Trung Quốc ủng hộ Pakistan triệu tập phiên họp HĐBA về Kashmir
Trung Quốc ngày 14/8 ủng hộ yêu cầu của Pakistan muốn triệu tập một phiên họp kín của Hội đồng Bảo an về tình hình Kashmir.
Ba Lan, nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 8, sẽ đưa ra thời điểm và hình thức của phiên họp. Vùng Kashmir từ lâu vẫn là điểm nóng trong mối quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ, 2 quốc gia láng giềng có vũ khí hạt nhân.
Binh sĩ Ấn Độ canh gác tại khu vực biên giới với Pakistan. Ảnh: The Hindu
Ngày 5/8 vừa qua, Ấn Độ quyết định xóa bỏ quyền có luật pháp riêng ở bang Jammu – Kashmir và cho phép cư dân bên ngoài bang được mua nhà đất ở đây. Để đề phòng biểu tình, Chính phủ Ấn Độ đã cắt đứt hệ thống viễn thông, Internet, truyền hình và ban hành 1 số lệnh hạn chế về đi lại, hội họp.
Video đang HOT
Năm 1948 và những năm 1950 của thế kỷ trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một số nghị quyết về tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan xung quanh khu vực Kashmir, trong đó cho phép 1 cuộc trưng cầu ý dân để quyết định tương lai của vùng Kashmir mà đa số dân theo đạo Hồi.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã được triển khai kể từ năm 1949 để giám sát lệnh ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan tại Jammu-Kashmir./.
Theo Trần Nga/VOV1 (Biên dịch)
Reuters
Xung đột Ấn Độ-Pakistan và nước cờ của Trung Quốc
Trung Quốc rất lo ngại về tình hình hiện tại và cũng sẽ tìm cách hối thúc Ấn Độ và Pakistan đi vào hoà giải với nhau. Kịch bản xảy ra xung đột hạt nhân giữa hai nước này là cơn ác mộng đối với họ và cả thế giới.
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại khu vực Kashmir.
Lần bùng phát căng thẳng và đụng độ quân sự mới này giữa Ấn Độ và Pakistan bước sang tuần thứ 4. Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã chủ động có động thái muốn hoà giải với Ấn Độ nhưng không thu về được kết quả gì. Trong những ngày vừa qua, đụng độ quân sự giữa hai bên ở vùng Kashmir tiếp tục gia tăng. Chính phủ hai nước không còn cho thấy biểu hiện nỗ lực làm cho căng thẳng và xung khắc giảm bớt.
Nguyên do là hai bên hiện chưa biết phải làm như thế nào để giảm căng thẳng và xung khắc mà vẫn giữ được thể diện, vẫn không bị coi là yếu thế và thất thế so với phía bên kia và vẫn trang trải được nhu cầu về đối nội. Nguyên nhân cũng còn là mối bất hoà dai dẳng lâu nay giữa hai nước láng giềng của nhau này ở khu vực Nam Á đang bị thời điểm nhạy cảm hoá cả về đối nội lẫn đối ngoại.
Cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở vùng Kashmir này là một trong những vướng mắc dai dẳng nhất và cũng khó giải quyết nhất giữa Ấn Độ và Pakistan cũng như giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Vì Kashmir, Ấn Độ và Pakistan đã hai lần tiến hành chiến tranh với nhau - nhưng đều ở thời hai nước này chưa sở hữu vũ khí hạt nhân. Từ sau cuộc chiến tranh cuối cùng giữa hai bên năm 1971 đến nay, ở vùng Kashmir mà hai bên tranh chấp chủ quyền vẫn xảy ra nổ súng, pháo kích và không kích từ bên này vượt qua Đường kiểm soát sang bên kia, nhưng chưa khi nào dữ dội và dai dẳng như hiện tại.
Bên cạnh chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ còn có chuyện khủng bố phủ bóng đen xuống mối quan hệ song phương này. Ấn Độ đã từ lâu nay cáo buộc phía Pakistan không ngăn cản một số tổ chức và lực lượng Hồi giáo cực đoan trú ngụ ở vùng Kashmir do Pakistan quản lý tiến hành những hoạt động khủng bố nhằm vào Ấn Độ - như vụ đánh bom cảm tử ngày 14.2 vừa rồi. Ấn Độ cho rằng phía Pakistan sử dụng những tổ chức và lực lượng kia làm con bài chống Ấn Độ, cụ thể là khuấy động mất an ninh và ổn định cũng như xung khắc bạo lực và thù địch giữa người theo đạo Hồi và người theo các tôn giáo khác ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý.
Đương nhiên là phía Pakistan bác bỏ những cáo buộc ấy. Cho nên mỗi lần phía Ấn Độ trả đũa hành động khủng bố bằng các cuộc tấn công quân sự nhằm vào sào huyệt của những kẻ khủng bố ở phía Pakistan thì Pakistan cũng đều đáp trả bằng quân sự. Giao tranh quân sự kiểu như thế luôn không tránh khỏi bởi chính phủ hai bên không thể hành động khác vì lý do đối nội, vì phải thể hiện kiên quyết đảm bảo an ninh và vì muốn răn đe lẫn nhau. Lần hiện tại này là một lần như thế.
Căng thẳng chưa thể giảm và bất hoà chưa thể được giải quyết vì thời điểm chưa thích hợp. Ở Ấn Độ sắp có cuộc tổng tuyển cử mà thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đảng BJP cầm quyền muốn tái đắc cử. Vì thế, họ phải chứng tỏ không chỉ quyết tâm mà còn thành công với chuyện chống khủng bố, đảm bảo an ninh quốc gia, không nhượng bộ trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và cứng rắn với Pakistan.
Ở Pakistan, ông Khan được giới quân sự hậu thuẫn để lên cầm quyền nên không thể làm giới quân sự nước này bị tổn hại thể diện và mất uy lực. Hơn nữa, nhượng bộ Ấn Độ đồng nghĩa với việc Pakistan công nhận những cáo buộc của Ấn Độ về dung túng và công cụ hoá khủng bố. Như thế sẽ vô cùng tai hại cho Pakistan về đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ của Pakistan với Mỹ và Trung Quốc.
Ấn Độ làm găng với Pakistan còn nhằm phân hoá Mỹ với Pakistan và làm khó Trung Quốc thực thi kế hoạch Một vành đai, một con đường xuyên qua khu vực Nam Á mà Pakistan đóng vai trò rất quan trọng và quyết định. Mỹ ủng hộ Ấn Độ chống khủng bố và thúc ép Pakistan chống khủng bố. Nhưng vì Mỹ vẫn cần Pakistan làm đối tác và đồng minh cho chiến lược của Mỹ ở Afghanistan và cũng muốn phân hoá Pakistan với Trung Quốc nên xung khắc giữa Ấn Độ và Pakistan trong thực chất không có lợi cho Mỹ.
Trung Quốc tranh thủ và lôi kéo Pakistan để ganh đua ảnh hưởng và vai trò với Ấn Độ ở khu vực Nam Á, nhưng tình hình ở nơi đây bất an và bất ổn, chiến tranh và bạo lực hỗn loạn lại rất bất lợi cho Trung Quốc thực hiện chiến lược của mình. Cho nên Trung Quốc rất lo ngại về tình hình hiện tại và cũng sẽ tìm cách hối thúc Ấn Độ và Pakistan đi vào hoà giải với nhau. Kịch bản xảy ra xung đột hạt nhân giữa hai nước này là cơn ác mộng đối với họ và cả thế giới.
Hai nước này sẽ còn tiếp tục đối địch quân sự và găng nhau về chính trị nữa, nhưng sẽ không xô đẩy nhau vào cuộc chiến tranh mới. Họ ý thức được rằng có chiến tranh với nhau thì cũng không giải quyết được chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và khủng bố, không giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại, lại còn không thể loại trừ hoàn toàn trên lý thuyết khả năng xô đẩy nhau đến xung đột hạt nhân khi không còn kiểm soát nổi tình hình.
Lựu đạn phát nổ tại bến xe buýt làm ít nhất 18 người bị thương Ít nhất 18 người đã bị thương ngày 7/3 khi một quả lựu đạn phát nổ tại một bến xe buýt ở thành phố Jammu, thuộc bang Jammu và Kashmir ở miền Bắc Ấn Độ. Phát biểu với báo giới, cảnh sát trưởng Jammu, MK Sinha cho biết quả lựu đạn dường như được ném từ bên ngoài bến xe buýt và lăn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ: Sự cố thiết bị gây gián đoạn nghiêm trọng tại sân bay Newark

Tàu ngầm Yasen-M của Nga thách thức ưu thế hải quân Mỹ và NATO

Các công ty toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thuế quan của Mỹ

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

IMF: Hàn Quốc sắp tụt hậu so với Đài Loan về GDP bình quân đầu người

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu: Tâm điểm trong đề xuất hòa bình của Mỹ

FBI sử dụng máy phát hiện nói dối để điều tra các vụ rò rỉ thông tin

Phát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung Quốc

Iran đã kiểm soát được đám cháy sau vụ nổ ở cảng Shahid Rajaee khiến ít nhất 65 người chết

Chiến sự lan tới tỉnh mới Dnipropetrovsk, người Ukraine vội sơ tán khi quân đội Nga áp sát

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom
Có thể bạn quan tâm

Vụ mất điện chấn động châu Âu đã được "tiên tri" từ 2 tháng trước, sự trùng khớp khiến cả thế giới rùng mình
Hậu trường phim
07:04:42 30/04/2025
Bà Hoàng Thị Thúy Lan nộp 20 tỷ đồng, dùng 2 lô đất để khắc phục hậu quả
Pháp luật
07:03:12 30/04/2025
Diva Mỹ Linh nói về cột mốc sinh ra ngay sau khi đất nước thống nhất: "Hoà bình phải là đẹp nhất"
Sao việt
06:58:17 30/04/2025
Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975
Tin nổi bật
06:49:28 30/04/2025
"Giáo chủ khả ái" Dương Thừa Lâm phản pháo khi bị bạn thân cũ tố trở mặt, vô lễ với người lớn
Sao châu á
06:25:42 30/04/2025
Bộ phim đáng xem nhất 2025: 2 phút hé lộ khiến cả thế giới phát sốt, mưa lời khen rải khắp toàn cầu
Phim âu mỹ
06:02:19 30/04/2025
4 món ngon đổi vị với 'thực phẩm vàng' giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng, tăng chiều cao cho trẻ
Ẩm thực
06:01:02 30/04/2025
Con ốm, vợ cũ bất ngờ ghé thăm, thứ cô ấy để lại trên bàn khiến tôi thao thức cả đêm
Góc tâm tình
05:21:21 30/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Tùng Dương, Isaac hòa nhịp cùng 150.000 khán giả tại Nhật Bản
Nhạc việt
23:44:07 29/04/2025