Trương Phi: Bí ẩn con người thật khiến hậu thế vỡ lẽ
Sự dũng mãnh của Trương Phi đã được ghi chép rất nhiều trong sử sách. Nhưng dung mạo của ông vẫn luôn là một ẩn đố.
Tam Quốc Diễn Nghĩa (cũng thường được gọi tắt là “Tam Quốc”) là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Không chỉ là một thành công nổi bật trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà những ảnh hưởng sau này của nó đến văn hóa các nước Đông Á cũng vô cùng sâu rộng.
Một trong những thành tựu lớn nhất phải kể đến là tác giả La Quán Trung đã khắc họa nổi bật hình tượng các nhân vật với kiểu đặc trưng tính cách điển hình: Một Gia Cát Lượng đa mưu túc trí, một Lưu Bị bên ngoài nhân từ bác ái nhưng bên trong vô cùng thâm sâu phức tạp, một Quan Vũ rất mực trung nghĩa nhưng cũng đầy cao ngạo.
Trong lịch sử Trương Phi là đồng hương của Lưu Bị, luôn có mối quan hệ vô cùng thân thiết với cha con Lưu Bị. Trương Bào, con trai cả của Trương Phi mất sớm. Con thứ là Trương Thiệu, làm quan tới chức Thị Trung. Sau này Trương Thiệu theo hậu chủ Lưu Thiện đầu hàng nước Nguỵ, được phong làm Liệt Hầu. Hai người con gái của Trương Phi đều được gả cho Lưu Thiện, con trai của Lưu Bị.
Điều thú vị là, hậu thế luôn quan tâm việc bên cạnh hình tượng hào hoa hay hiểm ác mà tác giả cố gắng xây dựng trong tiểu thuyết, nguyên mẫu nhân vật trong đời thực có giống hay không, và kể cả có sai khác thì vẫn luôn được chấp nhận.
Dù có nhiều đóng góp cho sự nghiệp của nhà Thục Hán, là một anh hùng nổi tiếng của Tam Quốc, được người đời khen ngợi, song trong cuộc sống đời thường, Trương Phi luôn được coi là một ví dụ điển hình của tính cách nóng nảy, hấp tấp, lỗ mãng (bởi thế người đời mới hay gọi “nóng như Trương Phi”). Ấn tượng này rõ ràng được tạo ra từ ảnh hưởng quá lớn của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Khi các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện và tiến hành khai quật ngôi mộ được xác định là của Trương Phi ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), những di vật được tìm thấy trong ngôi mộ đã khiến họ vô cùng kinh ngạc.
Thứ nhất, di vật trong mộ thể hiện tài năng thư pháp và học vấn đáng kinh ngạc của Trương Phi
Cụ thể, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều tác phẩm thư pháp ở đây. Trong các nghiên cứu lịch sử trước đó, có một số di vật là bản sao chữ viết của Trương Phi, nhưng so với các tác phẩm gốc trong mộ, các di vật này đương nhiên không phản ánh được bản chất của nét chữ.
Trong ngôi mộ còn có một tấm bia đá do chính Trương Phi khắc, có thể thấy được rằng nét chữ của Trương Phi vô cùng độc đáo, vừa mạnh mẽ dứt khoát, mà cái hồn toát ra từ nét chữ khó có ai bì kịp. Thậm chí, các chuyên gia đánh giá rất ít người của thời kỳ Tam Quốc có trình độ thư pháp sánh ngang với tài thư pháp của Trương Phi!
Từ sự phân tích này, có thể thấy rằng nguyên mẫu đời thực Trương Phi không phải là một người lỗ mãng thô thiển, trình độ thư pháp có thể phản ánh tài năng đặc biệt của ông ta về khía cạnh học vấn. Trong xã hội xưa, người nào có thể viết chữ đẹp đều có trình độ văn hóa cao, bởi vì bất cứ ai luyện viết thư pháp đều biết đến độ khó của thư pháp cổ đại.
Dung mạo của Trương Phi
Sự dũng mãnh của Trương Phi đã được ghi chép rất nhiều trong sử sách. Nhưng dung mạo của ông vẫn luôn là một ẩn đố.
Trong cuốn “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ chép rằng: Lưu Bị “tai lớn rủ xuống vai, hai tay quá đầu gối”, nói Quan Vũ là “mỹ nhiêm cung” (Người đàn ông râu đẹp). Nhưng tướng mạo của Trương Phi xưa nay vẫn không hề ghi chép lại. Hình ảnh Trương Phi trong tiểu thuyết, hý kịch “mặt đen hùng dũng” có thể chỉ là sự tưởng tượng của các nghệ thuật gia mà thôi.
Theo báo cáo khoa học kỹ thuật Bắc Kinh năm 2004, tại doanh sơn của Trương Phi thuộc Giản Dương, tỉnh Tứ Xuyên đã phát hiện ra bức tượng đá Trương Phi. Đầu bức tượng đá này hoàn toàn khác so với hình tượng Trương Phi trong tiềm thức của con người ngày nay. Bức tượng đá này cao chừng 4, 5m, rộng gần 3m, chỉ có phần đầu, không có phần thân và tứ chi. Điều kỳ lạ là vị “Trương Phi” này khuôn mặt nhân từ, tai dài, môi dày, trên mặt lại chẳng có lấy một sợi râu. Sở nghiên cứu văn vật khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên từng tiến hành đo đạc và giám định chuyên môn về bức tượng hình đầu người này, và nói rằng bức tượng đá này được xây dựng vào thời nhà Đường.
Đây có phải là Trương Phi không thì các chuyên gia khảo cổ vẫn chưa có kết luận. Nhưng theo truyền thuyết lâu đời tại địa phương, thì những người thợ thời Đường tạc lên vì muốn tưởng niệm “ngũ hổ thượng tướng” Trương Phi. Dù thời Đường cách thời Tam Quốc cũng khá xa xôi, nhưng đây là lần đầu tiên có sự xuất hiện dung mạo của Trương Phi. Sự xuất hiện của bức tượng đá đã khiến con người ngày nay phải thẩm tra lại dung mạo chân thực của Trương Phi trong lịch sử.
Bất ngờ thứ ba là gia cảnh xuất thân không tầm thường của ông
Văn bia trong mộ Trương Phi cũng mô tả khái quát về cuộc đời của ông. Theo ghi chép, điều kiện gia đình của Trương Phi tương đối khá giả, từ nhỏ ông đã được đọc sách, luyện thư pháp.
Khi Lưu Bị khởi binh, Trương Phi đã lấy tài sản của mình đi đầu quân cho Lưu Bị, từ quyết định này có thể thấy Trương Phi là người có khả năng chính trị nhất định.
Như vậy, khác hẳn với hình ảnh một anh hùng võ biền liều lĩnh, lỗ mãng, xuất thân bần nông được khắc họa trong các tác phẩm văn học, Trương Phi trong thực tế là một người tài năng và có tầm nhìn.
Khi các chuyên gia công bố sự thật lịch sử này, nhiều ý kiến cho rằng họ đã bị các tác phẩm nghệ thuật “lừa dối” quá lâu rồi. Rõ ràng, các phát hiện khảo cổ đã có công lao to lớn với công cuộc nhận thức sự thật lịch sử vô cùng phức tạp.
Những ghi chép sớm nhất về thư pháp của Trương Phi được ghi lại trong cuốn “Đao kiếm lục” của Đào Hoành Ảnh thời Nam Bắc triều. Trong sách ghi lại rằng khi Trương Phi bái nhận chức vị Tân đình hầu, đã tự mình dùng kiếm khắc chữ “Tân đình hầu, Thục đại tướng dã.”
Cuốn “Đan Diên Tổng Lục” thời Minh cũng ghi lại rằng: “Phù Lăng có Trương Phi dùng binh khí khắc chữ. Văn tự vô cùng tinh tế, nét vẽ như bay lượn.”
Tào Học Thuyên, nhà sử học thời Minh cũng ghi lại trong cuốn 28 của bộ “Thục Trung Danh Thắng Ký”, rằng tại huyện Cừ, phủ Thuận Khánh có núi Bát Sơn, dưới chân núi có một hòn đá, đề rằng: “Trương Phi, tướng nhà Hán thống lĩnh hàng vạn tinh binh đánh bại quân địch tại núi Bát Sơn”. Như vậy là Trương Phi tự mình khắc chữ lên đó.
Năm 1961, trong cuốn “Giản lược và giai thoại về danh gia thư pháp chữ Chính Khải” do Liễu Phổ Khánh viết, cũng nói rằng, những nhà thư pháp của Trung Quốc không chỉ hạn cuộc trong giới văn nhân, trong đó cũng có không ít võ tướng, như Trương Phi, Nhạc Phi. Trong số đó những vị tướng lĩnh văn võ song toàn nhiều vô kể, như Nhan Chân Khanh, Phạm Trọng Yêm. Những tư liệu này có thể chứng minh rằng Trương Phi không chỉ viết đẹp, mà thư pháp còn vô cùng tinh xảo.
Về tài vẽ tranh của Trương Phi, cũng có những ghi chép sớm nhất trong cuốn “Thư Tuỷ Nguyên Thuyên” do Trách Nhĩ Xướng thời Minh viết, sách chép rằng Trương Phi thích vẽ mỹ nhân, giỏi vẽ cây cỏ.
Cuốn “Lịch Sử Hoạ Trinh Lục” cũng viết rằng: “Trương Phi, người Trác Châu, giỏi vẽ mỹ nhân.”
Về nghệ thuật Trương Phi có những thành tựu hơn người, ngẫm ra thì ắt hẳn ông tuyệt đối không thể là kẻ thô tục hữu dũng bất tài, không thể nhẫn nhịn.
“Tam Quốc Chí” và một vài tư liệu chính sử cũng ghi lại rằng Trương Phi “chuyện nhỏ thô lỗ, trong thô có tinh, đại sự có mưu, mưu lược hơn người.” Khác với Quan Vũ coi thường những người dáng vẻ Nho sinh, Trương Phi lại thích gần gũi với văn nhân nhã sĩ. Trong “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ cũng viết: “Quan Vũ thiện đãi binh lính mà kiêu ngạo với sĩ đại phu, Trương Phi kính bậc quân tử mà thương xót kẻ tiểu nhân.”
Câu “Trương Phi thêu hoa, thô trung hữu tinh”, ý rằng “Trương Phi thêu hoa, trong thô có sự tinh tế” bắt nguồn từ câu chuyện được lưu truyền trong dân gian như sau:
Chuyện kể rằng năm đó quân Thục chuẩn bị công phá quận Ba, Khổng Minh dẫn 15 nghìn quân cùng đi với Trương Phi.
Khu vực Tây Xuyên hào kiệt rất nhiều, chiến tướng như nước, Khổng Minh lo Trương Phi tự cho rằng mình dũng mãnh mà coi thường quân địch, làm hỏng đại sự. Nhưng Nghiêm Nhan, thái thú quận Ba dẫu tuổi đã cao nhưng cung pháp, đao pháp vẫn vô cùng cao siêu, trước mắt chỉ có Trương Phi có thể ứng phó, nên đành phải để Trương Phi dẫn quân.
Chuyện này nên làm thế nào? Khổng Minh đắn đo suy nghĩ, cuối cùng cũng nghĩ ra được cách hay. Hôm đó, Khổng Minh cầm một chiếc kim thêu và chỉ thêu, đặt vào tay Trương Phi nói rằng: “Trương tướng quân, công phá quận Ba là một trận chiến gian khổ, hãy thả lỏng một chút, thêu hoa đi!” Trương Phi trong lòng buồn bã, nhưng một phần là vì không tiện từ chối quân sư, phần khác là ông cũng rất muốn biết trong hồ lô của Khổng Minh lần này ẩn giấu huyền cơ gì, bèn y lời mà làm!
Trên đường đội quân tiến vào quận Ba, mỗi lần Khổng Minh thấy Trương Phi trách mắng binh sĩ, tâm khí nóng nảy, Khổng Minh lại tới chỗ Trương Phi bảo ông thêu hoa. Vị “Trương Phi dũng mãnh” này đã quen cầm giáo mác, đàm luận chuyện binh đao đương nhiên là được, nhưng lại không có cách nào cầm được cây kim bé tẹo. Trương Phi mặt ủ mày chau, mặc dù trong tâm rất không cam lòng, nhưng vì thể diện, ông đành phải thêu từng đường kim mũi chỉ. Cứ như vậy, Trương Phi chưa thêu hoa xong, thì với sự vận dụng sách lược phù hợp, ông đã đánh bại Nghiêm Nhan, hoàn thành nhiệm vụ quân sư giao phó.
Sau này Trương Phi nhắc lại chuyện thêu hoa với Khổng Minh, Khổng Minh bèn nói rằng: “Trương tướng quân binh đao lão luyện, chân pháp cũng hơn người, dùng trí mà thu phục được Nghiêm Nha, tiến vào chiếm cứ quận Ba, quả thực là trong thô hữu tinh, văn võ kiêm toàn!”
Thực ra Khổng Minh chỉ là mượn việc thêu hoa để Trương Phi có thể tĩnh tâm lại. Tâm có thể tĩnh, mới suy xét được cặn kẽ, chu toàn, tự nhiên ắt sẽ nghĩ được phương sách ứng chiến hay. Thêu hoa chỉ là biện pháp, khiến Trương Phi có cẩn trọng mới là mục đích.
Những gì thực sự lưu lại tiếng thơm nơi hậu thế, chỉ có thể là nội hàm tinh thần vĩnh viễn chẳng thể mai một.
Lục Thụ Minh - "Quan Vũ" từng bóc lịch trong tù và ân oán với Châu Tinh Trì
Nổi tiếng với vai Quan Vân Trường trong phim "Tam quốc diễn nghĩa" 1994, ít ai biết Lục Thụ Minh từng phải ngồi tù và được cho là có ân oán với Châu Tinh Trì.
Dù từng có nhiều diễn viên đảm nhận vai Quan Vân Trường nhưng diễn xuất của Lục Thụ Minh mới thực sự để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Từng có thời gian, khán giả Trung Quốc lấy hình ảnh của nam diễn viên để thay cho ảnh thờ Quan Công.
Ông còn được quê hương của Quan Vũ chọn là đại sứ hình ảnh. Cứ vào ngày 6/8 hàng năm, ông đều về thăm quê hương của danh tướng này.
Sohu đưa tin, bộ phim Thanh Long yển nguyệt đao có sự tham gia của tài tử Lục Thụ Minh ra mắt. Khán giả yêu thích nhân vật Quan Vũ vui mừng khi được thấy nam diễn viên thủ vai này sau 27 năm.
Theo Sohu, đất diễn của Lục Thụ Minh trong Thanh Long yển nguyệt đao không nhiều, chỉ xuất hiện khoảng 10 phút ở đầu phim, song phong thái uy nghi khi vào vai Quan Công của ông vẫn thu hút người xem, là điểm sáng của phim.
Lục Thụ Minh từng chia sẻ: "Cuộc đời tôi sống lại nhờ vai diễn này. Tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác thiêng liêng đó".
Quá khứ vào tù "bóc lịch"
Thời trẻ, Lục Thụ Minh từng có thời gian ngồi tù.
Lục Thụ Minh sinh năm 1956 tại Sơn Đông, Trung Quốc, trong một gia đình có 6 anh chị em. Ngày nhỏ, do anh chị em đông đúc, mẹ ông rất vất vả chăm các con, chỉ có bố đi làm việc kiếm tiền, do đó kinh tế gia đình nam diễn viên không khá giả.
Lục Thụ Minh từng kể: "Ngày bé nhà tôi chỉ có thể ăn bánh bao. Mỗi bữa đều như đánh trận, nhanh tay cướp thì còn, chậm chân thì hết. Những ngày đầu tháng, gia đình tôi phải đi mượn lương thực nhà hàng xóm".
Với thân hình cao lớn 1,86m, Lục Thụ Minh từng là đội trưởng đội bóng rổ của trường. Tuy nhiên, có người thấy ông điển trai, khuyên ông tham gia đội kịch. Cha của nam diễn viên phản đối gay gắt: "Đàn ông ai lại đi học diễn kịch, người khác sẽ coi thường con".
Theo Sohu, nam diễn viên từng quỳ xuống cầu xin cha nhưng không được chấp thuận. Lục Thụ Minh quỳ suốt 4 tiếng đồng hồ nhưng cũng không thuyết phục được cha. Cuối cùng, ông ngang bướng lén học hát, đọc thoại. Đến năm 1980, Lục Thiệu Minh đăng ký vào đoàn kịch Tây An. Lục Thụ Minh cho biết, đó là lần duy nhất ông dám làm trái lại nguyện vọng của đấng sinh thành.
Trong cuốn tự truyện Tôi gặp Quan Công xuất bản năm 2015, Lục Thụ Minh chia sẻ bộ phim Tam Quốc diễn nghĩa là cứu tinh của cuộc đời ông. Trước khi được nhận vào vào nhân vật Quan Vũ (năm 1992), nam diễn viên sống không mục đích và mặc cảm vì quá khứ tù tội.
Lục Thụ Minh cho hay, vào sinh nhật lần thứ 27, ông bị bắt. Nam diễn viên từ chối tiết lộ lý vướng vòng lao lý. Có thông tin cho rằng, một là do lối sống và tác phong của tài tử bị đánh giá không đứng đắn. Ông giao du với nhiều người không có nghề nghiệp, lưu manh.
Bên cạnh đó, còn có tin tức Lục Thụ Minh phải lòng một đồng nghiệp chưa đủ 18 tuổi. Mặc dù đoàn kịch Tây An không cho phép yêu đương, hai người vẫn sống chung với nhau. Vì cãi lời cấp trên, Lục Thụ Minh bị phê bình và điều làm nhân viên dọn vệ sinh.
Trong 18 tháng ngồi tù, Lục Thụ Minh rất ân hận. Sau khi mãn hạn, Lục Thụ Minh làm việc ở một công ty kinh doanh trong 3 năm. Hàng ngày, ông vẫn luyện giọng, giữ vóc dáng để chờ cơ hội tái xuất màn ảnh.
Trước Tam quốc diễn nghĩa, Lục Thụ Minh cũng đã có nhiều vai diễn nổi bật, đáng chú ý là vai Tần Thủy Hoàng trong Cổ kim đại chiến Tần Dũng tình của Trương Nghệ Mưu. Tuy nhiên, chỉ sau Tam quốc diễn nghĩa, tên tuổi ông mới trở nên nổi tiếng khắp đất nước.
Việc được tham gia Tam quốc diễn nghĩa, đối với ông, giống như 'trúng độc đắc'. Năm đó, Lục Thụ Minh đang tham gia Cổ kim đại chiến Tần Dũng tình, khi đoàn làm phim Tam quốc bắt đầu chọn diễn viên, ông cũng đăng ký tham gia nhưng không nghĩ mình sẽ được chọn.
Một ngày làm việc ở ngoài, đột nhiên trời nổi gió, mưa to, vốn tính cẩn thận, Thụ Minh vội chạy về nhà để kiểm tra. Lúc đó, ông phát hiện một mảnh giấy nhỏ dưới đất, đó là thư của đài truyền hình trung ương gửi lời mời đóng phim Tam quốc diễn nghĩa, bức thư được gửi tới 3 ngày mà ông không hề hay biết.
Đến năm 1992, ông tới Bắc Kinh để thử vai Quan Vũ trong Tam Quốc diễn nghĩa. Nhờ thân hình cao to vạm vỡ, nam diễn viên được nhận vai. Được trao cơ hội, Lục Thụ Minh luôn cố gắng học cổ văn, cưỡi ngựa, luyện đao.
Trong suốt quá trình tham gia Tam Quốc diễn nghĩa, Lục Thụ Minh 6 lần ngã ngựa. Trong đó có một lần nam diễn viên phải nhập viện. Ngoài ra, việc dùng khăn quấn chặt đầu, dùng băng dính kéo mắt xếch lên trong thời gian dài khiến da mặt của ông bị tổn thương.
Đau đớn thể xác vì vai Quan Vân Trường
Sự quyết tâm của Lục Thụ Minh giúp ông gặt trái ngọt khi ông được mời đảm nhận vai diễn Quan Vân Trường trong bộ phim Tam quốc diễn nghĩa 1994. Nhiều ý kiến cho rằng ông sinh ra là để dành cho vai diễn này.
Trong nguyên tác, Quan Vân Trường cao 9 thước (khoảng 2,17m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày ngài, râu dài 2 thước, tướng mạo phi thường, oai phong lẫm liệt. Còn Lục Thụ Minh sở hữu chiều cao ấn tượng 1,86m với cân nặng 94kg. Ngoại hình của ông khá gần với nhân vật Quan Vũ.
Trong thời gian đóng Tam quốc, Lục Thụ Minh nhiều lần phải chịu đau đớn vì nhân vật. Ông phải dùng khăn quấn chặt đầu, tạo cho mắt thật xếch đúng với hình tượng Quan Vũ trong nguyên tác văn học. Việc này khiến Lục Thụ Minh chóng mặt và buồn nôn. Phương án khác là dùng băng dính nhập khẩu từ Mỹ dán lên thái dương giúp mắt xếch lên. Hàng ngày việc hóa trang phải lặp lại nhiều lần khiến da mặt ông chảy máu và mưng mủ.
Đảm nhận vai võ tướng nên Lục Thụ Minh đã 6 lần ngã ngựa, nặng nhất là trong cảnh quay kết nghĩa vườn đào. Cú ngã khiến ông phải nhập viện. Lục Thụ Minh nổi tiếng sợ đau. Khi bác sĩ tiến hành chữa trị, ông la hét ầm ý. Bác sĩ tức giận quát mắng: "Quan Công có bị cạo xương cũng không gào, còn bình tĩnh chơi cờ". Ngay lập tức nam diễn viên hét lên: "Nhưng tôi không phải là Quan Công". Hành động của Lục Thụ Minh khiến mọi người phì cười.
Tình nghĩa 30 năm của Quan Vũ - Trương Phi
Khi Lý Tĩnh Phi, đóng Trương Phi trong "Tam Quốc diễn nghĩa" đổ bệnh, Lục Thụ Minh (Quan Vũ) quyên tiền giúp ông chữa trị.
Lục Thụ Minh góp tiền đồng thời kêu gọi những người ông quen biết giúp đỡ đồng nghiệp. Tài tử quyên góp được 100.000 nhân dân tệ (331 triệu đồng). Lục Thụ Minh còn cùng Trương Sơn tìm bác sĩ, bệnh viện cho Lý Tĩnh Phi. Gia đình Lý Tĩnh Phi không khá giả, Lục Thụ Minh liên hệ một trung tâm chăm sóc người già ở Tây An (tỉnh Thiểm Tây), đưa diễn viên tới đây sống, châm cứu. Khi tình trạng của Lý Tĩnh Phi khá hơn, người thân đưa ông về nhà. Thời gian nam diễn viên ở trung tâm, Lục Thụ Minh, Trương Sơn thường xuyên tới thăm, động viên ông.
Lục Thụ Minh cho biết ông rất ngạc nhiên, đau lòng khi Lý Tĩnh Phi đổ bệnh, tiều tụy và tự hỏi: "Trương Phi hùng hổ ngày ấy đâu rồi?". Nghệ sĩ kể khi vào đoàn Tam Quốc diễn nghĩa năm 1994, ông và Lý Tĩnh Phi, Trương Sơn thân thiết, hay uống rượu với nhau. "Tĩnh Phi bề ngoài thô ráp nhưng bên trong tinh tế, còn nấu ăn ngon. Khi nghỉ ngơi, chúng tôi đi đá bóng, về nhà được ăn sủi cảo do cậu ấy làm", Lục Thụ Minh kể.
Tài tử còn cho biết ông cùng Lý Tĩnh Phi, Trương Sơn đồng cảm vì cha của ba người lần lượt qua đời khi họ đóng Tam Quốc diễn nghĩa. Họ buồn vì cha không có cơ hội xem tác phẩm nổi tiếng của mình. Lục Thụ Minh nói sau này, dù đóng nhiều phim khác, chỉ có Tam Quốc diễn nghĩa làm họ cảm thấy gắn bó như huynh đệ, giữ mối quan hệ thân thiết, quan tâm lẫn nhau qua gần 30 năm.
"Mối thù" với Châu Tinh Trì
Sau khi nổi tiếng với vai Quan Vũ, Lục Thụ Minh được "vua hài Hong Kong" mời thể hiện vai Ngưu Ma Vương trong Đại thoại Tây du (công chiếu năm 1995). Tuy nhiên, sau lần hợp tác này, Lục Thụ Minh tuyên bố sẽ không bao giờ làm việc với Châu Tinh Trì.
Từng có thông tin, trong quá trình quay phim, Lục Thụ Minh chỉ trích Châu Tinh Trì kiêu căng, ngạo mạn, coi bạn diễn như cỏ rác. Nam diễn viên còn tố cáo Tinh Gia cố tình sử dụng tiếng quan thoại khi trao đổi, khiến ông không hiểu rồi được cớ mắng nhiếc ông.
Lục Thụ Minh cũng không hài lòng khi nhân vật Ngưu Ma Vương phải hóa trang quá nhiều, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của ông. Vì những hậm hực đó mà khi phim hoàn thành, Lục Thụ Minh yêu cầu ê-kíp không đề tên ông trong phần giới thiệu diễn viên.
Sau này, Lục Thụ Minh giải thích, thực chất mối quan hệ giữa ông và Châu Tinh Trì không quá căng thẳng như lời đồn đại. Khi mới nhận kịch bản phim, ông không biết nhân vật Ngưu Ma Vương phải hóa trang nhiều như thế. Ông cũng không thích nhân vật này, không thích kịch bản phim vì đi quá xa so với nguyên tác. Do đó, Lục Thụ Minh yêu cầu ê-kíp làm phim không ghi tên ông.
"Châu Tinh Trì làm như thế suy cho cùng cũng chỉ vì muốn diễn viên đóng tốt hơn và bộ phim thành công hơn thôi" - Lục Thụ Minh nói.
Hạnh phúc viên mãn bên bà xã kém 11 tuổi
Những năm gần đây, Lục Thụ Minh ít đóng phim. Ông chủ yếu làm giám khảo show truyền hình và đại sứ game trực tuyến liên quan đến nhân vật Quan Vũ. Ngoài ra Lục Thụ Minh còn là Tổng giám đốc Trung tâm Văn hóa, nghệ thuật, truyền thông Bằng Đồ tại tỉnh Thiểm Tây.
Vợ ông là nữ diễn viên ca kịch Cao Lam kém chồng 11 tuổi. Người hâm mộ và bạn bè thân thiết thường gọi bà xã của Lục Thụ Minh với tên gọi thân mật là Mao Mao.
Lục Thụ Minh tiết lộ, mẹ đẻ của ông mắc nhiều bệnh nên ăn uống kém. Thời gian đầu mới tìm hiểu nhau, bà xã đã trổ tài nội trợ, nấu nhiều món ngon cho mẹ ông ăn. Mỗi lần Mao Mao trổ tài làm món cá là cả nhà bạn trai đều nức mũi. Chính những món cá tuyệt chiêu này của Mao Mao giúp cô thu phục được trái tim của mẹ chồng. Kể từ những khoảnh khắc ấy, Lục Thụ Minh đã cảm giác được Mao Mao chính là người phụ nữ của cuộc đời mình.
Sau nhiều năm chung sống, vợ chồng Lục Thụ Minh có với nhau một cậu con trai hiện khoảng ngoài 20 tuổi. Trước đây có thông tin con trai Lục Thụ Minh từng có ý định gia nhập làng giải trí nhưng đến nay vẫn chưa thấy nam diễn viên Tam quốc diễn nghĩa giới thiệu con với công chúng.
Ông được nhận xét là có phong cách sống giống Quan Vũ, phóng khoáng, trượng nghĩa. Nam diễn viên cũng từng sáng tác bài hát để cảm ơn công dưỡng dục của mẹ.
Sau khi Tam Quốc diễn nghĩa phát sóng năm 1994, Lục Thụ Minh nổi tiếng khắp Trung Quốc, được truyền thông và khán giả ca ngợi làm "sống dậy" Quan Vũ. Trên Beijingnews, Bào Quốc An, người đóng Tào Tháo, nói: "Chính vì không qua trường lớp đào tạo, anh ấy diễn chất phác, xây dựng nhân vật sinh động, chân thành như thế".
Lục Thụ Minh cho biết đóng Quan Vũ là vinh hạnh lớn với ông và cả dòng họ. "Tôi như được tưới mát, sống dậy nhờ vai diễn này. Bộ phim là sức mạnh, mở con đường mới cho tôi. Tôi không bao giờ quên được cảm giác thiêng liêng đó", ông nói.
Top 8 "cao thủ ngầm" trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, 1 trong số đó đã hóa "ma ám" khi bị gi ết oan Nhiều fan cứng của Tam Quốc Diễn Nghĩa vẫn thường tặc lưỡi tiếc nuối vì còn khá nhiều những "thế ngoại cao nhân" vừa kỳ bí vừa tài giỏi nhưng lại nằm ngoài vòng xoáy phân tranh, sống ẩn cư nơi núi sâu rừng già. Trung Quốc có rất nhiều tiểu thuyết lịch sử, thậm chí có người nói còn miêu tả rằng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác

Xử phạt tiểu thương bán áo in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Danh tính 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang

Đăng thông tin sai sự thật trên mạng, người đàn ông bị phạt 6 triệu đồng

Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?

Phạt nhân viên rửa xe 5 triệu đồng do tự ý gắn đèn ưu tiên vào ô tô của khách

Vụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AI

Bộ Công an "khởi động" điều tra lại vụ tai nạn: Gia đình bé gái nói gì?

Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!

Sự thật clip tài xế ô tô bị cảnh sát cơ động đuổi theo vì "thông chốt cồn"

Nữ phạm nhân được đặc xá: "Tôi đã suy nghĩ nhiều về sai lầm của bản thân"

Cháy 6 ha rừng ở Gia Lai, huy động 50 người dập lửa
Có thể bạn quan tâm

Điểm mặt 5 game di động hay nhất nên chơi trong tháng 5/2025
Mọt game
08:33:20 03/05/2025
Khám phá đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, 'hòn ngọc thô' hoang sơ quyến rũ trên biển
Du lịch
08:28:48 03/05/2025
Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene
Sức khỏe
08:24:11 03/05/2025
Anh Phạm: "Chồng giỏi hơn tôi nhiều nên tôi phải cố gắng mỗi ngày"
Sao việt
08:12:50 03/05/2025
ĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm
Nhạc việt
08:09:12 03/05/2025
Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine
Thế giới
08:04:03 03/05/2025
Cuộc sống không ngờ của "ác nữ" Bản Tình Ca Mùa Đông làm dâu tài phiệt
Sao châu á
08:01:51 03/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 22: Nguyên muốn nhận nuôi Phỏm
Phim việt
07:59:08 03/05/2025
Phim 'Thám tử Kiên' của Victor Vũ vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng
Hậu trường phim
07:37:35 03/05/2025
Vụ thầy giáo nghi sàm sỡ nhiều nữ sinh: Thầy thừa nhận có đụng chạm
Pháp luật
07:16:42 03/05/2025