Trường ở Mỹ không bắt buộc học ngoại ngữ

Ngoại ngữ không phải môn bắt buộc ở Mỹ. Các trường tiểu học tại Anh chỉ mới đưa nó thành môn bắt buộc từ năm 2014, trong khi giới trẻ Phần Lan cần biết đến 4 thứ tiếng.

Ở Mỹ, ngoại ngữ không phải là môn học bắt buộc ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên, phần lớn các trường dạy môn này cho học sinh từ khối 7, 8.

Ở bậc trung học phổ thông, ngoại ngữ có thể là môn bắt buộc tại một số trường, trong khi những trường khác chỉ coi đây là môn giúp học sinh có thêm lợi thế khi nộp đơn vào đại học.

Năm 2008, chỉ 15% trường tiểu học công lập ở Mỹ giảng dạy ngoại ngữ. Những năm gần đây, môn này trở nên phổ biến hơn, đặc biệt phát triển ở bậc tiểu học.

Trường ở Mỹ không bắt buộc học ngoại ngữ - Hình 1

Một số trường tiểu học ở Mỹ dạy ngoại ngữ nhưng không phải là môn bắt buộc. Ảnh: Wikimedia.

Theo thống kê của Trung tâm Ngôn ngữ Ứng dụng, trong các trường tiểu học dạy ngoại ngữ, tiếng Tây Ban Nha chiếm 88%. Những trường còn lại dạy tiếng Pháp, Đức, Latin, Trung Quốc, ngôn ngữ ký hiệu, Italy và Nhật Bản.

Việc chọn ngôn ngữ nào phụ thuộc vào quy định từng bang, quyết định của trường và lựa chọn của phụ huynh, học sinh.

Trong khi đó, từ năm 2014, Anh thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc đối với môn ngoại ngữ ở bậc tiểu học. Học sinh 7 -11 tuổi sẽ phải học để đọc thông viết thạo một trong 7 ngôn ngữ: Pháp, Đức, Italy, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Latin, Hy Lạp.

Thực tế, từ năm 1974, học sinh các nước thuộc Liên minh châu Âu (trừ Ireland và Anh) phải học ít nhất một ngoại ngữ. Thậm chí, ở một số quốc gia như Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Thụy Điển…, học sinh từ bậc trung học cơ sở trở lên phải học ít nhất hai ngoại ngữ.

Phần Lan – nền giáo dục hàng đầu thế giới – cũng rất chú trọng việc dạy ngoại ngữ.

Ở nước này, tiếng Phần Lan và Thụy Điển là ngôn ngữ chính thức, mặc dù chỉ có 5,5% dân số dùng tiếng Thụy Điển là tiếng mẹ đẻ. Ngoại ngữ là một trong những thế mạnh của người nước này. Theo Thenewfederalist, hơn 69% người dân biết từ hai ngoại ngữ trở lên.

Video đang HOT

Tại đây, hầu hết học sinh bắt đầu học tiếng nước ngoài từ năm 9 tuổi, một số em học từ khi mới 7 tuổi.

Ở bậc giáo dục cơ sở (trẻ 7-16 tuổi), nhà trường dạy hai ngoại ngữ bắt buộc cùng hai ngoại ngữ tự chọn. Học sinh lớp 3 bắt buộc phải học ngoại ngữ.

Một môn ngoại ngữ bắt buộc khác được dạy từ năm lớp 7. Việc học ngoại ngữ tự chọn đầu tiên được áp dụng từ lớp 4 hoặc lớp 5 trong khi từ năm lớp 8, học sinh sẽ chọn học thêm một thứ tiếng nữa.

Các ngoại ngữ phổ biến nhất là tiếng Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nga.

Còn tại Singapore, học sinh tiểu học học các môn bằng tiếng Anh bên cạnh việc học tiếng mẹ đẻ (tiếng Trung, Malay hoặc Tamil) để giữ gìn bản sắc văn hóa. Vì thế, hầu hết trẻ em đều lớn lên trong môi trường song ngữ.

Trong khi đó, trước năm 2010, Nhật Bản chỉ áp dụng chương trình dạy học tiếng Anh đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Từ năm 2011, tiếng Anh được chính thức giảng dạy cho học sinh lớp 5 và lớp 6 (bậc tiểu học).

Theo Zing

'Nên dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc từ năm 2017'

Theo thầy Nguyễn Quốc Hùng, tiếng Nga và tiêng Trung Quốc có vi tri tương đối vững chắc, đặc biệt trong dịch thuật, nên cần phát triển.

Mới đây, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (viết tắt: Đề án ngoại ngữ 2020). Có hai vấn đề được dư luận quan tâm.

Thứ nhất, Bộ GD&ĐT đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai.

Thứ hai, thí điểm đưa tiếng Trung Quốc, tiếng Nga trở thành ngoại ngữ thứ nhất, bắt đầu dạy từ lớp 3 đến lớp 12 vào năm 2017.

Thầy Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, chuyên gia tư vấn cho đề án ngoại ngữ 2020, người có 25 năm dạy tiếng Anh trên truyền hình, chia sẻ với Zing.vn xung quanh vấn đề này.

Mỗi quốc gia cần đào tạo nhiều ngôn ngữ

- Bộ GD&ĐT đặt ra mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai. Theo ông, muốn tiến đến mục tiêu này cần những điều kiện gì?

- Theo tôi hiểu về chuyên môn, ngôn ngữ thứ nhất được coi là tiếng mẹ đẻ (viết tắt L1). Ngôn ngữ thứ hai được Nhà nước chấp nhận là ngôn ngữ chính thống dùng trong hành chính, giáo dục và quan hệ quốc tế (viết tắt L2). Ví dụ, Ấn độ, Singapore, Philippines đều sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Nên dạy tiếng Nga và tiêng Trung Quốc từ năm 2017 - Hình 1

Thầy Nguyễn Quốc Hùng trò chuyện với học sinh, giáo viên về cách học tiếng Anh hiệu quả. Ảnh: Quyên Quyên.

Để trở thành ngôn ngữ thứ hai, tiếng Anh phải được sử dụng trong môi trường tự nhiên: Trong nhà trường, ngoài xã hội phục vụ nhu cầu giao tiếp, giáo dục (phương tiện giảng dạy trong nhà trường) và quan hệ quốc tế.

Nói cách khác, ngôn ngữ 2 được dùng rộng rãi trong các chức năng giáo dục và hành chính ở khu vực mà hầu hết người nói không phải là bản ngữ. Ngôn ngữ thứ hai phải được sử dụng trong giáo dục thông qua chương trình giảng dạy môn học, cũng như được Nhà nước quy định trong chính sách.

- Bộ GD&ĐT cũng chủ trương đưa tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trở thành ngoại ngữ thứ nhất. Sự khác nhau của các khái niệm ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ thứ nhất, ngoại ngữ thứ hai như thế nào?

- Ngoài tiếng mẹ đẻ, mỗi quốc gia đều cần có ngoại ngữ - tiếng quốc tế - sử dụng để giao tiếp và hội nhập. Ngoại ngữ, tuy được quy định trong nhà trường như một môn học, không phải là ngôn ngữ chính thống của một đất nước.

Mỗi quốc gia không thể chỉ có một ngoại ngữ. Vì vậy, tùy chính sách của Nhà nước, một quốc gia có thể có nhiều ngoại ngữ. Cũng tùy tầm quan trọng, sự cần thiết, ngoại ngữ nào được quy định là thứ nhất hoặc thứ hai.

- Trong lộ trình thực hiện đề án ngoại ngữ đến năm 2020, Bộ GD&ĐT chia thành ngoại ngữ thứ nhất (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc), ngoại ngữ thứ hai (tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức). Điều này có hợp lý?

- Trong thời bao cấp, tiếng Nga là ngoại ngữ thứ nhất, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ hai. Cũng có một thời kỳ nước ta không học tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, theo xu thế hội nhập, ngày nay, tiếng Anh phát triển mạnh mẽ, trở thành ngoại ngữ thứ nhất.

Thời đại ngày nay, việc phân bổ ngoại ngữ thứ nhất hay thứ hai phụ thuộc chính sách ngôn ngữ của Bộ GD&ĐT.

Tôi cho rằng, ở nước ta, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc cần đưa lên vị trí xứng đáng. Bởi trong mấy chục năm qua, hệ thống cán bộ khoa học chủ yếu được đào tạo ở Nga và Trung Quốc.

Trong nhiều năm, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc có vị trí tương đối vững chắc, đặc biệt trong lĩnh vực dịch thuật, chúng ta nên phát triển. Hơn nữa, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc có vị trí không nhỏ trên trường quốc tế.

- Cũng có ý kiến cho rằng tại sao chúng ta không chú tâm đào tạo tốt tiếng Anh thay vì thí điểm nhiều ngoại ngữ khác?

- Một xã hội phát triển về chiến lược cần đào tạo nhiều thứ tiếng. Tôi cho rằng Việt Nam cần ít nhất 4 thứ tiếng là tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga và tiếng Pháp. Việc lựa chọn học và sử dụng do nhu cầu xã hội quyết định và điều chỉnh.

Mục tiêu của Đề án ngoại ngữ 2020 chưa khả thi

- Trở lại đề án đến năm 2020, sau 8 năm thực hiện, ông đánh giá đề án đang ở vị trí nào?

- Đề án 2020 đã đặt ra mục tiêu quá cao, chưa tính được tính khả thi. Tuy nhiên, đề án đã thực hiện được nhiều việc lớn như huấn luyện giáo viên (dù chưa rộng khắp vì số lượng giáo viên quá lớn), công bố chính thức bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa, công nghệ hóa quy trình đào tạo ở những nơi có điều kiện, hoàn thiện chương trình ngoại ngữ từ lớp 3 đến lớp 12.

- Với mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, Bộ GD&ĐT cần bao nhiêu thời gian để thực hiện?

- Tôi không thể trả lời được câu hỏi này. Chúng ta chỉ có thể nói rằng việc đưa tiếng Anh ở nước ta từ nền tảng thấp trong giáo dục (kết quả thi phổ thông rất kém) thành ngôn ngữ thứ hai sẽ gian truân và đòi hỏi thời gian dài.

Theo Đề án Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học đủ năng lực ngoại ngữ để giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Giết người ở TPHCM rồi điện thoại thông báo cho gia đìnhGiết người ở TPHCM rồi điện thoại thông báo cho gia đình
07:45:05 12/05/2025
Tổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuấtTổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuất
07:38:37 12/05/2025
Siêu mẫu từng chia tay Ronaldo vì "bám váy mẹ" và một đêm mất luôn 11 triệu theo dõi, cuộc sống hiện tại ra sao?Siêu mẫu từng chia tay Ronaldo vì "bám váy mẹ" và một đêm mất luôn 11 triệu theo dõi, cuộc sống hiện tại ra sao?
08:12:30 12/05/2025
Bố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cảnBố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cản
05:05:20 12/05/2025
"Công chúa" Tây Du Ký nghi bán hoa, cắn răng giải vây cho chồng dan díu đàn em?"Công chúa" Tây Du Ký nghi bán hoa, cắn răng giải vây cho chồng dan díu đàn em?
06:59:05 12/05/2025
Trời tờ mờ sáng, khi cả nhà vẫn ngủ, tôi tay xách nách mang, kéo theo con nhỏ rời khỏi nhà chồng mà chẳng ai hayTrời tờ mờ sáng, khi cả nhà vẫn ngủ, tôi tay xách nách mang, kéo theo con nhỏ rời khỏi nhà chồng mà chẳng ai hay
05:04:32 12/05/2025
Sốc: 1 hot girl đình đám công khai chuyện bị "cắm sừng" lúc nửa đêm, tung loạt ảnh thân mật bên Wren EvansSốc: 1 hot girl đình đám công khai chuyện bị "cắm sừng" lúc nửa đêm, tung loạt ảnh thân mật bên Wren Evans
09:36:08 12/05/2025
Á hậu Thuỷ Tiên nghi liếc Minh Anh, Vũ Thuý Quỳnh ẩn ý, Hương Giang nhắc nhở?Á hậu Thuỷ Tiên nghi liếc Minh Anh, Vũ Thuý Quỳnh ẩn ý, Hương Giang nhắc nhở?
07:29:26 12/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhà Trắng thông báo đạt thỏa thuận với Trung Quốc

Nhà Trắng thông báo đạt thỏa thuận với Trung Quốc

Thế giới

10:54:17 12/05/2025
Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer, người tham gia cuộc đàm phán và phát biểu cùng ông Bessent, đưa ra phát biểu chắc chắn hơn rằng một thỏa thuận đã được đạt được.
Bản hòa tấu sắc trắng cho ngày hè 'bỏng cháy'

Bản hòa tấu sắc trắng cho ngày hè 'bỏng cháy'

Thời trang

10:52:24 12/05/2025
Trong cái nắng cháy bỏng của ngày hè, những bộ trang phục sắc trắng không chỉ mang đến cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng mà còn giúp người mặc tỏa sáng với vẻ đẹp tối giản nhưng đầy cuốn hút.
Khán giả thất vọng, đồng loạt "thoát fan", bán album của Wren Evans sau khi thần tượng bị tố ngoại tình

Khán giả thất vọng, đồng loạt "thoát fan", bán album của Wren Evans sau khi thần tượng bị tố ngoại tình

Nhạc việt

10:44:03 12/05/2025
Ngay sau chia sẻ của Lim Feng, Wren Evans trở thành cái tên được mọi người réo gọi liên tục. Nhiều người hâm mộ cũng không khỏi choáng váng trước loạt thông tin đời tư gây sốc.
Thí sinh Tân binh toàn năng khóc nức nở khi chia tay đồng đội sau vòng loại đầu tiên

Thí sinh Tân binh toàn năng khóc nức nở khi chia tay đồng đội sau vòng loại đầu tiên

Tv show

10:41:19 12/05/2025
Tập 4 chương trình truyền hình thực tế Tân binh toàn năng - Giai đoạn sống còn vừa lên sóng đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc, khi hai thí sinh đầu tiên chính thức phải rời cuộc đua.
Lý Hải: "Ông Phước trong Lật mặt lấy cảm hứng từ cha tôi"

Lý Hải: "Ông Phước trong Lật mặt lấy cảm hứng từ cha tôi"

Hậu trường phim

10:37:21 12/05/2025
Lý Hải cho biết nhân vật người cha tên Phước (Long Đẹp Trai thủ vai) trong Lật mặt 8: Vòng tay nắng , trùng với tên ba của nam đạo diễn ngoài đời và cũng có một phần được lấy cảm hứng từ chính ba.
Tuyến đường huyết mạch dài 177km nối 2 tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang

Tuyến đường huyết mạch dài 177km nối 2 tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang

Du lịch

10:33:48 12/05/2025
Quốc lộ 2 là tuyến đường huyết mạch kết nối 2 tỉnh Tuyên Quang - Hà Giang, đặc biệt tuyến đường này còn có ý nghĩa chiến lược đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới phía Bắc.
"Cha tôi, người ở lại" tập 37: Ông Chính bắt gặp Tuệ Minh đi với người yêu cũ

"Cha tôi, người ở lại" tập 37: Ông Chính bắt gặp Tuệ Minh đi với người yêu cũ

Phim việt

10:32:20 12/05/2025
Trong Cha tôi, người ở lại tập 37, Nguyên và bố chính gặp Tuệ Minh đang đi cùng người yêu cũ và con trai anh ta. Bố Chính nhìn thấy cảnh này giận lắm, liền bỏ đi luôn.
OTP hot nhất MIQ "khoá môi", công khai tình cảm, giật spotlight Hà Tâm Như?

OTP hot nhất MIQ "khoá môi", công khai tình cảm, giật spotlight Hà Tâm Như?

Sao việt

10:30:37 12/05/2025
Bên cạnh màn đăng quang của người đẹp Vĩnh Long - Hà Tâm Như, 2 cô gái này cũng được chú ý không kém, thậm chí chiếm trọn spotlight vì hành động gây sốc ngay trên sân khấu.
Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng

Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng

Tin nổi bật

10:20:48 12/05/2025
Sáng 12/5, ông Trương Đình Hạnh, Phó Chủ tịch UBND quận Thuận Hóa, thành phố Huế thông tin trên địa bàn đã xảy ra một vụ nhảy cầu tự tử thương tâm.
Phú Quốc: Bắt giữ nghi phạm dùng dụng cụ chích điện tấn công nhiều người

Phú Quốc: Bắt giữ nghi phạm dùng dụng cụ chích điện tấn công nhiều người

Pháp luật

10:16:07 12/05/2025
Trong lúc di chuyển qua giao lộ, chiếc xe tải xảy ra tai nạn với xe máy của người phụ nữ điều khiển khiến nạn nhân tử vong.
Bạn thân Faker lại để ngỏ khả năng "biến mất" sau chuỗi trận thất vọng

Bạn thân Faker lại để ngỏ khả năng "biến mất" sau chuỗi trận thất vọng

Mọt game

09:45:36 12/05/2025
Bất ngờ trở lại vào đầu mùa giải 2025 và dẫn dắt Dplus KIA, Bengi - từng được xem là cánh tay mặt của Faker, không chỉ khiến cộng đồng LMHT sửng sốt mà với cá nhân fan T1 cũng không khỏi chạnh lòng.