Trường ngoài công lập muốn bình đẳng với trường công lập
Giáo dục ngoài công lập góp phần cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực chất lượng cao, thế nhưng nhiều ý kiến cho rằng vai trò và vị thế của các trường ngoài công lập hiện nay vẫn chưa được nhìn nhận đánh giá đúng mực, vẫn còn sự bất bình đẳng giữa các trường ngoài công lập và trường công lập.
Theo đánh giá của GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam, trong suốt 20 năm qua hệ thống các trường ngoài công lập đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhiều nhu cầu của xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của giáo dục ĐH cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề tồn tại cần khắc phục.
Các trường ĐH ngoài công lập xác định rõ định hướng ứng dụng và thực hành.
Ông Nguyễn Cảnh Cam, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ TP Hồ Chí Minh nhận định, hoạt động giáo dục Việt Nam đang tồn tại hai hệ thống là trường ĐH, CĐ công lập và ngoài công lập. Tuy cùng chung một mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cao phục vụ cho đất nước, thế nhưng người học hai hệ thống trường này lại chưa có sự bình đẳng về chính sách hỗ trợ của nhà nước. Chẳng hạn, sinh viên công lập có chính sách hỗ trợ về học phí của nhà nước, còn sinh viên ngoài công lập thì không. Điều này tạo sự không công bằng cho người học ở hai hệ thống trường học.
Cần có sự phân tầng trong tuyển sinh giữa trường ĐH công lập và ngoài công lập.
Tương tự, PGS.TS Trần Thị Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng cho rằng, các trường ĐH ngoài công lập tại Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục ĐH, mỗi trường có sứ mạng riêng và tham gia vào hệ thống giáo dục đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho phân khúc khác nhau của thị trường. Tuy nhiên, hiện nay vai trò và vị thế của các trường ngoài công lập vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng mực nên chưa có những chính sách, cơ chế, môi trường và điều kiện để tồn tại, phát triển bền vững. Chính vì vậy, số sinh viên theo học các trường ĐH ngoài công lập vẫn ở mức thấp, khoảng 13,16%.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Quang Quý, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cũng chỉ ra, việc xây dựng và phát triển các trường ĐH ngoài công lập hiện gặp nhiều khó khăn, trở ngại về cơ chế chính sách, sự ràng buộc của một số văn bản luật và dưới luật; thông tư hướng dẫn còn thiếu và chưa hợp lý. Bên cạnh đó, phần lớn quy mô các trường ĐH ngoài công lập còn nhỏ, đội ngũ giảng viên có tỷ lệ tiến sĩ còn thấp, cơ sở vật chất còn nghèo, nguồn thu chủ yếu từ học phí nhưng công tác tuyển sinh ngày càng khó khăn, dẫn đến việc đầu tư xây dựng chưa đảm bảo, chất lượng sinh viên tốt nghiệp chưa cao… Do vậy, niềm tin của xã hội vào chất lượng đào tạo thấp, dẫn đến tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm còn nhiều.
Để phát triển bền vững các trường ĐH ngoài công lập, PGS.TS Trần Quang Quý cho rằng cần phải loại bỏ tâm lý đối xử ngoài công lập, nhà nước cần xem các trường ĐH ngoài công lập là một bộ phận quan trọng của hệ thống ĐH và có chính sách ưu đãi đầu tư; quan tâm chăm lo đội ngũ giảng viên, coi đội ngũ giảng viên ĐH công lập như ngoài công lập, có chính sách hỗ trợ đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ vay vốn, tăng cường quyền tự chủ cho các trường ngoài công lập, công khai minh bạch chất lượng đào tạo, kể cả ngoài công lập và công lập…
Ngoài ra, PGS.TS Trần Thị Hồng cũng đã đưa ra một số đề xuất, như cần chia sẻ trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường các hoạt động của các câu lạc bộ, đưa các câu lạc bộ hoạt động có định hướng và chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, cần bình đẳng giữa công – tư và luật hóa về các vấn đề tự chủ ĐH, trách nhiệm giải trình. Trong đó, cần làm rõ “các trường được tự chủ cái gì?” “Vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo là kiểm soát hay giám sát”…
Ông Nguyễn Cảnh Cam cũng đề xuất nên tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập tiếp cận nguồn tài chính lãi suất thấp trong và ngoài nước, có như vậy mới có thể tăng cường năng lực công nghệ và cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, nên miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập để cơ sở có điều kiện tái đầu tư, đổi mới trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện giảng dạy theo sự phát triển của công nghệ 4.0.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng, cần phải có sự phân cấp trong tuyển sinh giữa trường công lập và trường ngoài công lập. Cụ thể, trường công lập tập trung tuyển sinh theo hướng nghiên cứu, còn đào tạo theo hướng thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội thì sẽ do các trường ngoài công lập đảm nhiệm. Theo đó, các trường ngoài công lập sẽ đóng góp kinh phí ngân sách để nhà nước tập đầu tư cho trường công.
Thực tế, mục tiêu đào tạo của hai hệ thống công lập và ngoài công lập khác nhau. Trong đó, các trường công lập đào tạo ra nhân lực trình độ cao, còn trường ngoài công lập là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có sức cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các trường ĐH ngoài công lập cũng xác định rất rõ phân khúc của thị trường, đó là định hướng ứng dụng, thực hành và có xu thế liên kết với các trường CĐ nghề có cơ sở thực hành tốt mang tính thực tế cao.
Đan Phương
Theo Báo Tin tức
Trường tư không được tùy tiện tăng học khí khi phụ huynh chưa đồng ý
Sở GD- ĐT Hà Nội yêu cầu cả trường công lập và ngoài công lập công khai minh bạch các khoản thu chi để phụ huynh giám sát.
Từ nhiều năm qua, dù các cơ quan chức năng đã có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn những khoản nào nhà trường được phép thu, khoản nào không được phép, song tình trạng lạm thu vẫn "đến hẹn lại lên", núp bóng dưới nhiều cách "đánh võng" tên gọi khác như "tự nguyện", "tiền xã hội hóa", nhân danh Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trước thềm năm học mới, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã có trao đổi về công tác quản lý, kiểm tra thu chi đầu năm tại các trường học trên địa bàn thành phố.
Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
PV: Một trong những vấn đề nhức nhối đầu năm học mới là lạm thu, để kiểm soát vấn đề này, năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ có những hành động cụ thể thế nào, thưa ông?
Ông Lê Ngọc Quang: Nhân dịp đầu năm học mới, Sở cũng đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT tại các quận huyện cần tập trung vào vấn đề quản lý tốt thu chi đầu năm học mới. Trong thu chi cần thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn mà Sở GD-ĐT đã ban hành. Năm nay Sở sẽ không đi kiểm tra theo các đoàn như mọi năm, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý thật nghiêm. Đây không chỉ là chỉ đạo của riêng ngành giáo dục mà của cả UBND Thành phố.
Tất cả các vấn đề thu chi cần thực hiện đúng theo văn bản chỉ đạo, công khai minh bạch để toàn bộ học sinh, phụ huynh, giáo viên đều biết. Việc này không chỉ tập trung ở những trường công, mà cả những trường ngoài công lập cũng cần công khai theo đúng quy định. Ngay khi học sinh trúng tuyển, nhà trường phải thông báo trước dự kiến thu chi của cả khóa học. Trường hợp cần tăng học phí, thì cần có sự đồng thuận của tất cả phụ huynh, trường không được tùy tiện tăng học phí khi học sinh đã vào trường.
PV: Dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo, song trong những năm học trước, trên địa bàn TP Hà Nội vẫn có tình trạng trường thu chi sai gây bức xúc trong phụ huynh, như vậy trách nhiệm của hiệu trưởng ra sao khi để xảy ra những sự việc này, Sở GD-ĐT có chỉ đạo như thế nào, thưa ông?
Ông Lê Ngọc Quang: Những trường sai phạm, Sở GD-ĐT cũng đã yêu cầu các trường phải trả cho phụ huynh, học sinh những khoản tiền thu sai. Trong năm học tới, nếu phát hiện sai phạm chúng tôi sẽ xử lý nghiêm, không bỏ quan bất kỳ trường hợp nào.
PV: Bên cạnh vấn đề thu chi sai quy định, trường lớp quá tải cũng là một trong những điều cần quan tâm dịp đầu năm học. Trong năm học mới 2019-2020, liệu Hà Nội có tái diễn tình trạng quá tải trường lớp không, thưa ông?
Ông Lê Ngọc Quang: Năm nay, chúng tôi đang cố gắng giảm tối đa hiện tượng học sinh học trái tuyến và thực hiện phân tuyến để đảm bảo sĩ số học sinh các quận huyện ở mức tối thiểu cho phép. Đầu năm học này đang có những dấu hiệu khá tích cực, khi số học sinh học trái tuyến đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên cũng phải thông cảm với Hà Nội khi tốc độ tăng dân số học sinh rất nhanh, mỗi năm tăng từ 50.000-70.000 học sinh, không thể đáp ứng kịp nhu cầu trường lớp của toàn thành phố. Số lượng các trường cần đầu tư cở sở vật chất là rất lớn. Điều này dẫn đến vẫn có những khu vực sĩ số học sinh/lớp học cao. Bên cạnh các biện pháp giảm số, sẽ có những giải pháp ổn định, nâng cao chất lượng dạy và học ở những khu vực đó.
PV: Khu vực quận Hoàng Mai năm nay cũng chưa có thêm trường học mới, liệu có xảy ra tình trạng học luân phiên như năm học trước không, thưa ông?
Ông Lê Ngọc Quang: Những bức xúc, quá tải trường học ở khu vực quận Hoàng Mai là do xây dựng đô thị. Mặc dù TP và các cấp chính quyền ở quận Hoàng Mai đã rất cố gắng nhưng chưa thể giảm sĩ số học sinh được ngay. Tuy nhiên, UBND quận Hoàng Mai cùng với Phòng GD-ĐT của quận cũng đã có những giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương để đáp ứng yêu cầu, giữ vững được chất lượng dạy và học ở khu vực này.
Xin cảm ơn ông./.
Theo VOV
Tuyển giáo viên không phân biệt loại hình đào tạo Ngày 8.7, Phòng Giáo dục quận Tân Phú (TP.HCM) thông báo tuyển dụng 225 giáo viên vào các trường mầm non, tiểu học và THCS. Theo đó, Hội đồng tuyển dụng cho biết một trong những tiêu chí tuyển ứng viên là không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, trường ngoài công lập... Học sinh một trường mầm non tại...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025