Trường học chủ động đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, thời gian qua, các trường học tại TPHCM mạnh dạn triển khai đổi mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du tham gia khảo sát định hướng nghề nghiệp online
Hào hứng với bài kiểm tra online…
Kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ trên các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop… là những cách làm mà một số trường đang thí điểm nhằm từng bước chủ động chuẩn bị cho những đổi mới trong thi cử theo dự kiến của Bộ GD&ĐT. Mới đây, HS Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5) hào hứng với đợt kiểm tra trực tuyến giữa kỳ 1. Theo đó, các em sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối wifi để làm bài thi các môn Toán, Anh văn, Lý, Hóa, Sinh… với thời gian mỗi môn là 45 phút.
Về đề thi, ngoài bộ câu hỏi gợi ý của ứng dụng, giáo viên từng bộ môn của nhà trường đã xây dựng ngân hàng câu hỏi và biên soạn thành các mã đề căn cứ từ ma trận và cấu trúc được tổ bộ môn và ban giám hiệu thông qua và được mã hóa chờ đến giờ thi mới được mở. Theo chia sẻ từ phía HS, các em cảm thấy thú vị, mới mẻ khi làm bài kiểm tra trực tuyến giữa kỳ, việc kiểm tra diễn ra rất nhanh gọn. Các em không phải chép đề vào giấy, mà làm ngay trên máy nên tiết kiệm được thời gian, và không có tình trạng… nhìn bài bạn, hỏi bài nhau, nhưng cũng cần đòi hỏi các thao tác nhanh để kịp thời gian. Đặc biệt, việc có điểm bài thi ngay khiến các em rất hào hứng.
Thầy Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Việc tổ chức thi theo hình thức trực tuyến là một trong những bước chuẩn bị của nhà trường trong việc đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo của người học vừa tiết kiệm thời gian, giảm áp lực cho giáo viên. Điểm của học sinh sẽ có ngay sau khi các em làm bài.
Kết quả này được chuyển thẳng đến Ban giám hiệu nhà trường. Ngay sau bài thi của môn cuối cùng kết thúc, đáp án sẽ được công bố trên ứng dụng hoặc chuyển cho các giáo viên bộ môn để học sinh tham khảo. Bên cạnh đó, kết quả cũng là cơ sở để các giáo viên nắm bắt trình độ học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng, ôn tập cho các em”.
Tại Trường THPT Nguyễn Du, đến nay là năm học thứ hai nhà trường cho học sinh làm bài kiểm tra trên máy tính. Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, năm học 2018 – 2019, trường cho học sinh khối 12 kiểm tra giữa kỳ 2 môn Toán với hình thức online. Thấy được tính hiệu quả của hình thức kiểm tra này nên trường tiếp tục triển khai trong năm học 2019 – 2020 ở các môn Toán, Lý, Hóa.
Ngoài sự chủ động về đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh giá học sinh, tận dụng tối đa ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường, thầy Huỳnh Thanh Phú đánh giá, làm bài thi trực tuyến vừa nhanh, gọn, vừa tiết kiệm được thời gian, công sức chấm bài của thầy cô. Kết quả rất chính xác, minh bạch, công khai. Ngoài kiểm tra trực tuyến giữa kỳ, nhằm tận dụng tối đa của CNTT, Trường THPT Nguyễn Du cũng triển khai cho học sinh các khối làm bài khảo sát định hướng nghề nghiệp online, thay vì khảo sát qua giấy như nhiều năm trước.
Ảnh minh họa/ INT
Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt
Làm bài kiểm tra trực tuyến nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của nhiều giáo viên, học sinh và cả phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình cần có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có lộ trình cụ thể. Theo thầy Võ Thiện Cang, để chuẩn bị cho đổi mới về hình thức thi trực tuyến, từ năm học trước, trường đã tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên về hình thức khảo thí thông qua ứng dụng công nghệ. Từ kỹ năng tin học đến cách chuẩn bị các bộ câu hỏi của đề thi phù hợp với chương trình, với hình thức trắc nghiệm. Các giáo viên đều ủng hộ cách làm này.
Đặc biệt, thông qua khảo sát, hầu hết HS trường đều có điện thoại thông minh nên mạnh dạn triển khai thí điểm. Với trường hợp học sinh quên mang điện thoại thông minh, có thể lên phòng máy tính của trường để làm bài kiểm tra, hoặc các em có thể dùng máy tính xách tay kết nối Internet để làm bài. Để tập dượt cho bài kiểm tra giữa kỳ, trường đã cho học sinh toàn trường cùng truy cập làm thử một bài kiểm tra, nhưng do số lượng học sinh đông nên mạng bị nghẽn. Từ đó, trường rút kinh nghiệm, sẽ bố trí lịch kiểm tra chéo nhau để tránh tình trạng quá đông HS truy cập cùng thời điểm.
Là năm đầu tiên tổ chức hình thức kiểm tra này, nên lãnh đạo Trường THPT Trần Hữu Trang rất cẩn thận, chuẩn bị sẵn đề kiểm tra trên giấy, để tránh trường hợp gặp sự cố về đường truyền. Bên cạnh tổ chức kiểm tra trực tuyến, việc sử dụng phần mềm của đơn vị phối hợp còn có nhiều bộ câu hỏi ôn tập theo các môn, phục vụ cho việc ôn tập, giao bài tập về nhà trực tuyến cho học sinh. Chia sẻ về quá trình chuẩn bị để triển khai thi, kiểm tra trực tuyến có hiệu quả, thầy Huỳnh Thanh Phú cho rằng, mỗi nhà trường cần được đầu tư về trang thiết bị, cụ thể là phòng máy tính đảm bảo về số lượng, chất lượng, đường truyền
Video đang HOT
Internet mạnh, ổn định. Đặc biệt, sự đồng thuận của giáo viên, HS và phụ huynh ủng hộ những đối mới trong các hoạt động giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng.
Liên quan đến việc nhân rộng hình thức kiểm tra này, một số nhà quản lý giáo dục cho rằng, cần phải có lộ trình, đòi hỏi cấp quản lý thực hiện nhiều giải pháp như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Ban hành hệ thống quy chế, hướng dẫn công tác coi thi. Nhiều giáo viên cho rằng, có thể trao đổi ngân hàng đề thi giữa các trường để nguồn đề thi phong phú hơn.
Năm học 2019 – 2020, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường cần thực hiện đa dạng hoá hình thức các bài kiểm tra. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau; Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp, qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; Đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường; Đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.
Nga Phan
Theo GDTĐ
Cô giáo tiểu học 20 năm không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy
Hơn 20 năm làm chủ nhiệm lớp 1, cô giáo Ninh Thị Hiên đã không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy và học giúp học sinh lớp 1 tiếp thu bài tốt hơn.
Năm 1989, sau khi tốt nghiệp Trường trung học sư phạm Hải Phòng, cô giáo Ninh Thị Hiên về công tác tại Trường Tiểu học Tân Viên (huyện An Lão, Hải Phòng).
Đến nay, cô giáo Hiên đã có 29 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, trong đó có 20 năm cô được Ban giám hiệu nhà trường tín nhiệm phân công chủ nhiệm, dạy khối lớp 1.
Cô giáo Ninh Thị Hiên, Tổ trưởng tổ 1, Chủ tịch Công đoàn Trường tiểu học Tân Viên (huyện An Lão, Hải Phòng) (Ảnh: Lã Tiến)
Cô Hiên chia sẻ: "Lúc đầu cũng không định theo nghề dạy học nhưng do nhiều nguyên nhân mình lại chọn nghề và bây giờ, đó là cái nghiệp, cái duyên rồi, không dứt ra được.
Mỗi ngày không đến lớp gặp các em là thấy nhớ vô cùng. Thấy các em tiếp thu bài khó khăn là tôi lại buồn, trăn trở, tìm ra phương pháp tối ưu nhất để các em học tốt hơn".
Thế nên, những khó khăn trong nghề nghiệp, trong quá trình công tác không ngăn được tấm lòng cô giáo Hiên dành cho học trò, cho nghề, cô càng ngày càng thêm yêu nghề và càng muốn gắn bó bền chặt hơn.
"Thời điểm tôi mới vào ngành, cũng khó khăn và vất vả lắm, nhưng càng tiếp xúc với các em học sinh tôi càng thấy yêu nghề hơn, mến trẻ hơn nên đã quyết tâm gắn bó với nghề", cô Hiên nói.
Dù ở đơn vị công tác nào, với tấm lòng yêu trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu, cô giáo Ninh Thị Hiên luôn làm tròn trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Qua nhiều năm công tác và gắn bó, tôi thấy học sinh lớp 1 rất ngây thơ, ngoan và biết vâng lời nhưng rất hiếu động. Cô giáo Hiên cho biết: "Khối 1 là khối lớp quan trọng nhất ở bậc tiểu học, là nền tảng giáo dục đạo đức và kiến thức cho học sinh.
Sự thay đổi môi trường học tập từ mầm non lên tiểu học với nhiều bỡ ngỡ đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan tâm tới học sinh, vừa truyền cảm hứng, vừa dạy dỗ vừa chăm sóc.
Do đó, khi đón nhận các em vào lớp 1, tôi thường tăng cường nhiều hoạt động vui chơi, sau đó giảm dần và đưa các con vào nề nếp học tập".
Cũng theo cô Hiên, việc giáo dục học sinh, là không phải chỉ dạy chữ, dạy chương trình sách giáo khoa cho các em hàng ngày, mà cần phải dạy bằng cả quá trình học tập và rèn luyện.
Đặc biệt, phải nắm bắt được những tâm tư, tình cảm của mỗi học sinh và phải thật sự tâm huyết với nghề.
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải quan sát học sinh từ mọi nơi, tổ chức nhiều hoạt động để tất cả các em học sinh cùng được chơi, cùng được tham gia, rồi các em sẽ thích và sẽ hiểu, cái hiểu như thế sẽ sâu sắc và nhớ lâu hơn.
29 năm gắn bó với bục giảng, cô Hiên có 20 năm làm chủ nhiệm lớp 1 (Ảnh: Lã Tiến)
Do vậy, cô Hiên luôn nỗ lực học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn, tìm tòi, đổi mới phương pháp, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Đến năm 1997, cô giáo Ninh Thị Hiên đã đi học Đại học sư phạm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đồng thời, xây dựng nội dung bài giảng linh hoạt theo hướng học mà chơi, chơi mà học giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
Với những học sinh yếu kém, cô Hiên kiên trì hướng dẫn, có nhiều giải pháp giúp học sinh tiến bộ, như: ưu tiên các vị trí ngồi học ở trung tâm lớp, tổ chức hình thức học tập đôi bạn cùng tiến...
Cô giáo Hiên là một trong những giáo viên đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học tại huyện An Lão.
Cụ thể, cô Hiên có sáng kiến kinh nghiệm được các cơ quan chức năng đánh giá cao như: Vận dụng những thành tố tích cực của mô hình trường học mới vào dạy hiện hành.
Những thành tố tích cực gồm: tổ chức những tiết học vui, dạy liên môn, dạy học theo nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy...
Cô giáo Hiên đưa ra ví dụ minh họa trong một tiết dạy tự nhiên xã hội có bài về cuộc sống hàng ngày.
Để tiết dạy có hiệu quả, cô đã đưa học sinh đi trải nghiệm tại nơi mình ở để tìm hiểu về công việc và các hoạt động thường ngày trong cuộc sống của người dân.
Hoặc giới thiệu cho học sinh nắm được những cây cối, con vật ngay trong cuộc sống hàng ngày để tăng cường vốn sống thông qua trải nghiệm...
Trong suốt quá trình công tác, cô Hiên không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học (Ảnh: Lã Tiến)
Điều quan trọng nhất, cô giáo Hiên thường xuyên tăng cường các yếu tố trực quan vào giảng dạy, giúp các bé dễ tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Nhờ đó, kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh các lớp do cô Hiên chủ nhiệm đều đạt tốt, 100% học sinh lên lớp.
Nhận xét về giáo viên của mình, cô giáo Nguyễn Thị Liêm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Viên cho biết: "Cô giáo Ninh Thị Hiên là một trong những giáo viên cốt cán của trường và ngành giáo dục huyện An Lão.
Cô luôn tâm huyết với nghề, tận tâm và có trách nhiệm cao trong công việc, được nhiều thế hệ học sinh yêu quý, phụ huynh tin tưởng".
Theo Hiệu trưởng nhà trường, hiện cô giáo Hiên là Tổ trưởng Tổ 1, Chủ tịch công đoàn Trường tiểu học Tân Viên.
Trong suốt quá trình công tác, cô Hiên luôn đi đầu trong các phong trào của nhà trường, hoàn thành xuất sắc công tác công đoàn.
Về thành tích cá nhân, cô Ninh Thị Hiên có 21 năm là giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cơ sở; 4 lần đạt giáo viên giỏi thành phố, 1 lần đạt chiến sĩ thi đua cấp thành phố (năm 2007).
Năm 2017, cô Hiên vinh dự là một trong 49 giáo viên được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng biểu dương trong thực hiện Chỉ thị 03.
Năm học 2017-2018, cô vinh dự nhận bằng khen của Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng về lao động giỏi, sáng tạo.
Đặc biệt, năm học 2018-2019, cô Hiên được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua dạy và học.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Ngổn ngang mối lo Chưa đầy 1 năm nữa Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới bắt đầu thực hiện từ lớp 1. Đến thời điểm này phần lớn giáo viên vẫn đang lúng túng vì thời gian triển khai đã cận kề nhưng sách giáo khoa mới chưa thấy đâu. Nhiều địa phương đang triển khai mô hình trường học mới tiệm cận với chương...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
Nhạc việt
15:49:07 11/05/2025
"Tiên nữ" showbiz lấy chồng hơn 17 tuổi và cái kết bất ngờ khi làm mẹ kế hào môn
Sao châu á
15:45:00 11/05/2025
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc
Hậu trường phim
15:39:14 11/05/2025
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất
Ôtô
15:38:17 11/05/2025
Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan
Thế giới
15:32:00 11/05/2025
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc
Netizen
15:30:53 11/05/2025
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu
Xe máy
15:27:56 11/05/2025
Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải
Thế giới số
15:02:30 11/05/2025
Cơ hội được giảm án của cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
Pháp luật
15:00:30 11/05/2025
Viral ảnh hiếm của Viên Minh - vợ Công Phượng: Nhan sắc khác xa hiện tại, khí chất tiểu thư trâm anh thế phiệt khó giấu
Sao thể thao
14:59:08 11/05/2025