Trường ĐHSP Nghệ thuật TW dự kiến đánh giá các chương trình còn lại trong 2023
Năm 2023, Trường ĐHSPNTTW dự kiến sẽ đánh giá ngoài lần 2 về cơ sở đào tạo và tiếp tục đánh giá các chương trình còn lại của nhà trường, khẳng định vị thế.
Sáng nay (29/11), Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Chánh Văn phòng Trung tâm Kiểm định chất lượng Giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo đối với ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa – trình độ đại học; ngành Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc – trình độ thạc sĩ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Chánh Văn phòng Trung tâm Kiểm định chất lượng Giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) công bố Quyết định.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chia sẻ: “Với bề dày thành tích đào tạo về lĩnh vực giáo dục nghệ thuật suốt 53 năm qua, nhà trường luôn luôn chú trọng chất lượng đào tạo và để làm được như vậy, nhà trường chú ý đến vấn đề kiểm định chất lượng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết, theo dự kiến, năm 2023, nhà trường tiếp tục sẽ đánh giá ngoài lần 2 về cơ sở đào tạo, đánh giá lại toàn trường và đánh giá các chương trình còn lại của nhà trường.
Năm nay, nhà trường tiếp tục kiểm định chất lượng 4 chương trình, đây là 4 chương trình đầu tiên về lĩnh vực nghệ thuật được công nhận đánh giá ngoài của Việt Nam. Đó là nỗ lực rất lớn lao của tập thể nhà trường, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên đã đồng hành trong thời gian qua…
Không dừng lại ở đó, theo dự kiến, năm 2023, nhà trường tiếp tục sẽ đánh giá ngoài lần 2 về cơ sở đào tạo, đánh giá lại toàn trường và đánh giá các chương trình còn lại của nhà trường, tiếp tục khẳng định vị thế số 1, hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật ở Việt Nam”.
Các ngành nhận chứng nhận kiểm định chất lượng gồm: Ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa – trình độ đại học; ngành Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc – trình độ thạc sĩ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) và ông Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) trao chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo.
Đánh giá cao kết quả đạt được của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho biết: “Trước hết, tôi xin gửi lời chúc mừng thành công của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục.
Video đang HOT
Nhà trường đã tự viết, vẽ bức tranh về chính mình qua những tác phẩm, những bức tranh đẹp, bài hát hay,… nhưng để có thể đánh giá khách quan và để toàn bộ xã hội không chỉ là Việt Nam mà cả thế giới công nhận, thì không có gì khách quan bằng công nhận kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo của nhà trường. Điều này khẳng định với xã hội, phụ huynh yên tâm gửi gắm con em.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) phát biểu.
Trong 4 chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng, có 3 chương trình đào tạo ngành sư phạm. Đây là một điều hết sức vinh dự cho những người làm nhà giáo chúng tôi. Những chương trình đào tạo sư phạm luôn luôn đi đầu để khẳng định chất lượng với xã hội.
Đây là sự đo lường khách quan, công bằng, ghi nhận sự nỗ lực vượt bậc của mỗi thành viên trong nhà trường trong giai đoạn phát triển đại học cạnh tranh và đầy biến động.
Mong rằng, sau dịp này, sẽ mở ra một trang sử mới, để đưa các chương trình đào tạo lên một bậc thang cao hơn, gặt hái được những thành quả, cũng không quên khắc phục những tồn tại mà đánh giá ngoài đã chỉ ra. Đồng thời, nhà trường tiếp tục phát huy để đưa tất cả các chương trình đào tạo đủ điều kiện kiểm định chất lượng trong năm 2023″.
Các tiết mục biểu diễn chào mừng.
Đạt chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục là một mốc quan trọng đánh dấu chặng đường phát triển mới của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Các đại biểu tham dự.
Hoạt động kiểm định là trách nhiệm giải trình chất lượng đào tạo với xã hội của cơ sở giáo dục, đồng thời cũng nói lên kết quả của sự nỗ lực bền bỉ của toàn tập thể, lấy thành công của người học làm hạnh phúc của nhà trường, chứ không chỉ là để xếp hạng chất lượng giáo dục đại học. Đây là hoạt động quan trọng song hành trong mọi hoạt động nhà trường.
Quy định mở một mã ngành cần có 5 tiến sĩ khiến trường Nghệ thuật gặp khó
Khan hiếm giáo viên nghệ thuật ở bậc phổ thông đang là nỗi lo chung của nhiều địa phương, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đề cập nhiều giải pháp khắc phục.
Cần nhiều giải pháp đảm bảo đội ngũ giáo viên
Trước tình trạng khan hiếm giáo viên nghệ thuật, đặc biệt ở bậc trung học phổ thông tại nhiều địa phương, chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho rằng, chưa thể có đội ngũ giáo viên nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) đáp ứng ngay tất cả nhu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian ngắn.
Chính vì vậy, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Đăng Phượng đã chỉ ra: "Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp.
Thứ nhất, có thể đưa giáo viên nghệ thuật của bậc tiểu học, trung học cơ sở đã có bằng đại học lên dạy trung học phổ thông. Hiện tại, còn có những nơi vẫn đang cứng nhắc cho rằng đã dạy ở bậc học này thì không đưa lên bậc học khác. Cần phá bỏ "rào cản" đó, linh hoạt cho phép giáo viên nghệ thuật ở bậc học này có thể giảng dạy ở bậc học khác.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chia sẻ về những giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên nghệ thuật. (Ảnh: Mộc Trà).
Thứ hai, có thể thành lập mô hình các cụm trường của mỗi tỉnh thành, bởi không phải tất cả học sinh của các trường trung học phổ thông đều đăng ký học môn Âm nhạc, Mỹ thuật. Vì thế, hoàn toàn có thể cho học sinh đăng ký theo đúng nguyện vọng và sở thích, rồi gom học sinh từ nhiều lớp, nhiều trường cùng địa bàn thành một lớp. Khi đó, sẽ chỉ cần một giáo viên dạy. Như vậy cũng là giải pháp để đáp ứng giáo viên mà học sinh vẫn được đăng ký môn học theo nguyện vọng của mình.
Một giải pháp nữa để tăng thêm nguồn giáo viên, là địa phương có thể trưng tập các nghệ nhân, nghệ sĩ có chuyên môn sâu về một bộ môn nghệ thuật, bồi dưỡng thêm các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm để họ tham gia giảng dạy bộ môn đó. Đồng thời, có thể tận dụng người học sư phạm nghệ thuật đã tốt nghiệp nhưng không làm hoặc chưa làm đúng nghề, tuyển dụng, bồi dưỡng thêm về chương trình giáo dục phổ thông 2018, để các em tham gia giảng dạy.
Thực tế, những cách làm này mới chỉ là giải pháp tình thế.
Về lâu dài, chính là sứ mệnh của các trường đào tạo sư phạm. Để đào tạo ra được một cử nhân sư phạm, cần khoảng 4 năm. Trong khi đó, mỗi cơ sở đào tạo cũng được phân bổ chỉ tiêu hàng năm theo quy định, không thể cùng một lúc bù đắp được ngay số lượng giáo viên còn thiếu.
Từ đó, giải pháp quan trọng nữa là phải tăng cường quan tâm đến các cơ sở đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường đội ngũ giảng dạy để giao nhiều chỉ tiêu hơn... về lâu dài sẽ tăng số lượng sinh viên được đào tạo và ra trường, đáp ứng được nhu cầu giáo viên cho chương trình mới".
Thay đổi phù hợp trong tuyển sinh, đào tạo
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên nghệ thuật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cũng có nhiều thay đổi trong công tác tuyển sinh và đào tạo.
Theo vị Hiệu trưởng, thay đổi lớn nhất từ phía nhà trường chính là: "Nhà trường nắm bắt được tinh thần đổi mới giáo dục, nắm bắt được xu thế không những của Việt Nam mà cả trên thế giới về giáo dục nghệ thuật, để có những thay đổi, điều chỉnh trong chương trình đào tạo.
Ngay từ khi có chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nhà trường đã ngay lập tức thay đổi, điều chỉnh chương trình, thay đổi phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên được nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao chuyển đổi số...
Các trường đào tạo sư phạm cần thay đổi, điều chỉnh chương trình, thay đổi phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao chuyển đổi số... cho đội ngũ giảng viên, để truyền tải kiến thức cho sinh viên. (Ảnh: Mộc Trà).
Bên cạnh đó, yêu cầu đối với giáo viên dạy bậc phổ thông trung học là định hướng nghề nghiệp; giáo viên dạy bậc tiểu học và trung học cơ sở là theo hướng tích hợp. Đương nhiên, nhà trường phải nắm bắt được tinh thần đó để điều chỉnh, nghiên cứu hướng giảng dạy cho phù hợp nhất.
Về tuyển sinh, mỗi năm, nhà trường tập trung đáp ứng, bổ sung cơ sở vật, đội ngũ giảng viên để tăng những điều kiện đảm bảo chất lượng, từ đó đề xuất tăng thêm chỉ tiêu đào tạo.
Đồng thời, căn cứ chuẩn đầu ra của một giáo viên nghệ thuật, thì chuẩn đầu vào cũng phải khác đi.
Ví dụ, đào tạo giáo viên dạy cho học sinh phổ thông theo phát triển năng lực, thẩm mỹ, thì giáo viên không phải quá nặng năng khiếu chuyên sâu về các trường phái nghệ thuật. Trước đây, có thể khi tuyển đầu vào, cần điểm năng khiếu thật giỏi. Nhưng bây giờ, cần quan tâm cả điểm năng khiếu nghệ thuật và điểm văn hóa... Tức là, ngoài năng khiếu, sinh viên vẫn cần phải có kiến thức xã hội khác nữa".
"Trong giai đoạn mới, với nhu cầu tuyển dụng giáo viên của các địa phương lớn hơn, đầu ra sẽ thuận lợi hơn, đây là một cơ hội đối với các trường đào tạo sư phạm. Nhưng đây cũng là thách thức, bởi nhà trường phải đào tạo như thế nào để đáp ứng chuẩn đầu ra cả về số lượng và chất lượng.
Ngoài ra, để sinh viên sư phạm nghệ thuật sau khi tốt nghiệp, có thể yêu thích và làm việc đúng lĩnh vực, cũng cần có nhiều chính sách động viên, đảm bảo để họ yên tâm cống hiến cho ngành giáo dục.
Những năm gần đây, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của nhà trường là trên 90%, tuy nhiên, việc làm đúng chuyên ngành chỉ đạt khoảng 70%.
Các địa phương cũng cần có chế độ đãi ngộ ổn định với giáo viên nói chung, giáo viên nghệ thuật nói riêng, bởi, theo tôi được biết, một số địa phương hiện nay thiếu giáo viên nhưng lại không tuyển dụng, hoặc quá trình tuyển dụng lại cũng khá khó khăn" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Đăng Phượng bày tỏ.
Gỡ khó trong mở mã ngành đào tạo nghệ thuật
Chia sẻ thêm về những khó khăn từ phía nhà trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết: "Không chỉ đối với nhà trường nói riêng, mà với tất cả các trường đào tạo nghệ thuật nói chung, vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác mở ngành đào tạo. Bởi, đối với lĩnh vực nghệ thuật, những người có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ... là rất hiếm.
Vậy nên, theo quy định mở mã ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần có 5 tiến sĩ (trong đó, 3 tiến sĩ đúng ngành và 2 tiến sĩ ngành gần) khiến các trường gặp khó. Nhiều trường đào tạo giáo viên, muốn mở ngành đào tạo sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật nhưng không đủ đội ngũ giảng viên.
Như vậy, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đào tạo đội ngũ kế cận, cũng như gây khó trong nhiệm vụ đào tạo giáo viên khối nghệ thuật.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Đăng Phượng, cần điều chỉnh yêu cầu điều kiện về mở ngành đào tạo nghệ thuật, sẽ tạo thuận lợi hơn cho đào tạo đội ngũ kế cận, cũng là giải pháp để các trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo giáo viên nghệ thuật. (Ảnh minh họa: Mộc Trà).
Chính vì vậy, chúng tôi có kiến nghị, đối với khối ngành nghệ thuật, cần phải có chính sách đặc thù. Chẳng hạn, có thể yêu cầu điều kiện cần 2 tiến sĩ, tức là giảm tiêu chí để mở ngành... Như vậy, sẽ tạo điều kiện hơn hơn cho các trường. Cần cụ thể hóa bằng văn bản, để các ngành nghệ thuật được ưu tiên, xét tới tính đặc thù, thuận lợi hơn trong quá trình đào tạo".
Danh sách mới nhất chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng Bộ GD&ĐT thông báo danh sách các chương trình đào tạo được đánh giá/công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Ảnh minh họa/ITN. Dữ liệu cập nhật đến ngày 30/9/2022. Theo đó, có 856 chương trình đào tạo đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá. 639 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài. 556 chương trình đào tạo đã...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot
Nhạc quốc tế
12:58:58 03/05/2025
Nữ ca sĩ Việt lộ ảnh bí mật ăn hỏi nhưng không ai tin, hoá ra vì hành động này của chú rể
Sao việt
12:55:44 03/05/2025
Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay
Sao châu á
12:52:30 03/05/2025
Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần
Ẩm thực
12:45:17 03/05/2025
Phân khúc môtô phân khối lớn ngày càng khốc liệt tại Việt Nam
Xe máy
12:42:12 03/05/2025
Bảng giá ô tô KIA mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
12:38:23 03/05/2025
Khắc phục lỗi bị nhảy khoảng trắng trong Word nhanh chóng
Thế giới số
12:14:44 03/05/2025
4 lý do vì sao bạn không nên mua điện thoại thông minh mới mỗi năm
Đồ 2-tek
12:06:18 03/05/2025
Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'
Tin nổi bật
12:04:06 03/05/2025
Những sai lầm gây tổn thương da khi tẩy tế bào chết
Làm đẹp
12:01:23 03/05/2025