Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: Tổ chức đánh giá ngoài chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA lần thứ 232
Trường Đại học Nông Lâm là đơn vị thứ 3 của Đại học Thái Nguyên thực hiện đánh giá ngoài chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN – QA trong năm 2021.
Do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, đợt đánh giá ngoài chương trình đào tạo lần thứ 232 tại trường được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các đánh giá viên quốc tế trong mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á.
Nằm ở khu vực miền núi phía Bắc, trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, đến nay Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên có 8 khoa đào tạo, 7 phòng chức năng phục vụ công tác đào tạo và 01 Văn phòng Quản lý các chương trình đào tạo tiên tiến (CTTT), 2 Viện nghiên cứu và 11 Trung tâm.
Năm 2021, Trường Đại học Nông Lâm tổ chức triển khai 24 chương trình đào tạo (CTĐT) bậc Đại học, có 10 CTĐT Thạc sĩ và 8 CTĐT Tiến sĩ. Cho đến nay đã có 48 khóa sinh viên với hơn 50.000 kỹ sư, cử nhân và gần 4000 Thạc sĩ và Tiến sĩ tốt nghiệp ra trường. Trong những năm qua, trường luôn được đánh giá là trung tâm đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ hàng đầu về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn cho các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc và cả nước. Sinh viên của trường có khoảng 40% là con em các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của khu vực miền núi phía Bắc.
Với khát vọng phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục có thứ hạng cao trong khu vực, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên luôn đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng trong nước từng bước tiếp cận chuẩn mực kiểm định chất lượng của khu vực và thế giới.
Đợt đánh giá cấp chương trình lần thứ 232 được thực hiện từ xa (trực tuyến) từ ngày 13 đến ngày 17/9/2021 đối với 3 chương trình đào tạo trình độ Đại học của trường gồm: 1) chương trình đào tạo Kỹ sư Chăn nuôi Thú y, 2) chương trình đào tạo Bác sĩ Thú y, 3) chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ thực phẩm.
Tập thể lãnh đạo, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên trong phiên bế mạc Đánh giá ngoài chương trình đào tạo
Video đang HOT
Theo kế hoạch, các đánh giá viên AUN-QA sẽ thực hiện việc kiểm tra minh chứng của Báo cáo tự đánh giá, làm việc với lãnh đạo các khoa: Chăn nuôi thú y và CNSH Lãnh đạo chương trình, tổ viết báo cáo, đại diện các bên liên quan của 3 chương trình gồm: đại diện sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, chuyên viên và nhà tuyển dụng để có căn cứ đánh giá chất lượng của chương trình theo chuẩn mực chất lượng của AUN-QA, từ các kết quả đánh giá sẽ giúp nhà trường nghiên cứu cải tiến, xây dựng kế hoạch hành động để nâng cao hơn nữa chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trong các ngày làm việc chính thức của đợt đánh giá, các đánh giá viên đã tiến hành làm việc và trao đổi với Ban chủ nhiệm khoa, bộ môn, các thành viên của Hội đồng tự đánh giá; Phỏng vấn cán bộ giảng viên, cán bộ hỗ trợ cấp trường và khoa, sinh viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng; Tham quan bằng hình thức livestream cơ sở vật chất cấp trường và cấp khoa. Với trình độ tiếng Anh chuẩn quốc tế và kiến thức chuyên sâu, các giảng viên Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã trả lời xuất sắc các câu hỏi của các đánh gia viên AUN – QA.
Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiểu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên cho biết: “Sau hơn một năm chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, chi tiết về mọi mặt, đợt đánh giá ngoài chương trình đào tạo lần này là sự tâm huyết của tập thể lãnh đạo, giáo viên và sinh viên trong toàn trường nói chung và các khoa Chăn nuôi thú y và CNSH&CNTP nói riêng. Thành công của việc đánh giá các chương trình đào tạo đã khẳng định tính chuyên nghiệp của đội ngũ giảng viên nhà trường được nâng lên một tầm cao mới”.
Với quy trình đánh giá chất lượng chặt chẽ, minh bạch, bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn diện chất lượng chương trình đào tạo AUN-QA được công nhận bởi hệ thống giáo dục của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Việc tham gia đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA là hoạt động thiết thực để đẩy mạnh và từng bước nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng, khẳng định sự cam kết của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đối với xã hội, với nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Đào tạo luân phiên: Đề cao thực học và thực hành
Làm gì để việc đào tạo ở bậc đại học hiệu quả, thực chất và gắn với thực tiễn nhất?
Sinh viên ngành Nhà hàng - Khách sạn, Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM học tập trực tiếp tại một nhà hàng 5 sao.
Mô hình đào tạo luân phiên được các chuyên gia nhận xét là nhân tố then chốt giúp xây dựng các chương trình đào tạo hiện đại, thích ứng ở mức cao nhất với yêu cầu của xã hội và thị trường lao động.
Rèn kỹ năng làm việc
PGS.TS Phan Đình Nguyên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) - cho biết: Nền tảng của mô hình đào tạo luân phiên vài năm trở lại đây được nhiều trường đại học theo xu hướng ứng dụng triển khai, lồng ghép vào trong quá trình đào tạo nhân lực của mình dưới tên gọi "Học kỳ doanh nghiệp". Sinh viên (thường là năm 3 & 4) khi tham gia Học kỳ doanh nghiệp được các trường gửi đến thực học tại doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, kết hợp với Học kỳ thực tập nhằm hoàn thiện dần kỹ năng "thực chiến" trước khi ra trường.
"Hướng đi này tuy mới nhưng nhận được đánh giá cao từ các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng và cả sinh viên khi khả năng thích ứng với môi trường làm việc, khả năng hòa nhập thị trường lao động, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên tốt hơn, chủ động và tự tin hơn", PGS.TS Nguyên nói.
TS Nguyễn Đức Trí - Viện trưởng Viện Du lịch, Trường ĐH Kinh tế TPHCM cũng nhìn nhận đào tạo luân phiên là sự chuyển đổi mô hình đào tạo từ chú trọng lý thuyết sang kết hợp thực hành, từ hướng theo công việc (task-oriented) sang xây dựng năng lực (competence-oriented), từ thực tập định kỳ sang thực hành song song mang đến cho sinh viên nhiều trải nghiệm.
"Không chỉ được tiếp cận các giải pháp đào tạo mới mẻ, hiện đại, mà quan trọng hơn, với mô hình đào tạo luân phiên, sinh viên sớm được trải nghiệm, gắn học với hành, thúc đẩy tương tác và nhanh chóng hòa mình với thị trường lao động khi ra trường. Nó hoàn toàn phù hợp và tương thích với hoạt động đào tạo mà các trường đại học tại Việt Nam đang theo đuổi, cũng như xu hướng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam", TS Nguyễn Đức Trí đánh giá.
Việc thực học tại doanh nghiệp mang đến cho sinh viên nhiều trải nghiệm, tri thức thực tế và khả năng thích ứng nhanh.
Đào tạo luân phiên sẽ tạo bước đột phá?
GS Jean-Marc Lavest - Giám đốc AUF châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ: Đào tạo luân phiên có thể hiểu là một kỳ thực tập từ một tới vài tuần nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc.
Theo GS Jean-Marc Lavest, đào tạo luân phiên cũng có thể có những dạng thức khác rộng, sâu và chặt chẽ hơn, với nền tảng gắn kết ba đối tượng người học, nhà trường và người sử dụng lao động.
"Chúng ta có thể hình dung đó là một dạng hợp đồng hay thỏa thuận đào tạo chung, trong đó mỗi bên đều có những nhiệm vụ, quyền lợi và cam kết của mình, có sự công nhận chung về đóng góp của mỗi bên tham gia. Tại châu Âu và đặc biệt là tại Pháp, mô hình này càng ngày càng được hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa", GS Jean-Marc Lavest nói.
Chia sẻ về việc đưa mô hình đào tạo này vào các trường đại học, ThS Nguyễn Thị Phương Thảo, Khoa Quản lý - Luật Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên), cho rằng, hoàn toàn phù hợp và triển vọng khi có khả năng điều chỉnh chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động.
Cụ thể, mô hình đào tạo luân phiên (hay mô hình Đại học - Doanh nghiệp) cho phép các trường đại học được quyền tự chủ, linh hoạt, mềm dẻo, có tính thích nghi cao, gắn chặt với thực tiễn sản xuất và xã hội. Nhà nước chỉ quản lý các vấn đề về cấp ngân sách và thanh tra - kiểm tra chất lượng đào tạo của nhà trường. Quyền quản lý đào tạo được chuyển giao cho mỗi địa phương với các tính chất đặc thù, tuy nhiên quyền quyết định chính vẫn thuộc về phía nhà trường.
"Đây là cơ hội để các trường chủ động phát huy thế mạnh, gắn đào tạo với thực tiễn phát triển của địa phương, khu vực và quốc tế, gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và tạo ra giá trị kinh tế.
Đặc biệt, từ mô hình trên, mối quan hệ thường xuyên giữa nhà tuyển dụng và trường đại học được đảm bảo. Qua đó, gắn kết được thực tiễn với tri thức khoa học hàn lâm, phát huy và tận dụng được nguồn lực từ xã hội. Các đơn vị này sẽ gián tiếp hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tạo ra sản phẩm trí tuệ, sử dụng thành tựu nghiên cứu của trường đại học để tạo ra giá trị kinh tế cho nhà trường và xã hội", ThS Thảo đánh giá.
TS Lê Trung Chơn - Trường ĐH Bách khoa TPHCM (ĐHQG TPHCM) cũng nhìn nhận việc thiết kế chương trình đào tạo luân phiên không khó, mọi thứ tùy thuộc vào triết lý đào tạo của nhà trường mà có cách tiếp cận khác nhau. Còn về mặt pháp lý khi triển khai mô hình đào tạo luân phiên ông Chơn cũng cho rằng không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, để mô hình hiệu quả và thành công, phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế chương trình đào tạo. "Các trường cần thiết kế một chương trình đào tạo phù hợp để sinh viên vừa học tập tại trường vừa thực hành tại doanh nghiệp. Việc thiết kế chương trình không khéo, không đảm bảo sự cân bằng giữa các khối lượng và mô-đun kiến thức dễ thành đào tạo nghề chứ không phải đào tạo cử nhân, kỹ sư", TS Chơn đánh giá.
Mô hình đào tạo luân phiên không quá mới mẻ tại Việt Nam khi đã có nhiều trường triển khai dưới tên gọi "Học kỳ doanh nghiệp". Tuy nhiên, cái khó để mô hình này phát triển đại trà là còn gặp không ít rào cản như chi phí đào tạo cũng như tính liên tục. Để mô hình phát triển, rất cần có chính sách hỗ trợ quốc gia về mặt tài chính, hoặc thông qua cơ chế trợ cấp, miễn giảm thuế nhằm giúp nhà trường, doanh nghiệp. Đặc biệt, nhu cầu cải tiến quy trình quản trị nội bộ tại cả doanh nghiệp lẫn trường học hay cơ chế kiểm soát chất lượng cần được xem xét. - GS Sử Đình Thành - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM
Sinh viên đừng vào đại học chỉ để lấy một tấm bằng Chăm chỉ học tập và nghiên cứu khoa học, Thơ đã có được công việc đúng với đam mê tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Chu Thị Thơ, cô sinh viên ngành Địa chính Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã khép lại 4 năm đại học để bước vào một chặng đường mới. Đạt được...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi
Trắc nghiệm
11:34:18 04/05/2025
Bắt giữ 7 đối tượng mang súng tự chế vào rừng săn bắn
Pháp luật
11:29:06 04/05/2025
Nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn lên ngôi Quán quân Chị Đẹp, có ông là nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán Hiệp Định Paris
Nhạc việt
11:28:54 04/05/2025
Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ
Tin nổi bật
11:27:06 04/05/2025
Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người
Netizen
11:24:39 04/05/2025
Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025
Honda Giorno+: Mẫu xe tay ga cổ điển giá khoảng 45 triệu đồng
Xe máy
11:06:07 04/05/2025
Đây mới là ý tưởng trang trí phòng khách có cầu thang đẹp nhất
Sáng tạo
10:58:54 04/05/2025
Trang phục phối màu đen đỏ 'quyền lực', thống trị mọi ánh nhìn
Thời trang
10:56:40 04/05/2025
3 món nấu đơn giản mà đậm đà hương vị: 10 phút ra món, ngon đến giọt cuối cùng!
Ẩm thực
10:41:08 04/05/2025