Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon
Trung Quốc đang đứng trước một bước đột phá công nghệ lớn, với tiềm năng thay đổi ngành công nghiệp chip toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.
Điểm đặc biệt của con chip này là việc sử dụng vật liệu mới thay thế hoàn toàn silicon (Ảnh minh họa: FS).
Mới đây, Đại học Bắc Kinh đã công bố phát triển một loại chip mang tính cách mạng, được cho là mạnh hơn 40% và tiết kiệm năng lượng hơn so với các bộ xử lý tiên tiến nhất hiện nay, mà không cần sử dụng đến silicon.
Nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ chip tiên tiến của Trung Quốc dường như không hoàn toàn đạt được mục tiêu.
Nó tương tự như việc lệnh cấm Android đã thúc đẩy sự ra đời của HarmonyOS (hệ điều hành tự phát triển của Huawei), và giờ đây Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh tự chủ phát triển chip.
Thậm chí, nước này còn có kế hoạch cấm sử dụng bộ xử lý của Intel và AMD trong các máy tính và máy chủ của chính phủ, đồng thời nỗ lực sản xuất chip hiệu năng cao cho trí tuệ nhân tạo để cạnh tranh với tập đoàn công nghệ về chipset hàng đầu thế giới là Nvidia.
Với bước tiến mới này, Trung Quốc không chỉ giải quyết vấn đề phụ thuộc mà còn có thể cách mạng hóa ngành công nghiệp máy tính bằng công nghệ xử lý hoàn toàn mới. Lần đầu tiên, một kiến trúc bóng bán dẫn hai chiều (2D) với chip hoàn toàn không có silicon đã được Đại học Bắc Kinh phát triển thành công.
Video đang HOT
Theo nhóm phát triển, con chip mới này có tiềm năng trở thành một trong những con chip mạnh mẽ, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng nhất thế giới. Trong khi chip silicon truyền thống đang dần chạm đến giới hạn vật lý ở kích thước khoảng vài nanomet, công nghệ bóng bán dẫn hai chiều của Trung Quốc đã vượt qua những rào cản này.
Điểm đặc biệt của con chip này là việc sử dụng vật liệu mới thay thế hoàn toàn silicon. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bismuth oxyselenide (Bi 2 O 2 Se) cho kênh dẫn và bismuth selenite oxide (Bi 2 SeO 5 ) cho cổng cực. Những vật liệu này tạo thành chất bán dẫn hai chiều (2D) – các tấm mỏng ở cấp độ nguyên tử với đặc tính điện tử vượt trội.
Ưu điểm của các vật liệu này bao gồm:
Bismuth oxyselenide (Bi 2 O 2 Se): Sở hữu tốc độ vận chuyển electron cao, ngay cả khi không cần làm mỏng như silicon, đồng thời có khả năng duy trì và kiểm soát năng lượng điện tích hiệu quả hơn.
Việc chuyển đổi trạng thái của bóng bán dẫn diễn ra nhanh hơn, giảm nguy cơ quá nhiệt và tối thiểu hóa tổn thất năng lượng. Theo một nhà nghiên cứu, các electron di chuyển gần như không có điện trở, giống như nước chảy qua một đường ống trơn tru.
Giao diện giữa hai vật liệu mịn hơn, giúp giảm thiểu khiếm khuyết và nhiễu điện. Về mặt kiến trúc, bóng bán dẫn mới này sử dụng cấu trúc hiệu ứng trường cổng bao quanh (GAAFET).
Công nghệ GAAFET không hoàn toàn mới và đã được ứng dụng cho chip silicon dưới 5 nanomet. Tuy nhiên, thay vì cấu trúc kênh FinFET truyền thống theo chiều dọc, các kênh trong thiết kế mới này được định vị theo chiều ngang.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố con chip mới có thể hoạt động nhanh hơn 40% và tiết kiệm năng lượng hơn 10% so với các kiến trúc chip silicon 3 nanomet tiên tiến nhất hiện nay.
Mặc dù đây là thành tựu ở quy mô phòng thí nghiệm, nhóm đã thành công tích hợp chip vào các thiết bị nguyên mẫu, chứng minh khả năng tương thích với các mạch điện tử hiện có. Điều này mở ra triển vọng cho sản xuất hàng loạt, và các nhà nghiên cứu đang lạc quan nghiên cứu quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Dù việc thương mại hóa có thể mất vài năm, sự đổi mới này cho thấy nỗ lực mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm giảm phụ thuộc vào công nghệ Mỹ và có khả năng vượt qua những giới hạn của công nghệ silicon truyền thống, mở ra một chương mới cho lịch sử điện toán.
Phòng thí nghiệm Trung Quốc 'vượt rào cản kỹ thuật trong thiết kế chip bán dẫn'
Một phòng thí nghiệm bán dẫn Trung Quốc tuyên bố đạt cột mốc trong quá trình phát triển quang tử silicon, mở đường giúp nước này có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thiết kế chip truyền thống.
Theo South China Morning Post ngày 6.10, cơ sở nghiên cứu quang tử học quốc gia JFS (Vũ Hán, Trung Quốc) cho biết họ đã thử nghiệm thành công việc thắp nguồn sáng laser tích hợp với chip silicon hay còn gọi là quang tử silicon. Đây là lần đầu tiên thí nghiệm này triển khai thành công tại Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố đạt đột phá trong thiết kế chip. ẢNH: REUTERS
Thành tựu trong quá trình phát triển quang tử silicon, có thể giúp nước này vượt qua các rào cản kỹ thuật hiện tại trong thiết kế chip và hướng đến khả năng tự cung tự cấp trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ Mỹ, theo bài báo.
Được thành lập vào năm 2021 với 8,2 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tiề.n tài trợ của chính phủ, JFS là một trong những tổ chức quan trọng ở Trung Quốc có nhiệm vụ theo đuổi các đột phá về công nghệ.
Quang tử silicon dựa vào tín hiệu quang học thay vì tín hiệu điện để truyền dẫn. Phòng thí nghiệm JFS cho biết mục tiêu của họ là giải quyết những hạn chế của công nghệ truyền thống vì việc truyền tín hiệu điện giữa các chip đang tiến gần đến giới hạn vật lý của nó.
Báo People's Daily hôm 4.10 đưa tin rằng thành tựu này có nghĩa là Trung Quốc đã lấp đầy "một trong số ít chỗ trống" trong công nghệ quang điện tử của mình.
Chủ tịch công ty khởi nghiệp về chất bán dẫn Sintone (Bắc Kinh, Trung Quốc) Sui Jun nhận định, khác với chip điện, chip quang tử silicon có thể được sản xuất tại Trung Quốc bằng "nguyên liệu thô và thiết bị tương đối hoàn thiện" mà không cần dựa vào máy quang khắc cực tím (EUV) cao cấp. Trước đó, tập đoàn chip bán dẫn ASML (Hà Lan) gần như độc quyền sản xuất các máy EUV nhưng đã ngừng xuất khẩu thiết bị này sang Trung Quốc từ năm 2019.
Các công ty lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu hiện dành nguồn lực để phát triển quang tử silicon, được cho là sẽ nắm giữ tương lai để tạo ra chip tốt hơn cho xử lý dữ liệu và đồ họa, cũng như trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc chuyển đổi các đột phá khoa học thành sản phẩm thương mại.
Quang tử silicon có thể trở thành điểm mới trong cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung. ẢNH: REUTERS
Theo báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS-Mỹ) công bố hồi tháng 1, quang tử silicon có thể trở thành "mặt trận mới nổi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc".
NVIDIA và Intel (hai hãng thiết kế chip lớn của Mỹ) cũng như Huawei (Trung Quốc) và TSMC đang để mắt đến những tiến bộ trong quang tử silicon. Theo ước tính của Hiệp hội công nghiệp bán dẫn quốc tế SEMI, thị trường chip quang tử silicon toàn cầu dự kiến sẽ đạt 7,86 tỉ USD vào năm 2030, tăng từ 1,26 tỉ USD trong năm 2022.
Phó chủ tịch TSMC Douglas Yu Chen-hua từng nói rằng một hệ thống tích hợp quang tử silicon tốt có thể giải quyết các vấn đề quan trọng về hiệu suất năng lượng và sức mạnh tính toán trong kỷ nguyên AI. Ông cho biết sự phát triển đó sẽ mang lại "thay đổi mô hình" trong ngành.
Ông Matthew Reynolds, từng làm việc tại CSIS, đã viết trong báo cáo rằng: "Mặc dù các biện pháp kiểm soát xuất khẩu do Mỹ dẫn đầu có thể làm chậm lại năng lực sản xuất chip truyền thống của Trung Quốc, nhưng chúng cũng có thể vô tình khuyến khích Trung Quốc dành nhiều nguồn lực hơn cho các công nghệ mới nổi, vốn sẽ đóng vai trò quan trọng trong các chất bán dẫn thế hệ tiếp theo".
Công ty Australia khiến Trung Quốc không còn độc quyền trong sản xuất đất hiếm nặng Một công ty của Australia tự nhận họ là nhà sản xuất thương mại đầu tiên ngoài Trung Quốc cung cấp đất hiếm nặng, thành phần vốn được sử dụng trong nhiều công nghệ năng lượng tái tạo. Đất hiếm chuẩn bị xuất khẩu được bốc xếp tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Hãng thông tấn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh sát Hàn Quốc đẩy nhanh truy tìm nghi phạm 2 vụ giế.t ngườ.i

Pháp lên kế hoạch xây 'siêu nhà tù' giữa rừng để giam giữ các tay trùm m.a tú.y khét tiếng

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản xin lỗi về phát ngôn giữa 'cơn bão giá gạo'

Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine

Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?

Điện Kremlin thông báo chính thức về cuộc điện đàm thượng đỉnh Trump-Putin

Chuyến thăm Trung Đông và chính sách "ngoại giao giao dịch" của ông Trump

Cuộc không chiến Kashmir báo hiệu sự trỗi dậy của chiến tranh hệ thống

EU và Anh ký thỏa thuận đối tác an ninh, thủy sản và năng lượng

Kỷ nguyên vàng của tàu điện ngầm

Căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Indonesia tìm kiếm 19 người mất tích sau vụ sạt lở tại một mỏ vàng
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?
Pháp luật
20:39:21 19/05/2025
Hà Bảo Sinh: Con "phú hào" thua bài 3300 tỷ, rời showbiz đi tu, bỏ quyền thừa kế
Sao châu á
20:31:51 19/05/2025
Cứu bạn bị ngưng tim, na.m sin.h bỏ dở kỳ thi quan trọng và cái kết vỡ òa
Netizen
20:28:57 19/05/2025
Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang
Tin nổi bật
20:25:35 19/05/2025
Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
20:02:44 19/05/2025
Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè
Thời trang
20:00:01 19/05/2025
Ý Nhi có thể giành thứ hạng cao tại đấu trường Miss World 2025?
Sao việt
19:59:40 19/05/2025
"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng
Tv show
19:57:27 19/05/2025
Vạc.h trầ.n mối quan hệ giữa BLACKPINK và thành viên số 5 rút khỏi nhóm vào phút cuối
Nhạc quốc tế
19:47:43 19/05/2025
Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới
Lạ vui
19:46:21 19/05/2025