Trung Quốc xoay sở khôi phục vị thế ở Myanmar
Trung Quốc đang tìm cách duy trì ảnh hưởng với Myanmar thông qua việc xây dựng một cảng nước sâu trị giá 10 tỷ USD tại quốc gia này.
Công nhân Trung Quốc tại địa điểm dự kiến xây dựng cảng nước sâu ở Kyaukphyu. Ảnh: WSJ
Dự án cảng nước sâu kể trên còn bao gồm cả một đặc khu kinh tế, tọa lạc ở đảo Maday thuộc thị trấn Kyaukphyu, bang Rakhine, phía tây Myanmar. Đây là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng hiện diện ra Ấn Độ Dương và Nam Á, cũng như khôi phục những đặc quyền từng được hưởng từ thời chính quyền quân sự Myanmar, theo Wall Street Journal.
Dự án cảng nước sâu Kyaukphyu cũng sẽ là phép thử sớm cho chính phủ sắp thành lập của bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng cầm quyền Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), trong việc dung hòa giữa một bên là tiếng nói phản đối từ người dân và một bên là đối tác kinh tế hàng đầu của quốc gia.
Dự án gây tranh cãi
Đảng cầm quyền NLD cho biết họ sẽ xem xét lại tất cả các dự án lớn từng được duyệt thầu trước đây, trong đó có cả kế hoạch xây dựng cảng nước sâu Kyaukphyu, được trao cho một nhóm công ty của Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái.
NLD dự kiến bầu chọn tổng thống Myanmar vào tháng này và chính phủ mới sẽ đi vào hoạt động từ tháng sau. Theo bình luận viên Shibani Mahtani, trong bối cảnh hiện nay, chính quyền Myanmar mới cần cân nhắc giữa tâm lý chống Trung Quốc cũng như sự phản đối của người dân địa phương đối với dự án và nguy cơ làm mất lòng láng giềng lớn phương bắc.
Tập đoàn đầu tư Citic Group của Trung Quốc, đứng đầu nhóm công ty nêu trên, khẳng định họ đã thắng một cuộc đấu thầu công khai, công bằng và có xem xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Trong một nỗ lực nhằm thuyết phục người dân địa phương ủng hộ dự án, nhân viên Citic Group những ngày gần đây tổ chức các buổi đào tạo cho dân chúng Kyaukphyu những kỹ năng mà họ có thể áp dụng tại đặc khu kinh tế mới.
Video đang HOT
Nhà của gia đình ngư dân Myint Shwe ở đảo Maday có nguy cơ bị giải tỏa để lấy đất phục vụ dự án cảng nước sâu. Ảnh: WSJ
Tầm ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc tại Myanmar được tạo dựng trong thời kỳ chính quyền quân sự Myanmar bị phương Tây áp đặt trừng phạt, khiến nước này có rất ít lựa chọn hợp tác kinh tế. Vai trò chi phối của Bắc Kinh dần suy giảm từ năm 2011 khi chính quyền chuyển sang dân sự ở Myanmar bắt đầu cởi mở hơn với phương Tây nhằm chấm dứt tình trạng bị cô lập.
Theo số liệu thống kê chính thức, cam kết đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở Myanmar trong cả năm 2015 và tháng 1/2016 chỉ đạt 688 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 8 tỷ USD năm 2011.
Trung Quốc những năm gần đây tìm cách tiếp cận gần gũi hơn với bà Suu Kyi nhằm giữ Myanmar trong quỹ đạo ảnh hưởng và thuyết phục lãnh đạo đảng NLD không xoay trục hướng về phương Tây thêm nữa.
Trung Quốc cũng nhiều lần đón tiếp các chính trị gia từ bang Rakhine, nơi dự án cảng nước sâu tọa lạc, tới thăm. Trong các tuyên bố của mình, Citic Group gọi Myanmar là “thị trường chiến lược quan trọng nhất” của tập đoàn ở Đông Nam Á.
“Sau khi hứng chịu nhiều tổn thất, dự án cảng nước sâu Kyaukphyu trở thành một biểu tượng, một điều gì đó cần phải đạt được và một minh chứng cho thấy Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục hiện diện và duy trì ảnh hưởng tại Myanmar”, Yun Sun, chuyên gia nghiên cứu quan hệ Myanmar – Trung Quốc thuộc Trung tâm Stimson, trụ sở ở Washington, nhận định. Chính phủ sắp tới của Myanmar “có nguy cơ hất đổ mối quan hệ với Trung Quốc xuống vực sâu” nếu quyết định đình chỉ dự án, Yun Sun nói thêm.
Dù vậy, nhiều người dân Myanmar cho rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh vơ vét đất đai, gỗ và khoáng sản trên đất nước họ, bất chấp những thiệt hại gây ra cho cộng đồng địa phương.
Năm 2008, giới tướng lĩnh quân đội Myanmar trao thầu cho Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) xây dựng nhiều đường ống dẫn dầu và khí đốt khiến hàng nghìn dân làng phải di dời chỗ ở.
Năm 2011, chính quyền Myanmar phải đột ngột dừng kế hoạch xây dựng đập thủy điện Myitsone của Trung Quốc ở bang Kachin do những lo ngại về môi trường. Chính phủ mới giờ đây phải quyết định xem liệu có nên nối lại dự án này không.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối mỏ đồng Letpadaung do một công ty quốc doanh Trung Quốc vận hành ở miền trung Myanmar đã dẫn đến hàng loạt vụ xô xát. Mỏ này sau đó bị tạm ngừng hoạt động. Song, vào năm 2013, một ủy ban điều tra về các vấn đề của mỏ đồng Letpadaung do bà Suu Kyi dẫn đầu đã cho phép cơ sở trên đi vào khai thác trở lại.
Nỗi lo sợ của người dân
Mỏ đồng Letpadaung ở miền trung Myanmar, do một công ty nhà nước Trung Quốc vận hành, đang bị người dân địa phương phản đối. Ảnh: WSJ
Khi được hỏi về dự án cảng nước sâu Kyaukphyu, đa phần những người dân sống tại đây đều tỏ ra nghi ngại. Nhiều người lo sợ họ sẽ bị di dời đến các khu vực không phù hợp để canh tác trong khi vẫn thiếu những kỹ năng cần thiết cho công việc mới. Một số người dân trong làng chưa thể quên những gì họ từng trải qua khi Trung Quốc triển khai dự án đường ống dẫn dầu gần đó.
“Cách đây vài năm, đất nông nghiệp của tôi bị giao cho người Trung Quốc để xây đường ống và tôi không muốn nếm trải chuyện đó một lần nữa”, Ma Lone Thwin, một nông dân chăn nuôi gia súc trong vùng cho hay.
Aung Kyaw Than, người phát ngôn của một ủy ban nhà nước Myanmar trao thầu cho tập đoàn Citic Group, trấn an rằng không phải ai cũng thuộc diện tái định cư và dự án cảng nước sâu Kyaukphyu sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho bang Rakhine.
Tuy vậy, các nhà phân tích đánh giá dự án trên thực tế mang đến rất ít lợi ích cho người dân địa phương.
“Dự án Kyaukphyu khiến tôi liên tưởng đến một thỏa thuận thu hồi đất đai hơn là một khoản đầu tư thương mại hợp lý. Những khu công nghiệp chỉ có ý nghĩa khi nằm gần các trung tâm dân cư, chứ không phải tại nơi biệt lập, xa xôi như ở đây”, David Dapice, chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Ash, Đại học Harvard, nhận xét.
Hồng Vân
Theo VNE
Myanmar đình chỉ 68 dự án chờ chính phủ mới
Theo tờ Eleven Myanmar ngày 1.3, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Myanmar Thein Sein quyết định đình chỉ 68 dự án nhằm tạo điều kiện cho chính phủ kế nhiệm quản lý tài sản khi lên cầm quyền.
Bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: Reuters
Trước đó, quốc hội đã thảo luận một đề xuất kêu gọi chính phủ xem xét kỹ lưỡng việc cho thuê, bán, bàn giao và tư nhân hóa đất công, xí nghiệp và doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển giao. Các dự án bị đình chỉ bao gồm một nhà máy nhiệt điện ở thành phố Myeik, một nhà máy xử lý hóa chất ở thị trấn Hmawbi và một đặc khu kinh tế ở bang Shan. Ngoài ra, còn có các cao ốc đang xây dựng dở dang, những xí nghiệp có hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân, cùng một số dự án BOT.
Bên cạnh đó, các nghị sĩ thuộc đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) kêu gọi chính quyền Tổng thống Thein Sein công khai thông tin về các dự án đã và đang được xúc tiến để chính phủ mới có thể xem xét cách thức xử lý tốt nhất.
Cùng ngày, theo tờ Myanmar Times, quốc hội Myanmar thông báo sẽ tiến hành bầu tổng thống mới vào ngày 10.3. Trong đó, 3 nhóm đại diện cho hạ viện, thượng viện và quân đội sẽ đề cử 3 gương mặt ứng viên để các nghị sĩ bỏ phiếu. Người chiến thắng sẽ trở thành tổng thống mới, 2 người còn lại giữ chức phó tổng thống.
Với tư cách đảng lớn nhất trong quốc hội, đại diện NLD coi như cầm chắc ghế tổng thống. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng là bà Aung San Suu Kyi không thể ngồi vào vị trí này vì hiến pháp Myanmar cấm người có thân nhân là công dân nước ngoài làm tổng thống, trong khi người chồng quá cố và 2 con của bà Suu Kyi mang quốc tịch Anh. Thay vào đó, nguồn tin cấp cao từ NLD hôm qua 1.3 tiết lộ bà có thể giữ chức ngoại trưởng và sẽ tham gia Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia.
Ngoài ra, bà Suu Kyi được cho là sẽ tiếp tục thương thảo với giới quân sự nhằm sửa đổi hiến pháp để bà có thể ngồi vào ghế lãnh đạo cao nhất. Theo dự kiến, chính phủ mới của Myanmar sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 31.3.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Bà Suu Kyi xuống đường nhặt rác Ngày 13.12, bà Aung San Suu Kyi đã cùng các thành viên đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) và những người tình nguyện đi khắp khu vực bầu cử thị trấn Kawhmu ở ngoại ô thành phố Yangon để nhặt rác. Bà Suu Kyi và các đảng viên NLD đang cùng nhau nhặt rác - Ảnh: AFP Theo hãng tin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm
Có thể bạn quan tâm

41.000 năm trước, loài người sống sót qua tận thế nhờ "kem chống nắng"?
Lạ vui
07:45:48 17/05/2025
GMC Hummer EV 2026 ra mắt, bổ sung phiên bản Carbon Fiber Edition
Ôtô
07:40:05 17/05/2025
Giám đốc bị 2 công nhân đánh trọng thương
Pháp luật
07:40:05 17/05/2025
Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
07:39:13 17/05/2025
Sao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái Lan
Sao việt
07:30:10 17/05/2025
Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?
Sức khỏe
07:29:57 17/05/2025
Mẹ biển - Tập 41: Hai Tánh thuyết phục Đại về nhà
Phim việt
07:26:16 17/05/2025
Lim Feng nhận mình khờ, lộ việc tồi tệ tình cũ làm, fan suy đoán giống Thiên An?
Netizen
07:25:44 17/05/2025
Nữ diễn viên sở hữu nông trại 50.000m ở Đà Lạt, 5 két sắt kim cương, bỏ đóng phim vẫn hot khủng khiếp
Hậu trường phim
07:16:25 17/05/2025
10 melodrama Hàn Quốc hay nhất mọi thời đại: Song Hye Kyo, Son Ye Jin vẫn thua xa 1 đàn em
Phim châu á
07:13:10 17/05/2025