xúi giục để tham dự cuộc tuần hành.
Theo Giáo Dục
Căng thẳng dâng cao ở Hồng Kông Hồng Kông có nguy cơ trải qua một đợt bất ổn lớn sau khi chính quyền trung ương quyết định giới hạn ứng viên tranh cử lãnh đạo đặc khu. Hàng trăm ngàn người biểu tình đòi cải cách bầu cử ở Hồng Kông hồi tháng 7 - Ảnh: Reuters Ngày 31.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua quyết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025