Trường đại học ở Việt Nam: Chưa chú trọng nghiên cứu, vì sao?

Trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường đại học, hiện nay trong hệ thống các trường đã hình thành 945 nhóm nghiên cứu. Tính trung bình một trường ĐH có 7 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhóm nghiên cứu này chưa mạnh và công bố quốc tế còn ít. Việt Nam chưa có những cơ chế chính sách mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học.

Trường đại học ở Việt Nam: Chưa chú trọng nghiên cứu, vì sao? - Hình 1

Nhóm nghiên cứu là động lực để các trường ĐH phát triển nghiên cứu khoa học

Tên tuổi của trường ĐH gắn liền với tên tuổi nhà khoa học

Tại Hội thảo quốc gia về “Xây dựng và Phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học Việt Nam” do trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức vừa qua, GS. Nguyễn Đình Đức khẳng định chức năng quan trọng nhất của trường ĐH là truyền thụ kiến thức (giảng dạy) và sáng tạo tri thức (nghiên cứu). Trong ĐH nghiên cứu, nghiên cứu khoa học luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Sự hình thành các NNC trong các trường ĐH như một lẽ tự nhiên và tất yếu. Chính vì vậy, danh tiếng của các trường ĐH lớn trên thế giới thường được gắn với tầm vóc các công trình khoa học và tên tuổi các nhà khoa học phát minh ra chúng. Các nhà khoa học uy tín làm nên tên tuổi trường đại học.

Nhà khoa học muốn phát triển được ý tưởng khoa học của mình, xây dựng được trường phái học thuật của mình hoặc giải quyết được một vấn đề khoa học liên ngành phải thiết lập được nhóm các cộng sự và học trò, tức là phải xây dựng được nhóm nghiên cứu. Đến lượt mình, các nhóm nghiên cứu lại là môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học trao đổi học thuật, tập hợp lực lượng và cùng giúp nhau tiếp cận và giải quyết các vấn đề mới của khoa học và thường thông qua các hoạt động của nhóm như seminar khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh,… NNC chính là mô hình để thông qua đó gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo.

Công bố quốc tế vẫn còn khiêm tốn

Theo kết quả khảo sát của nhóm thực hiện đề tài giải pháp xây dựng các NNC trong các cơ sở giáo dục ĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học với các giảng viên ở 40 trường ĐH, kết quả cho thấy có 58,8% (127/216) khẳng định đang tham gia các NNC.

Trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường ĐH, hiện nay trong hệ thống các trường ĐH đã hình thành 945 NNC. Kết quả khảo sát nhóm thực hiện đề tài cho thấy độ tuổi sung sức nhất, đông nhất của các thành viên trong NNC là ở lứa tuổi từ 35-45 là 59,2%. Từ đó cho thấy lực lượng trẻ, các TS trẻ cần được đặc biệt chú trong khi phát triển các NNC trong các trường ĐH.

Các kết quả khảo sát cũng ghi nhận, nhiều NNC mới được tạo lập từ 2017 trở lại đây. Điều này có thể lý giải bởi áp lực của yêu cầu về công bố quốc tế với độ ngũ giảng viên và NCS. Quy chế đào tạo tiến sỹ năm 2017 mới ban hành yêu cầu giảng viên hướng dẫn và NCS đều phải có công bố quốc tế là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự hình thành các NNC mới trong những năm gần đây. Các kết quả khảo sát cho kết quả 65,3% các giảng viên tham gia các NNC đã có các công bố trên các tạp chí ISI/Scopus.

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các NNC, công bố quốc tế của Việt Nam đã đặc biệt tăng mạnh trong 5 năm gần đây. Năm 2013, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2309 bài, thì theo thống kê mới đây nhất của nhóm nghiên cứu độc lập đến từ ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường ĐH Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015 là 10.034 bài.

Mặt khác, những tồn tại, hạn chế cũng được nhóm thực hiện đề tài chỉ rõ. Trong đó, số lượng các công bố quốc tế của các NNC còn khá khiêm tốn. Có 37,5% số thầy cô được hỏi chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus, và 34,7% chưa có công bố quốc tế nào khác. Số các giảng viên có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ có 34,2%, 32,9% chưa có sách chuyên khảo nào.

Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho các NNC còn hạn chế. Kinh phí cho các đề tài rất khiêm tốn và thường bị cấp chậm. Cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư cho nghiên cứu không có, hoặc rất thiếu, hoặc không đồng bộ. Chưa có những cơ chế chính sách mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và phát triển các NNC trong các trường ĐH.

“Nguyên nhân đặc biệt quan trọng là sự hội nhập quốc tế trong các nghiên cứu của các nhà khoa học và mức độ quốc tế hóa trong các hoạt động của nhiều trường đại học Việt Nam còn chưa cao. Có đến 16,7% các cán bộ giảng viên được hỏi trả lời chưa từng tham gia hội nghị quốc tế nào (được tổ chức ở trong cũng như ngoài nước)” – GS. Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh.

Video đang HOT

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tính đến năm học 2016-2017 đã có 491 nhóm giảng dạy – nghiên cứu được thành lập tại các cơ sở đào tạo. Trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm giảng dạy – nghiên cứu nhất là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (127 nhóm), tiếp đến là các trường ĐH Tây Nguyên (42 nhóm), ĐH Đà Nẵng (36 nhóm), Trường ĐH SP Kỹ thuật Hưng Yên (30 nhóm), ĐHQG TP. Hồ Chí Minh (24 nhóm), ĐHQG Hà Nội (29 NNC mạnh).

NGHIÊM HUÊ

Theo Tiền phong

Nhiều rào cản các nhóm nghiên cứu ở đại học Việt Nam phát triển

Việt Nam chưa có những cơ chế chính sách mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu (NNC) trong các trường đại học. Nếu có sự hỗ trợ cũng là mức kinh phí rất nhỏ.

Ngày 05/1/2019, trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo quốc gia về: "Xây dựng và Phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học Việt Nam". Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc dự và chỉ đạo Hội thảo.

Nhiều rào cản các nhóm nghiên cứu ở đại học Việt Nam phát triển - Hình 1

Các đại biểu tham dự hội thảo

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Tổ chức, Trưởng Ban Khoa học của Hội thảo cho biết, các nhóm nghiên cứu (NCC) chính là các tế bào sống của hoạt động khoa học và thậm chí của cả hoạt động đào tạo trong các trường đại học. Vì chỉ có xây dựng được các nhóm nghiên cứu mạnh, mới triển khai được các hoạt động nghiên cứu mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học đỉnh cao của ngành và những nhiệm vụ KHCN quan trọng của đất nước. Mặt khác đào tạo và phát triển đội ngũ cũng được thông qua hoạt động của chính các nhóm nghiên cứu, nhất là đào tạo nghiên cứu sinh.

Hơn nữa khi nhóm nghiên cứu đã đủ mạnh về nhân lực, CSVC và các nguồn lực khác, lại có thể xây dựng các chương trình đào tạo mới. Thông qua sự phát triển của các nhóm nghiên cứu cũng sẽ tăng các công bố quốc tế, từ đó sẽ nâng được thứ bậc và xếp hạng của trường đại học. NNC vừa là phương thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường đại học tiên tiến.

Hiện nay các cơ quan quản lý cấp Bộ, Ngành, cũng như một số đại học, trường đại học định hướng nghiên cứu đã quan tâm và có những chính sách đầu tư cho NNC, nhưng trên thực tế tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ này còn chậm.

Điều đó đặt ra mục tiêu phải tìm hiểu, phát hiện và hóa giải những bất cập để những chính sách hỗ trợ NNC đi nhanh và hiệu quả vào thực tiễn, nhân rộng trong các trường đại học, từ đó trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; đẩy nhanh số lượng và nâng cao chất lượng các công bố quốc tế, qua đó nâng cao thứ hạng các trường đại học Việt Nam trong các bảng xếp hạng đại học của khu vực và thế giới.

Đã có 945 nhóm nghiên cứu trong trường đại học

Tại hội thảo,GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và cộng sự đã đưa ra một khảo sát quan trọng của nhóm thực hiện đề tài với các giảng viên ở 40 trường đại học, kết quả cho thấy có 58,8% (127/216) khẳng định đang tham gia các NNC.

Trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường đại học, hiện nay trong hệ thống các trường đại học đã hình thành 945 NNC, một trường đại học có trung bình 7 NNC". Độ tuổi đông nhất của các thành viên trong NNC là ở lứa tuổi từ 35-45 là 59,2%.

Các kết quả khảo sát cũng ghi nhận, nhiều NNC mới được tạo lập từ 2017 trở lại đây. Điều này có thể lý giải bởi áp lực của yêu cầu về công bố quốc tế với độ ngũ giảng viên và NCS.

Đóng góp lớn nhất của các NNC trong 5 năm qua là đã tạo được sự chuyển biến đột phá về chất lượng.

Đến nay, 80% các NCS trong lĩnh vực KHTN- CN của ĐHQGHN, cũng như nhiều NCS của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân và nhiều trường đại học khác, nhờ trưởng thành trong các NNC nên khi bảo vệ luận án TS đều đã có công bố quốc tế ISI.

GS Đức cho hay, các kết quả khảo sát của chúng tôi cho kết quả 65,3% các giảng viên tham gia các NNC đã có các công bố trên các tạp chí ISI/Scopus. Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các NNC, công bố quốc tế của Việt Nam đã đặc biệt tăng mạnh trong 5 năm gần đây.

Ví dụ, năm 2013, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2309 bài, thì theo thống kê mới đây nhất của nhóm nghiên cứu độc lập của trường ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài. Có thể nhận thấy sự gia tăng các công bố quốc tế tỷ lệ thuận với sự gia tăng các NNC trong các trường đại học của Việt Nam.

Nhiều rào cản các nhóm nghiên cứu ở đại học Việt Nam phát triển - Hình 2

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: "Các NNC chính là môi trường để các nhà khoa học được thể hiện và phát huy năng lực chuyên môn trong đào tạo và nghiên cứu".

5 hạn chế cản bước nhóm nghiên cứu

Cũng theo khảo sát, NNC trong các lĩnh vực cũng không đồng đều và có sự chênh lệch khá lớn: KHTN: 40,2%; Công nghệ - kỹ thuật chiếm 37%; Xã hội nhân văn chiếm 22,8% và Kinh tế - Luật chỉ chiếm 10,2%; trong khi Khoa học Giáo dục chỉ chiếm 1,6%.

Khảo sát cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế chủ yếu của các NNC hiện nay ở Việt Nam là:

Thứ nhất, số lượng các công bố quốc tế của các NNC còn khá khiêm tốn. Trong đó có 37,5% số thầy cô được hỏi chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus, và 34,7% chưa có công bố quốc tế nào khác. Số các giảng viên có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ có 34,2%. 32,9% chưa có sách chuyên khảo nào.

Thứ hai, còn thiếu cán bộ khoa học đầu ngành dẫn dắt NNC. Kết quả khảo sát mới cho thấy trong số các cán bộ được hỏi mới có 75% các NNC là do các GS, PGS dẫn dắt. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đánh cho thấy 96% cho rằng vai trò dẫn dắt của người trưởng nhóm rất quan trọng, 97,6% cho rằng bên cạnh người trưởng nhóm, chất lượng các thành viên tham gia NNC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển NNC.

Thứ ba, nguồn lực đầu tư cho các NNC còn hạn chế. Kinh phí cho các đề tài rất khiêm tốn và thường bị cấp chậm. Có đến 93,7% số người được hỏi cho rằng kinh phí để đầu tư cho NNC có vai trò hết quan trọng trong việc duy trì và phát triển NNC.

Qua phỏng vấn sâu các trưởng NNC cho thấy, kinh phí cần được hỗ trợ bên cạnh để chi trực tiếp cho hoạt động chuyên môn, còn cần để thu hút nhân tài, thu hút các TS trẻ làm post-doctoral trong nhóm, thu hút các NCS và các sinh viên tài năng (nhằm duy trì đội ngũ này làm việc trong NNC, thay vì các em đã được đào tạo nhưng sau khi tốt nghiệp lại phải đi làm ở ngoài doanh nghiệp).

Thứ tư, CSVC, thiết bị đầu tư cho nghiên cứu không có, hoặc rất thiếu, hoặc không đồng bộ.

Thứ năm, chưa có những cơ chế chính sách mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và phát triển các NNC trong các trường đại học. Nếu có sự hỗ trợ cũng là mức kinh phí rất nhỏ.

Quốc tế hóa trong các hoạt động nghiên cứu chưa cao

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, nguyên nhân chính của những hạn chế tồn tại nêu trên trước hết xuất phát từ chủ quan các cán bộ giảng viên còn chưa ý thức được đầy đủ việc gắn kết công tác đào tạo với nghiên cứu, và chưa ý thức được tầm quan trọng của việc làm việc và rèn luyện, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn thông qua NNC.

Qua khảo sát còn có 2,2% trả lời không có nhu cầu tham gia NNC và 15,7% trả lời chưa rõ được lợi ích của việc tham gia các NNC. Thứ đến là chính sách hỗ trợ , khuyến khích của đơn vị đào tạo cho các NNC hoặc chưa có, hoặc chưa cụ thể, hoặc còn chưa đáng kể, tức là chính đơn vị đào tạo cũng chưa có những giải pháp quyết liệt để đầu tư cho các NNC.

Và nguyên nhân đặc biệt quan trọng mà GS Đức đưa ra là sự hội nhập quốc tế trong các nghiên cứu của các nhà khoa học và mức độ quốc tế hóa trong các hoạt động của nhiều trường đại học Việt Nam còn chưa cao. Có đến 16,7% các cán bộ giảng viên được hỏi trả lời chưa từng tham gia hội nghị quốc tế nào (được tổ chức ở trong cũng như ngoài nước).

GS Nguyễn Đình Đức cho rằng, để chúng ta có thể nắm bắt được những cơ hội của của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, không chỉ cần nguồn nhân lực chất lượng cao mà cần có nhân tài. Chính vì vậy, các NNC cũng không là ngoại lệ và vấn đề thu hút nhân tài cũng là thách thức lớn đặt ra với các NNC trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

Việc thu hút và trọng dụng tài năng trí thức (trong và ngoài nước) trong các trường đại học phải được thực hiện trong mô hình của các NNC, vì các NNC chính là môi trường để các nhà khoa học được thể hiện và phát huy năng lực chuyên môn trong đào tạo và nghiên cứu.

Để khắc phục những hạn chế tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu nêu trên, cũng như thu hút được nhân tài, đáp ứng được xu thế phát triển và vận động khách quan của các NNC, nhóm nghiên cứu khảo sát kiến nghị Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm xây dựng chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển các NNC trong các trường đại học.

Theo GS Đức, thực tế cho thấy các NNC thuộc các lĩnh vực khác nhau cần có những chính sách khác nhau. Các NNC cũng có quy mô, trình độ và thành tích nghiên cứu, đào tạo nghiên cứu, uy tín và khả năng kết nối, hợp tác trong ngoài nước rất khác nhau, vì vậy, các chính sách cũng cần xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với từng đối tượng để đảm bảo đầu tư không lãng phí, tránh cào bằng và đem lại hiệu quả cao nhất.

"Chúng tôi đề xuất có thể xây dựng các tiêu chí để phân biệt các NNC thành 3 loại cơ bản: NNC cấp cơ sở giáo dục đại học, NNC mạnh cấp quốc gia và NNC quốc tế để có những cơ chế chính sách đầu tư và yêu cầu về chuẩn đầu ra phù hợp" - GS Đức nhấn mạnh.

Nhiều rào cản các nhóm nghiên cứu ở đại học Việt Nam phát triển - Hình 3

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc khẳng định: "Trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển của nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học thì Bộ GD&ĐT và Bộ KHCN sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách để hình thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu mạnh thực sự và sống được bằng khoa học".

Nhật Hồng

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Số gỗ nghi là sưa đỏ đào dưới suối được xử lý như thế nào?Số gỗ nghi là sưa đỏ đào dưới suối được xử lý như thế nào?
06:43:37 20/05/2025
Loạt ồn ào của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước khi bị bắtLoạt ồn ào của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước khi bị bắt
07:16:03 20/05/2025
Những động thái đáng chú ý của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tốNhững động thái đáng chú ý của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tố
06:35:09 20/05/2025
Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độSau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
05:04:45 20/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt, ekip phim Chốt Đơn lập tức có động thái gây hoang mangHoa hậu Thùy Tiên bị bắt, ekip phim Chốt Đơn lập tức có động thái gây hoang mang
07:12:22 20/05/2025
Thu nhập và khối tài sản của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tốThu nhập và khối tài sản của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tố
07:05:00 20/05/2025
Toàn cảnh drama "địa ngục hôn nhân" của Khánh Thi Phan Hiển: Một dòng trạng thái giận hờn, mẹ chồng ra tay dàn xếp "mắng" con traiToàn cảnh drama "địa ngục hôn nhân" của Khánh Thi Phan Hiển: Một dòng trạng thái giận hờn, mẹ chồng ra tay dàn xếp "mắng" con trai
07:09:43 20/05/2025
Phạm Băng Băng, Han So Hee và dàn minh tinh châu Á bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes, dấu hiệu phân biệt chủng tộc?Phạm Băng Băng, Han So Hee và dàn minh tinh châu Á bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes, dấu hiệu phân biệt chủng tộc?
06:42:57 20/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thêm một siêu bom tấn hành động sắp ra mắt, đã cho phép game thủ chơi thử miễn phí

Thêm một siêu bom tấn hành động sắp ra mắt, đã cho phép game thủ chơi thử miễn phí

Mọt game

08:45:49 20/05/2025
Lấy cảm hứng từ sức mạnh tàn bạo của God of War, độ phức tạp trong lối chiến đấu của Dark Souls, cùng hệ thống rèn vũ khí cực kỳ chuyên sâu
Thùy Tiên bị khởi tố: Vương miện Hoa hậu Hòa bình Quốc tế có bị tước?

Thùy Tiên bị khởi tố: Vương miện Hoa hậu Hòa bình Quốc tế có bị tước?

Sao việt

08:43:44 20/05/2025
Tối 19/5, Hoa hậu Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa dối khách hàng , vì liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera. Vậy cô có bị tước các danh hiệu đã đạt được?
Thiết kế váy suông vẫn 'hot' mùa nắng

Thiết kế váy suông vẫn 'hot' mùa nắng

Thời trang

08:41:51 20/05/2025
Với các thiết kế đơn sắc thì họa tiết nét mảnh được thêu trên trang phục sẽ tạo nên điểm nhấn tinh tế. Quý cô có thể chọn những gam màu nổi bật như đỏ, hồng cánh sen, cam cà rốt... để tự mình kéo mood khi xuống phố ngày nắng
Ra mắt smartphone có camera AI 108MP, pin 22.000 mAh, RAM 24GB

Ra mắt smartphone có camera AI 108MP, pin 22.000 mAh, RAM 24GB

Đồ 2-tek

08:40:46 20/05/2025
Chế độ găng tay đảm bảo màn hình phản hồi tốt trong thời tiết lạnh, trong khi la bàn và máy đo độ nghiêng tích hợp hỗ trợ các tác vụ điều hướng. Các tính năng hữu ích như AI Erase cũng giúp người dùng dọn dẹp ảnh nhanh chóng.
Trước khi bị khởi tố, Thuỳ Tiên là nàng thơ của loạt MV, lần cuối còn khoe giọng hát gây tranh luận

Trước khi bị khởi tố, Thuỳ Tiên là nàng thơ của loạt MV, lần cuối còn khoe giọng hát gây tranh luận

Nhạc việt

08:33:04 20/05/2025
Trước khi vướng vào vụ việc kẹo Kera, Thuỳ Tiên là người đẹp được săn đón nhất Vbiz. Thuỳ Tiên thường được mời đóng các MV nổi tiếng, thậm chí còn từng khoe giọng hát.
Khối tài sản của Selena Gomez và Benny Blanco khi về chung một nhà

Khối tài sản của Selena Gomez và Benny Blanco khi về chung một nhà

Sao âu mỹ

08:29:15 20/05/2025
Tổng giá trị tài sản của Selena Gomez và Benny Blanco khi về chung một nhà ước tính khoảng 1,35 tỷ USD, trong đó nữ ca sĩ chiếm phần lớn.
Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin

Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin

Thế giới số

08:26:21 20/05/2025
Ngành X-quang là ví dụ điển hình. Việc chụp MRI hay CT đòi hỏi nhiều bước xác nhận trước khi bệnh nhân đến. Thay vì xử lý thủ công, tác nhân AI giúp đẩy nhanh quy trình, từ kiểm tra bảo hiểm đến tạo lệnh chụp, mang lại trải nghiệm mượt ...
Vũ trụ gửi tín hiệu: Chọn 1 lá bài Tarot để biết điều gì sắp đến với bạn trong 7 ngày tới

Vũ trụ gửi tín hiệu: Chọn 1 lá bài Tarot để biết điều gì sắp đến với bạn trong 7 ngày tới

Trắc nghiệm

08:08:55 20/05/2025
Chọn 1 lá bài để nhận thông điệp may mắn.Chọn 1 lá bài Tarot để biết: Biến động công việc & tiền bạc trong 3 tháng tới ra sao?
Jennifer Lawrence cảm thấy "như người ngoài hành tinh" khi mới làm mẹ

Jennifer Lawrence cảm thấy "như người ngoài hành tinh" khi mới làm mẹ

Hậu trường phim

07:58:15 20/05/2025
Tại LHP Cannes, Jennifer Lawrence và Robert Pattinson đã chia sẻ về những trải nghiệm của họ khi làm cha mẹ lần đầu trước buổi ra mắt phim Die, My Love của Lynne Ramsay.
Vụ bê bối của Kim Sae Ron - Kim Soo Hyun kéo dài bất tận: Sự thật vẫn khó nắm bắt

Vụ bê bối của Kim Sae Ron - Kim Soo Hyun kéo dài bất tận: Sự thật vẫn khó nắm bắt

Sao châu á

07:42:59 20/05/2025
Trong khi cuộc tranh cãi xung quanh diễn viên quá cố Kim Sae Ron vẫn tiếp diễn, những tuyên bố gây sốc và phản bác nhanh chóng tạo ra sự nhầm lẫn...
Chu Thanh Huyền lộ bụng lùm xùm, chồng liền tặng xế hộp bạc tỷ, vượt mặt Văn Hậu

Chu Thanh Huyền lộ bụng lùm xùm, chồng liền tặng xế hộp bạc tỷ, vượt mặt Văn Hậu

Netizen

07:40:21 20/05/2025
Cuộc sống hôn nhân giữa Chu Thanh Huyền và Quang Hải luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ công chúng. Bên cạnh vị trí là bà xã Quang Hải, Chu Thanh Huyền còn gây chú ý bởi những lần thị phi bủa quanh trong công việc livestream bán hàng.