Trường đại học hạn chế dần đào tạo cao đẳng
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về trường ĐH không được đào tạo CĐ, TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, khẳng định, đây là chuyện lớn, chứ chẳng phải không quản lý được thì cấm.
TS Hoàng Ngọc Vinh
Thưa ông, tháng 7/2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) yêu cầu 45 trường ĐH không đào tạo CĐ. Nếu điều này xảy ra sẽ dẫn đến hệ quả gì?
- Thứ nhất, Điều 7, Luật GDNN đã quy định xã hội hóa GDNN bằng việc huy động mọi nguồn lực để đào tạo nghề. Vấn đề là do khâu quản lý hệ thống các cơ sở hoạt động GDNN. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước thấy khó quản lý các trường ĐH đào tạo CĐ mà cấm, cần phải xem lại. Bây giờ, thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, rất nhiều địa phương có trường trung cấp (TC), CĐ sáp nhập vào trường đại học (ĐH). Nếu trường ĐH không được đào tạo các ngành nghề trình độ CĐ, vậy đội ngũ giáo viên TC, CĐ đi đâu? Thứ hai, tại những địa bàn đó, thị trường lao động đang cần nhân lực TC, CĐ nhưng các trường ĐH lại không được đào tạo trình độ này. Chẳng lẽ, người dân cho con về TP học sẽ rất tốn kém tiền thuê nhà trọ, di chuyển, ăn uống.
Cũng có những ý kiến cho rằng, trường ĐH nên tập trung đào tạo ĐH và cao học, tiến sĩ?
-Về tương lai, các trường ĐH nên hạn chế dần đào tạo trình độ CĐ; nhất là trong trường hợp trên địa bàn đã có trường CĐ, TC đào tạo những nghề đó rồi. Không thể nhiều trường cùng đào tạo ngành Kế toán, lấy ai học, gây lãng phí. Trường hợp, đối với những lĩnh vực nhân lực rất quan trọng (chế tạo máy, công nghệ, chế biến…) đòi hỏi nhân lực lớn nhưng khối trường tư không đào tạo, trong khi các trường ĐH đào tạo trình độ CĐ có những nghề này, Tổng cục GDNN cho họ tiếp tục. Tuy nhiên, các trường ĐH phải thực hiện trên tinh thần đảm bảo chất lượng, đảm bảo trang thiết bị và đội ngũ giảng viên. Thực tế, tôi thấy các nước vẫn cho phép trường ĐH đào tạo các ngành nghề trình độ CĐ nhưng vẫn quản lý được, đảm bảo chất lượng.
Nhưng Luật GDNN cho phép các trường ĐH được hoạt động GDNN khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện?
-Đành rằng đáp ứng yêu cầu nhưng không thể “trăm hoa đua nở, gây lãng phí. Tổng cục GDNN cần có quy hoạch, xác định rõ thị phần đào tạo, chính sách cho trường ĐH được đào tạo CĐ, bảo đảm thực hiện xã hội hóa GDNN theo đúng quy định của Luật GDNN. Và thực hiện nguyên tắc rõ ràng, công khai, tránh trường hợp cho phép cơ sở giáo dục ĐH này đào tạo CĐ nhưng lại cấm cơ sở kia.
Tôi cho rằng, trường ĐH đào tạo CĐ là câu chuyện quản lý Nhà nước. Và đây không phải chỉ là mạng lưới các trường, mà bản chất những ngành nghề đào tạo đừng chồng chéo với nhau. Vì thế, Tổng cục GDNN cần có hướng dẫn, giải pháp cụ thể cho từng trường, chứ không thể soạn một văn bản gửi tới tất cả với yêu cầu giống nhau.
Xin cám ơn!
Theo kinhtedothi
Trường phổ thông thực hành gặp khó khăn gì khi tự chủ tài chính?
Khi thực hiện tự chủ tài chính, các trường phổ thông thực hành phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, đội ngũ giáo viên, kế hoạch dạy học và tuyển sinh.
Trường thực hành nhiều cấp học trong các trường đại học địa phương đã tạo môi trường cho sinh viên rèn nghề, thực hành nâng cao tay nghề, tiếp nhận những đổi mới của giáo dục đang diễn ra thường xuyên ở các cấp học, bậc học.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các trường đại học địa phương thực hiện tự chủ tài chính, mô hình trường phổ thông thực hành nhiều cấp học gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Phan Đăng Lưu (Trường Đại học Hải Phòng), khó khăn lớn nhất là về tài chính.
"Làm thế nào để thu hút học sinh theo học với mức học phí gấp 10 lần các trường công lập được ngân sách bảo đảm?
Đây là câu hỏi khó khiến lãnh đạo các trường thực hành nhiều cấp học trong trường đại học địa phương đang đau đầu tìm lời giải đáp", Thạc sĩ Nguyệt nói.
Trong bối cảnh Trường đại học Hải Phòng thực hiện tự chủ tài chính, Trường phổ thông Phan Đăng Lưu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Thạc sĩ Nguyệt cho rằng, muốn thực hiện được tự chủ, người đứng đầu các trường phổ thông thực hành phải loại bỏ tâm lý "sợ".
Khi bắt tay vào thực hiện tự chủ, tất cả các nguồn thu, chi đều không có sẵn công thức mà hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và sự năng động của người quản lý, đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Toàn bộ kinh phí chi thường xuyên của nhà trường đều từ nguồn thu học phí mà không nhận kinh phí từ ngân sách.
Chỉ cần 1 năm không tuyển sinh được thì nhà trường buộc phải dừng hoạt động. Do đó, thu hút được học sinh là vấn đề sống còn của nhà trường.
Trong khi đó, ở mô hình công lập được cấp ngân sách thì các trường không phải lo lắng bởi cách chi tiêu đã có công thức, không phải vất vả, suy nghĩ nhiều.
Hơn nữa, các trường công lập có lợi thế là học phí rẻ, không phải chứng minh năng lực nhiều mà vẫn thu hút được học sinh.
"Hiện nay, Trường Phổ thông Phan Đăng Lưu đang gặp bất lợi trong cạnh tranh giáo dục với các trường công lập được nhà nước cấp ngân sách đầy đủ.
Tại các trường công lập, hàng năm ngân sách cấp chi đầu tư cho mỗi học sinh khá lớn, nhưng các trường công lập tự chủ thì không có", Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Nguyệt chia sẻ.
Cũng theo Thạc sĩ Nguyệt, về nguyên tắc, muốn đẩy mạnh tự chủ thì Nhà nước phải đầu tư cho học sinh bất luận là học sinh đó học trong môi trường nào.
Sau đó, tùy thuộc vào sự phát triển mà nhà trường có thể cung cấp thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị hoặc dịch vụ giáo dục.
Nếu học sinh không học ở trường công lập mà sang học tại trường tư thục hoặc trường công lập tự chủ thì học sinh phải đóng mức học phí rất cao, bởi không đóng như vậy thì các trường không có kinh phí hoạt động.
"Các trường phải làm sao để tự chủ nhưng không bị đánh đồng là thương mại hóa giáo dục.
Muốn như vậy, phải công khai minh bạch các nguồn thu, rõ mục đích chi và quyết toán cuối năm với phụ huynh, học sinh.
Công khai minh bạch là điều bắt buộc với tất cả các trường và phải có trách nhiệm giải trình nếu như các phụ huynh yêu cầu.
Điều quan trọng là các nguồn thu của phụ huynh, học sinh phải phục vụ chất lượng giáo dục, phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học", Thạc sĩ Nguyệt đưa ra lời khuyên.
Khó khăn thứ 2 đối với các trường phổ thông thực hành khi thực hiện tự chủ là đội ngũ giáo viên.
Đối với trường Phổ thông Phan Đăng Lưu, từ khi thành lập đến nay, số cán bộ, giáo viên diện biên chế chiếm 70% đội ngũ; còn lại là cán bộ, giáo viên thỉnh giảng, hợp đồng.
Trong các năm học đều có sự luân chuyển giáo viên từ các khoa sư phạm về trường, trong khi các giáo viên này thiếu giờ giảng, hoặc họ sẽ được rút về khoa khi đủ tiết dạy định mức trong năm học.
Số giáo viên này không gắn bó lâu dài hoặc không thể yêu cầu họ lo cho công việc của nhà trường giống như giáo viên cơ hữu được.
Các trường phổ thông thực hành trong trường đại học địa phương đang gặp khó khăn khi tự chủ tài chính (Ảnh: LT)
Nếu trường được tự chủ biên chế và tổ chức sẽ rất thuận lợi vì trường là đơn vị trực tiếp sử dụng người lao động nên họ biết cần tuyển giáo viên có năng lực, phẩm chất thế nào là phù hợp với hoạt động giáo dục, năng lực học sinh nhà trường.
"Hiện nay, nhà trường đang tự chủ một phần nhưng vẫn bị ràng buộc quá nhiều bởi các quy định vốn chỉ phù hợp với trường được bao cấp.
Ví du, lẽ ra trường tự chủ phải được chủ động mời thầy giỏi, được phép chấm dứt hợp đồng với giáo viên không đáp ứng yêu cầu.
Nhưng hiện nay còn nhiều quy định cứng cả trong quản lý chuyên môn khiến trường tự chủ nhưng chưa được tự chủ", thạc sĩ Nguyệt trăn trở.
Khó khăn nữa là khi nhắc đến tự chủ, nhiều người đều hiểu đơn giản là bị cắt một khoản tiền chi thường xuyên từ ngân sách.
Nhưng ở bậc phổ thông, muốn tự chủ trước hết phải tự chủ về kế hoạch dạy học.
Kế hoạch dạy học phải xây dựng phải bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, phù hợp với điều kiện nhà trường;
Không giảm bớt số giờ và đầu điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm tính logic của mạch kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học, trải nghiệm sáng tạo...
Quá trình này hiện nay buộc giáo viên phải nỗ lực hết mình những vẫn băn khoăn với việc thi cử.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cho phép các trường trung học phổ thông thực hiện tự chủ chương trình song vẫn không thể xa rời mục tiêu "thi Trung học phổ thông quốc gia" và chịu một số chỉ đạo khác.
Có lẽ đây cũng là một đặc thù mà các trường tự chủ phải khéo léo, bởi thế, tìm sự đồng thuận từ phụ huynh và đi đúng là 2 yếu tốt các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học luôn phải ghi nhớ.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là công việc của "tổng công trình sư". Chương trình nhà trường đáp ứng đa mục tiêu: đáp ứng yêu cầu của phụ huynh, yêu cầu của cá nhân học sinh, phát huy tối đa những khả năng, sở thích của học sinh.
Vì vậy, chương trình giáo dục được xây dựng dựa trên những nguyên tắc bảo đảm chương trình giáo dục hiện hành, còn có những chuyên đề dạy học dự án, dạy học trải nghiệm liên môn, đơn môn, những chuyên đề tự chọn cho học sinh.
Khó khăn thứ là công tác tuyển sinh bởi áp lực đóng góp cho học sinh đi học là rất lớn đối với các trường trung học phổ thông thực hành trong trường đại học địa phương.
"Việc đóng góp phải đáp ứng 2 tiêu chí: phụ huynh, học sinh phải tự nguyện và nhà trường phải bảo đảm chất lượn cao.
Nếu là trường tư thục, việc đóng học phí cao là đương nhiên nhưng đây là trường công lập, lại thu học phí cao hơn cũng không dễ.
Tâm lý của các bậc phụ huynh cho rằng, đã là trường công lập thì trách nhiệm của Nhà nước, nhưng thu tiền học phí cao thì đấy là vấn đề cần thỏa thuận để đạt được sự đồng thuận và tự nguyện.
Nhưng nguyên tắc của sự phát triển là không đều, do đó trong giáo dục, muốn phát triển thì không thể các trường đều như nhau được.
Có những trường phải tiên phong theo mô hình chất lượng cao hơn", thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Nguyệt khẳng định.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Học sinh, sinh viên Hà Nội bùng nổ trong đêm chung kết cuộc thi nhảy cover Kpop Trải qua vòng thi Chung kết vô cùng kịch tính, đội BAAT từ Học viện Ngân hàng đã vượt qua 6 nhóm nhảy và xuất sắc trở thành Quán quân cuộc thi "Kpop Dance For Youth". Tối qua (14/12), đêm chung kết cuộc thi "Kpop Dance For Youth" diễn ra tại Đại học Kinh tế Quốc dân với sự tham gia tranh tài...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối

Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp
Có thể bạn quan tâm

Ca ghép gan đặc biệt cứu bé 8 tháng tuổi
Sức khỏe
05:49:09 08/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Vóc dáng hiện tại của Võ Hạ Trâm, chỉ 1 bức ảnh mà thấy rõ sự khác biệt
Sao việt
23:20:14 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025