Trường tư chết dần do phân biệt đối xử?

Theo dõi VGT trên

Liên tiếp trong 2 ngày 19 và 20/12 ở Hà Nội và TP.HCM, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tổ chức hai hội thảo “bắn các tín hiệu” kêu cứu trước nguy cơ không tuyển được sinh viên.

Đa số các ý kiến cho rằng sở dĩ các trường ngoài công lập đang chết dần, chết mòn là do sự phân biệt đối xử “công – tư” và cách thức tuyển sinh chưa hợp lý.

Thiếu công bằng

Mở đầu hội thảo, TS Nguyễn Minh Châu, hiệu trưởng Trường ĐH Quang Trung (tỉnh Bình Định) cho rằng, sở dĩ các trường ĐH, CĐ ngoài công lập có một mùa tuyển sinh có thể gọi là “bê bết”, “thảm hại”, “èo uột”, “cạn nguồn”, thậm chí có nhiều trường còn có nguy cơ phải đóng cửa là do các chính sách của Bộ GD-ĐT.

Ông phân tích: Bộ đang cho các trường công lập tự xác định chỉ tiêu TS, hơn nữa lại kéo dài thời gian xét tuyển hơn một tháng, tạo điều kiện cho các trường của nhà nước tha hồ đưa ra các chỉ tiêu đào tạo hết hoặc quá công suất, vơ vét hết thí sinh của trường tư.

Hơn nữa, việc xác định nguồn sinh tuyển không đúng. Khi xác định điểm sàn, hội đồng căn cứ vào tổng chỉ tiêu đào tạo đại học, cao đẳng cả các trường ĐH, CĐ trong cả nước (kể cả công và tư, không có một sự phân biệt nào); chất lượng đầu vào khoảng 13 – 14 điểm và lấy dư 170% ( sai số 70% là rất lớn).

Trường tư chết dần do phân biệt đối xử? - Hình 1

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lê Na

“Các trường ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu hoặc cạn nguồn tuyển sinh như năm nay là do Hội đồng xác định điểm sàn và tổng số thí sinh trên sàn sai, hoàn toàn không khả thi” – TS Nguyễn Minh Châu khẳng định.

Ông gay gắt: “Khi cả một hệ thống GD- ĐH ngoài công lập tồn tại và phát triển theo chính sách của Đảng- Nhà nước đang có nguy cơ bị giải thể thì không nhận được một lời an ủi, bênh vực mà chỉ tiếp nhận thêm sự phê phán, lên án. Đến nay, chúng tôi chưa thấy có giải pháp nào cứu vãn tình thế một cách đồng bộ, hữu hiệu nhất”.

Video đang HOT

Đại điện Trường ĐH FPT đặt câu hỏi, tại sao mỗi năm có hơn 1 triệu HS tốt nghiệp THPT nhưng các trường ngoài công lập vẫn không thể tuyển được thí sinh là do đâu?

Theo vị này, hiện nay các trường công đang chiếm khoảng 86% SV, trường tư chỉ được khoảng 14% SV, việc các trường công tăng thêm 10% SV thì sẽ giảm 50% số SV vào học các trường tư. Vì vậy “miếng bánh” tuyển sinh dành cho các trường tư đang rất nhỏ, thậm chí không tuyển sinh được là do thí sinh vào học các trường công.

Ông Nguyễn Cao Đạt – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long phân trần, việc phân biệt, đối xử không công bằng giữa trường công và trường tư đang đẩy các trường tư vào tình trạng ngắc ngoải. “Trường công có học phí thấp, được hỗ trợ tài chính, lương, ưu tiên cơ sở vật chất trong khi đó các trường tư đang phải tự bươn chải lo cơ sở vật chất, tiền bạc, mời giáo viên…”.

“Ngoài ra, việc cho các trường đại học phát triển một cách ồ ạt cũng làm cạn nguồn tuyển của trường tư. Đơn cử, một tỉnh nghèo và nhỏ như Vĩnh Long nhưng trong tương lai có tới 5 trường đại học, thử hỏi sinh viên ở đâu đến để học cho đủ”- theo lời ông Đạt.

Trường tư chết dần do phân biệt đối xử? - Hình 2

Ông Nguyễn Cao Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long

Theo các đại diện khác, ngoài vấn đề mất công bằng giữa các trường công – tư thì vấn đề bị phân biệt đối xử với các trường tư sau khi tốt nghiệp cũng làm cho thí sinh không mặn mà với trường tư. Thậm chí, nhiều tỉnh đã tuyên bố thẳng, không tuyển sinh viên tại chức, không chính quy sau khi tốt nghiệp….vào công chức đã làm ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của các trường ngoài công lập.

“Cần quan tâm hơn nữa”

Theo đại diện các trường ngoài công lập, ngoài vấn đề bị đối xử, phân biệt, các trường ngoài công lập không tuyển được thí sinh là do các trường này làm công tác tuyển sinh kém, chưa tạo dựng được uy tín, thương hiệu và chậm thay đổi cơ cấu ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên để các trường ngoài công lập “sống” cần có sự quan tâm của Bộ hơn nữa.

Một ý kiến khác đề xuất, để cứu các trường ngoài công lập, trong các năm tiếp theo Bộ có thể bỏ kì thi ĐH- CĐ cho các trường thực hiện xét tuyển theo học bạ phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp hoặc cho các trường tự tổ chức kì thi riêng.

Phương án “giảm chỉ tiêu của các trường ngoài công lập” cũng được nêu ra.

Còn ông Lê Đình Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM nêu ý kiến, Bộ nên xem chính sách xã hội hóa giáo dục cũng là đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước để quan tâm đến các trường tư hơn nữa.

Trong khi đó, bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho rằng, việc “kéo” chất lượng giáo dục đại học giảm xuống hiện một phần cũng do các trường công lập.

“Nhà nước cũng phải đối xử bình đẳng quyền lợi giữa các trường công- tư, kể cả trong chính sách như cho vay vốn đóng học phí…”, bà nói.

Theo Lê Huyền (Vietnamnet)

Đại học, cao đẳng tư than khóc!

80 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ thu hẹp một phần, thậm chí đóng cửa vì không tuyển được sinh viên

Ngày 19-12, lãnh đạo các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) ngoài công lập đã họp bàn về kế hoạch tuyển sinh năm 2013.

Đại học, cao đẳng tư than khóc! - Hình 1

Trường Đại học FPT là trường ngoài công lập hiếm hoi tuyển sinh đủ chi tiêu

Sinh mà không dưỡng

GS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, bày tỏ đau xót khi Bộ GD-ĐT "đẻ" ra các trường ngoài công lập nhưng lại không chăm sóc, nuôi dưỡng. "Mình sinh ra một đứa con, dù có bị suy dinh dưỡng thì cũng phải tìm mọi cách nuôi dưỡng chứ không thể bỏ rơi" - GS Nhĩ ví von.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định), hỏi: "Không hiểu sao tuyển sinh nước mình lại khó thế?". Tuy nhiên, chính vị hiệu trưởng này đã tự trả lời rằng chỉ tiêu các trường công lập tăng nên họ phải "vét" đến tận đáy khiến các trường tư không thể tuyển được.

Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Phương Đông (Hà Nội), thừa nhận nếu con mình bằng điểm sàn thì cũng sẽ cho vào trường công để đỡ tốn tiền. "85% sinh viên hiện nay đang học ở các trường công lập, nếu họ tuyển dư 10% hệ số an toàn thì ngoài công lập không thiếu mới lạ" - ông Dụ nói.

Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, cho rằng Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều phương án cải tiến nhưng thực chất là "cải lùi" như cho kéo dài thời gian xét tuyển, điểm nguyện vọng sau không cần cao hơn nguyện vọng trước... "Bộ GD-ĐT cho kéo dài thời gian không hạn chế tuyển sinh, các trường công lập hạ xuống sàn, vậy thì em nào chịu vào ngoài công lập khi học phí quá cách xa nhau?" - ông Nghị đặt vấn đề.

Hai điểm sàn là miệt thị trường tư

Để cứu các trường ngoài công lập thoát khỏi "cái chết được báo trước", GS Trần Xuân Nhĩ đề xuất khi các trường còn chỗ, còn thầy thì cho tuyển đủ chỉ tiêu để tránh lãng phí cơ sở, giáo viên. Về việc bảo đảm chất lượng, các trường có thể yêu cầu thí sinh vào học hệ dự bị, sau đó tổ chức một kỳ kiểm tra rồi cho vào học chính thức. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Tạo, Hiệu trưởng Trường CĐ ASEAN, cho rằng không nên quá quan ngại về chuẩn đầu vào, nếu thí sinh có điểm dưới sàn thì nhà trường có thể bổ túc vài tháng cho các em trước khi vào học chính thức.

Lãnh đạo không ít trường kiến nghị mùa tuyển sinh năm 2013, nếu chưa bỏ "3 chung" và cho các trường tự tổ chức tuyển sinh thì Bộ GD-ĐT nên xây dựng 2 điểm sàn, 1 cho các trường công lập và 1 cho ngoài công lập. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hùng lại cho rằng đưa ra 2 điểm sàn là miệt thị các trường ngoài công lập.

Theo ông Bùi Thiện Dụ, Bộ GD-ĐT đổ lỗi cho các trường là không có thương hiệu nhưng có người để chọn thương hiệu nữa hay không là một câu hỏi khó trả lời vì bấy lâu nay bộ không hề công bố phổ điểm từng môn cũng như phổ điểm 3 môn/khối. "Bộ GD-ĐT yêu cầu chúng tôi phải công khai minh bạch thì phải công bố phổ điểm cho chúng tôi được biết" - ông Dụ nói.

Ông Phan Trọng Phước, Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam, cho rằng giải pháp hữu hiệu để nguồn tuyển dồi dào là đề thi có phổ điểm tốt. "Đề thi mà phổ điểm 3 môn đa số rơi vào 7 như hiện nay thì không phải đề thi tốt, trong khi điểm sàn lại tới 13. Bộ GD-ĐT nên tổng kết đánh giá việc ra đề, nếu ra đề sao cho số lượng thí sinh được 13 điểm không phải 400.000 em mà là 700.000 thì mới đủ nguồn tuyển" - ông Phước nói.

Theo người lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam hiệu trưởng 'trượt tay' gửi ảnh, group trường 27 người 'rửa mắt', lý do sốc!Nam hiệu trưởng 'trượt tay' gửi ảnh, group trường 27 người 'rửa mắt', lý do sốc!
11:59:54 08/05/2025
Hiệu trưởng gửi ảnh "nhạy cảm" vào nhóm Zalo chung của trườngHiệu trưởng gửi ảnh "nhạy cảm" vào nhóm Zalo chung của trường
13:05:36 08/05/2025
MC Đại Nghĩa lặng người đứng trước di ảnh mẹ, sao nữ nói 1 câu gây xót xaMC Đại Nghĩa lặng người đứng trước di ảnh mẹ, sao nữ nói 1 câu gây xót xa
12:48:38 08/05/2025
Con gái Triệu Vy bị tung 1 lượt 10 clip, diện mạo khó tin, mẹ xấu hổ vì điều nàyCon gái Triệu Vy bị tung 1 lượt 10 clip, diện mạo khó tin, mẹ xấu hổ vì điều này
14:52:38 08/05/2025
Nữ MC từng quay clip ăn lòng xe điếu: "Tôi không bao giờ muốn thử lần nữa"Nữ MC từng quay clip ăn lòng xe điếu: "Tôi không bao giờ muốn thử lần nữa"
14:25:00 08/05/2025
HOT: Ngô Thanh Vân xác nhận mang thai con đầu lòng ở tuổi 46, biểu cảm Huy Trần gây chú ýHOT: Ngô Thanh Vân xác nhận mang thai con đầu lòng ở tuổi 46, biểu cảm Huy Trần gây chú ý
13:01:23 08/05/2025
Bức ảnh chụp MC Thảo Vân và Mỹ Tâm 24 năm trước gây sốt mạng xã hộiBức ảnh chụp MC Thảo Vân và Mỹ Tâm 24 năm trước gây sốt mạng xã hội
14:27:14 08/05/2025
Bóc trần bẫy đầu tư tiền tỷ của Phó Đức Nam cùng 1.000 nhân viênBóc trần bẫy đầu tư tiền tỷ của Phó Đức Nam cùng 1.000 nhân viên
13:54:25 08/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ hé lộ bước đi ngoại giao mới đối với Vùng Vịnh

Mỹ hé lộ bước đi ngoại giao mới đối với Vùng Vịnh

Thế giới

17:09:01 08/05/2025
Việc nới lỏng hạn chế xuất khẩu chip AI có thể trở thành đòn bẩy giúp Mỹ giữ vững vai trò ảnh hưởng trong khu vực giàu năng lượng và ngày càng có vị thế trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?

Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?

Nhạc việt

17:05:52 08/05/2025
Nguyễn Văn Chung bày tỏ anh viết bài hát với tâm thế một người đang đứng trước tượng đài anh hùng liệt sĩ với mong muốn gắn kết quá khứ và hiện tại.
Quá khứ đáng xấu hổ "đứa con của tư bản" muốn chôn vùi bị bóc trần, netizen hả hê: Biết điều đã chẳng thế này

Quá khứ đáng xấu hổ "đứa con của tư bản" muốn chôn vùi bị bóc trần, netizen hả hê: Biết điều đã chẳng thế này

Sao châu á

17:00:40 08/05/2025
Chu Dực Nhiên đang là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trên mạng xã hội. Nam diễn viên bị bóc phốt giữa ồn ào phiên vị với Trần Đô Linh ở phim cổ trang Kiều Sở.
Nữ ca sĩ Việt bị giám đốc người Nhật đuổi ra khỏi nhà hát, nói thẳng: "Ông sẽ hối hận"

Nữ ca sĩ Việt bị giám đốc người Nhật đuổi ra khỏi nhà hát, nói thẳng: "Ông sẽ hối hận"

Sao việt

16:57:17 08/05/2025
Chắc ông ấy nhìn ngoại hình của tôi quê mùa quá, không hào nhoáng, không giống một ca sĩ nên nghĩ tôi không phải ca sĩ.
Hoài Thủy Trúc Đình lộ cái kết 'đại bi kịch', nữ chính từ 'bà cô' thành mỹ nhân

Hoài Thủy Trúc Đình lộ cái kết 'đại bi kịch', nữ chính từ 'bà cô' thành mỹ nhân

Phim châu á

16:49:51 08/05/2025
Hoài Thủy Trúc Đình lên sóng dù dựa theo bộ truyện nổi tiếng nhưng vẫn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Từ diễn xuất đến nhan sắc của Lưu Thi Thi đóng chính gây tranh luận, thì mới đây phản hồi khán giả xem phim lại có chiều hướng quay...
Bí quyết luộc lòng se điếu trắng giòn, không hôi

Bí quyết luộc lòng se điếu trắng giòn, không hôi

Ẩm thực

16:35:59 08/05/2025
Mặc dù việc luộc lòng có vẻ đơn giản nhưng để có được đĩa lòng trắng giòn, không dai và không bị hôi, người nấu cần phải nắm vững một số bí quyết nhất định.
Bộ đội Việt Nam 'đi giữa vòng tay đồng bào' khi duyệt binh ở Moscow

Bộ đội Việt Nam 'đi giữa vòng tay đồng bào' khi duyệt binh ở Moscow

Netizen

16:23:26 08/05/2025
Khi Quân đội nhân dân Việt Nam lần đầu tiên duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, cộng đồng người Việt tại Nga rủ nhau mang theo cờ Tổ quốc tới cổ vũ các chiến sĩ.
Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng

Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng

Hậu trường phim

15:12:12 08/05/2025
Phần đông khán giả cho rằng việc Lương Thu Trang được đạo diễn ghép đôi với NSƯT Bùi Như Lai trong Cha tôi người ở lại là không hợp lý vì chênh lệch về ngoại hình.
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI

OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI

Thế giới số

15:10:28 08/05/2025
Các dự án sẽ được triển khai với sự tham gia đầu tư từ cả OpenAI và các nước đối tác nhằm mở rộng vai trò dẫn dắt toàn cầu của Mỹ trong lĩnh vực AI.
Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood

Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood

Sao âu mỹ

14:46:07 08/05/2025
Dù được cho là đã gắn bó từ năm 2023 nhưng Kylie Jenner và Timothée Chalamet chỉ vừa mới lần đầu công khai xuất hiện cùng nhau trên thảm đỏ sự kiện.
Galaxy A 'lên đời' mạnh mẽ khi 'hồn' Galaxy S25 nhập vào điện thoại giá rẻ

Galaxy A 'lên đời' mạnh mẽ khi 'hồn' Galaxy S25 nhập vào điện thoại giá rẻ

Đồ 2-tek

14:37:49 08/05/2025
Các tính năng nổi bật trên Galaxy S25 sắp có mặt trên dòng Galaxy A giá rẻ của Samsung.