Trung Quốc tự cô lập khi gây hấn trên Biển Đông
Những việc làm gây hấn như đưa tên lửa, chiến đấu cơ tới quần đảo Hoàng Sa hay xây trạm radar trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam khiến Trung Quốc bị cả thế giới quay lưng.
Các trạm radar tình nghi của Trung Quốc trên đảo nhân tạo phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Trong bài bình luận trên tờ Washington Post, ông Dennis C. Blair, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ trong giai đoạn 1999 – 2000, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ giai đoạn 2009 – 2010, đã chỉ rõ những điểm bất lợi của Trung Quốc khi tiến hành các hoạt động gây hấn, nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông. Hiện tại, ông Blair là Chủ tịch Quỹ hòa bình Sasakawa của Mỹ. Bài viết cũng có quan điểm của Jeffrey W. Hornung, một đồng nghiệp của Blair tại Quỹ hòa bình Sasakawa.
Những hành động gây hấn liên tiếp
Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không và đáp tiêm kích phản lực xuống đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa hay xây dựng radar trái phép trên các đảo nhân tạo phi pháp và điều tàu hải cảnh bao vây bãi Hải Sâm, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hành động liên tiếp khiến Trung Quốc bị coi là kẻ bắt nạt trên Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới .
Video đang HOT
Tên lửa của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm được phát hiện khi vệ tinh thương mại Mỹ chụp toàn cảnh khu vực. Đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp nhiều năm qua. Bắc Kinh đã xây dựng nhiều công trình quân sự và dân sự trên đảo đồng thời ngang ngược tuyên bố chủ quyền với thực thể địa lý này.
Lính Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Từ lâu, Trung Quốc lắp đặt radar giám sát, xây dựng sân bay và nhà chứa cho các loại máy bay quân sự ở Phú Lâm. Cuối năm 2015, Trung Quốc đưa tiêm kích phản lực J-11 tới đảo và tiếp tục thực hiện việc này trong năm 2016. Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, khẳng định HQ-9 là lần thứ 3 Trung Quốc triển khai tên lửa tới Phú Lâm. Các hệ thống phòng không trước đó có uy lực kiểm soát bầu trời kém hơn so với HQ-9, vũ khí được đánh giá là tương đồng với S-300 của Nga. Những lần đưa tên lửa tới Phú Lâm trước đó của Trung Quốc diễn ra khi nước này tiến hành tập trận trong khu vực.
Trung Quốc tự cô lập
Các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra nhiều quan ngại. Tên lửa và chiến đấu cơ Bắc Kinh đưa tới Phú Lâm đi ngược lại với cam kết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình của Trung Quốc. Nó nối dài những mâu thuẫn trong lời nói và hành động của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước vấn đề nóng bỏng nhất trong khu vực.
Trước những hành động hung hăng và bất chấp luật pháp của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và thế giới đang trở nên đoàn kết hơn. Nhiều nước chấp thuận cho tàu chiến, máy bay của Mỹ và Nhật Bản sử dụng quân cảng cũng như sân bay quân sự để tăng cường tuần tra Biển Đông. Các hiệp định hợp tác quân sự hay hỗ trợ an ninh cũng được ký kết.
Những hành động hung hăng cũng khiến vị thế địa – chiến lược của Trung Quốc trong khu vực yếu đi nhiều so với 6 năm trước, thời điểm Bắc Kinh bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Trong khi đó, về phía bắc, Trung Quốc không còn đủ khả năng kiềm chế Triều Tiên khi Bình Nhưỡng quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa liên lục địa. Mối đe dọa từ Bình Nhưỡng khiến Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tăng cường hợp tác.
Cuối cùng, nền kinh tế của Trung Quốc đang trượt dốc sau thời gian dài tăng trưởng nóng. Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc giống một gã to con, thích hăm dọa và bắt nạt các nước láng giềng hơn một cường quốc có tiếng nói, uy tín và trách nhiệm trong khu vực. Những chính sách ngắn hạn và lạc hậu này sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của Trung Quốc trong tương lai.
Hồng Duy
Theo Zing News
Nga chuẩn bị phóng thử 2 tên lửa liên lục địa Bulava trên biển Barents
Theo tờ Izvestia, một tàu ngầm hạt nhân của Nga sẽ phóng thử 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava trong một cuộc kiểm tra khả năng răn đe hạt nhân của hạm đội phương Bắc trên biển Barents.
Tờ Izvestia trích lời một nguồn tin từ hạm đội phương Bắc cho biết, 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ được phóng từ tàu ngầm hạt nhân lớp Borei Yuri Dolgoruky hoặc Vladimir Monomakh.
Tàu ngầm Borei được cho là tương lai của hải quân Nga với tổng cộng 8 chiếc sẽ thay thế tàu ngầm lớp Dolphin thế hệ cũ. Mỗi tàu Borei có thể mang theo 16 tên lửa Bulava. Sắp tới, Nga còn lên kế hoạch phóng cùng lúc 16 tên lửa Bulava ở độ sâu 50m dưới mặt nước. Chỉ có 3 lần, Nga phóng thử tên lửa kiểu này từ năm 1992.
Tên lửa Bulava của Nga có tầm bắn 8.000km
Tên lửa đạn đạo chiến lược phóng từ tàu ngầm Bulava nặng 36,8 tấn, có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân, sử dụng 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn và có tầm bắn lên tới 8.000 km. Giống như Topol-M hoặc RS-24, Bulava có khả năng di chuyển với quỹ đạo cực kì linh hoạt trong hành trình khiến việc đánh chặn của đối phương trở nên vô cùng khó khăn. Các đầu đạn Bulava có thể độc lập tấn công các mục tiêu khác nhau.
Bulava đã được đưa vào biên chế cùng với tàu ngầm Yuri Dolgoruky lớp Borei vào ngày 10-1-2013. Ngoài tàu ngầm Borei, tàu ngầm Dmitri Donskoi lớp Typhoon cũng có thể khai hỏa Bulava, tuy nhiên, chiếc tàu ngầm chỉ có một ống phóng duy nhất.
Theo_An ninh thủ đô
Đa phần người trên đảo Phú Lâm là lính TQ Tờ Nhật báo Giải phóng quân Trung Quốc cho biết, hiện nay, cứ 3 trong số 4 người trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, là quân nhân Trung Quốc. Theo đó, trong số 4 người trên đảo Phú Lâm thì có 3 quân nhân và 1 dân thường, nhưng không nói rõ tổng số người đóng trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện hơn 2.500 đôi giày, áo thun giả nhãn hiệu MLB, North Face...
1.026 đôi giày thể thao nam, nữ và 1.511 chiếc áo thun giả mạo các nhãn hiệu MLB, HUGO, ARMANI EXCHANGE, Vant, North Face vừa bị lực lượng hải quan phát hiện.
Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp
Sức khỏe
08:33:22 23/05/2025
Mẹ biển - Tập 44: Mẹ biển: Ba Sịa qua đời vì tai nạn giao thông
Phim việt
08:32:28 23/05/2025
Vụ hoa hậu Thùy Tiên: TP.HCM thông tin việc TikToker Nguyễn An quảng cáo kẹo Kera
Tin nổi bật
08:30:16 23/05/2025
BXH 10 phim Hàn "lành mạnh" nhất dành cho người yếu tim: Cày cả ngày không mệt, cái tên đầu bảng là tuyệt tác!
Phim châu á
08:29:51 23/05/2025
Các diễn viên phim Sex Education tái hợp trong dự án mới về Shakespeare
Hậu trường phim
08:24:45 23/05/2025
Ngăn chặn "vàng tặc" ở Bồng Miêu
Pháp luật
08:21:33 23/05/2025
Bước vào kỳ nghỉ hè, các cung hoàng đạo nhí cần chú ý điều gì để chuẩn bị cho 1 năm học mới may mắn và đạt được kết quả như ý?
Trắc nghiệm
08:15:28 23/05/2025
Cuộc gặp trớ trêu trong khách sạn tiết lộ vụ ngoại tình của trợ lý giám đốc
Góc tâm tình
08:14:32 23/05/2025
Phương Oanh bị mẹ chồng nhắc chuyện chăm sóc cháu giữa chốn đông người, phản ứng thế nào mà ai cũng khen khéo?
Netizen
08:03:33 23/05/2025