Trung Quốc tranh thủ tiến gần ASEAN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm 2 nền kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á để thúc đẩy hợp tác giữa lúc Mỹ bộn bề khó khăn.
Tổng thống Yudhoyono (phải) tiếp Chủ tịch Tập tại Jakarta – Ảnh: AFP
Ông Tập đến Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, hôm 2.10 và có cuộc hội đàm 2 giờ với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Nhân chuyến thăm, Indonesia và Trung Quốc ký kết 6 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực hàng hải, thủy sản, du lịch và nghiên cứu không gian.
Theo đó, hai bên sẽ cùng phát triển một đặc khu kinh tế ở Indonesia, đồng thời nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khí tượng. Ngày 3.10, ông Tập tiếp tục chứng kiến lễ ký 21 dự án giữa các doanh nghiệp 2 nước trị giá 30 tỉ USD trong các lĩnh vực khai khoáng, sản xuất bột giấy và phát triển hạ tầng. Ngoài ra, giới tài chính đặc biệt quan tâm thỏa thuận trao đổi tiền tệ trị giá 16 tỉ USD có thể giúp Indonesia cứu vãn đồng nội tệ đang mất giá.
Tờ The Straits Times dẫn lời Chủ tịch Tập: “Chúng tôi muốn quan hệ 2 nước bay cao lên không trung và lắng sâu vào lòng biển, càng cao càng sâu càng tốt”. Cũng theo báo này, 2 nước đã nâng cấp quan hệ lên mức “đối tác chiến lược toàn diện” và đồng ý đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ mở trung tâm văn hóa tại thủ đô Jakarta, cấp học bổng cho 1.000 người Indonesia học tiếng Hoa ở Viện Khổng Tử, và mời các chức sắc Hồi giáo sang Bắc Kinh trao đổi văn hóa và tín ngưỡng.
Video đang HOT
Indonesia là quốc gia không có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc và được cho là có vai trò “trung gian hòa giải tích cực” trong vấn đề biển Đông. Vì thế, không khó hiểu khi ông Tập chọn quốc gia này là điểm đến đầu tiên ở ASEAN kể từ khi nhậm chức hồi tháng 3.2013. Ngược lại, Indonesia cũng không bỏ qua cơ hội đẩy mạnh hợp tác với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đối tác thương mại lớn thứ hai của mình, sau Nhật Bản. Chính quyền Jakarta đã mời ông Tập làm nguyên thủ nước ngoài đầu tiên phát biểu trước quốc hội sáng 3.10. Tuy vậy, theo Reuters, chỉ có 1/3 nghị sĩ có mặt trong buổi nói chuyện.
Tại đây, ông Tập Cận Bình nhắc qua loa về biển Đông và chỉ nói: “Tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình”. Tuy nhiên, ông không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc: “Đông Nam Á là một trung tâm của Con đường tơ lụa trên biển. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác hàng hải với ASEAN”.
Cuối ngày 3.10, ông Tập đến Malaysia, quốc gia cũng có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia còn Malaysia là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Sau nước này, ông sẽ quay ngược lại Indonesia để dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 7-8.10.
Trong khi Trung Quốc đang ra sức tiến gần ASEAN thì Tổng thống Mỹ Barack Obama lại có thể phải vắng mặt tại APEC cũng như cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ lần thứ nhất và Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Brunei ngày 9-10.10. Bế tắc về ngân sách khiến chính phủ Mỹ ngưng hoạt động, kéo theo việc ông Obama phải hủy thăm Malaysia và Philippines dự trù diễn ra sau khi EAS kết thúc. Nếu ông Obama phải hủy toàn bộ chuyến công du Đông Nam Á dự kiến bắt đầu từ 5.10, thì Mỹ sẽ “đánh mất một cơ hội lớn” để nâng cao vị thế ở khu vực, báo The Washington Post trích lời các nhà phân tích nhận định.
Theo TNO
Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp biển đảo với ASEAN trong hòa bình
Phát biểu trước Quốc hội Indonesia ngày 3.10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh mong muốn giải quyết tranh chấp biển đảo với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á thông qua đối thoại hòa bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Indonesia, ông Susilo Bambang Yudhoyono (phải)trong một buổi họp báo chung ngày 2.10 tại thủ đô Jakarta - Ảnh: AFP
Đây là chuyến công du đầu tiên tại khu vực châu Á kể từ khi ông Tập nhậm chức vào tháng 3 năm nay, theo AFP.
Ông Tập cho biết Bắc Kinh và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam, nên giải quyết các tranh chấp biển đảo "trong hòa bình nhằm đảm bảo ổn định và hòa bình trong khu vực".
"Trung Quốc sẵn sàng hợp tác hàng hải với các nướcASEAN", ông Tập nhấn mạnh.
Ông Tập đưa ra phát ngôn về tranh chấp biển đảo tại Indonesia, một quốc gia không có tranh chấp biển đảo nào với Trung Quốc.
Nhưng việc ông Tập phát biểu trước Quốc hội Indonesia thể hiện sự cải thiện đáng chú ý trong quan hệ Bắc Kinh và Jakarta trong vòng 20 năm qua.
Indonesia từng phá vỡ quan hệ ngoại giao với Trung Quốc hồi thập niên 1960, tố cáo Bắc Kinh hỗ trợ một đảng chính trị của Indonesia âm mưu đảo chính. Mãi đến thập niên 1990, hai nước mới thiết lập lại quan hệ ngoại giao.
Ông Tập đã đến thủ đô Jakarta của Indonesia vào ngày 2.10 và có cuộc hội đàm với Tổng thống Indonesia, ông Susilo Bambang Yudhoyono.
Cũng trong ngày 3.10, tại dinh tổng thống Indonesia, các vị bộ trưởng Trung Quốc và Indonesia đã ký kết các biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác song phương trong một số lĩnh vực như du lịch, công nghệ và nghiên cứu không gian.
Ngoài ra, Trung Quốc và Indonesia cũng đã ký kết hàng loạt các thỏa thuận đầu tư, thương mại trị giá 32 tỉ USD, và một thỏa thuận chuyển đổi tiền tệ trị giá 16 tỉ USD nhằm hỗ trợ đồng rupiah của Indonesia.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Indonesia. Thương mại song phương hai nước đạt 66,2 tỉ USD hồi năm 2012.
Sau chuyến thăm Indonesia, ông Tập sẽ đến Malaysia, sau đó quay lại Indonesia để dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Theo TNO
Chủ tịch nước sẽ dự Hội nghị APEC 21 tại Indonesia Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 diễn ra tại Bali, Indonesia từ ngày 7-8/10. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

Hamas trước nguy cơ diệt vong

Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực

Đài Loan cần gấp công nghệ giám sát sau vụ bắt 2 người Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Bỏ án tử hình với 4 tội danh: 'Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào'
Tin nổi bật
19:42:58 20/05/2025
Lại thêm 1 dự án khủng điêu đứng vì Thùy Tiên, netizen đồng loạt gọi tên một người
Hậu trường phim
19:36:45 20/05/2025
Cuộc sống vợ chồng của nam nghệ sĩ Việt lấy vợ hơn 3 tuổi, có 1 con riêng
Sao việt
19:29:03 20/05/2025
Vợ Quang Hải phẫu thuật thẩm mỹ bị nhầm Hòa Minzy, vợ Văn Hậu khoe đẹp tự nhiên
Netizen
19:23:02 20/05/2025
Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu nhưng vóc dáng vẫn nuột nà, đôi chân dài thẳng tắp chiếm trọn spotlight
Sao thể thao
18:31:48 20/05/2025
Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu
Thời trang
18:05:34 20/05/2025
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?
Sao châu á
18:03:49 20/05/2025
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?
Sao âu mỹ
18:03:40 20/05/2025
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển
Pháp luật
17:18:29 20/05/2025
Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh
Sức khỏe
16:48:02 20/05/2025