Truy tìm thực phẩm giảm cân chứa chất cấm
Cục An toàn Thực phẩm lấy mẫu sản phẩm có tác dụng giảm cân để đánh giá độ an toàn, đặc biệt là tìm chất cấm sibutramine .
Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện một số sản phẩm được quảng cáo công dụng giảm cân, thành phần có chứa sibutramine. Đây là một hoạt chất đã bị cấm sử dụng do tác dụng không mong muốn. Các sản phẩm này đã bị thu hồi và xử lý theo quy định.
Loại thuốc giảm cân của Trung Quốc bị Australia thu hồi vào năm 2013 vì chứa chất cấm sibutramine.
Để tiếp tục kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các tỉnh thành cùng cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại TP HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh giám sát sản ph ẩm thực phẩm chứa sibutramine.
Cơ quan chức năng tăng cường lấy mẫu trên diện rộng, tập trung vào nhóm sản phẩm giảm cân là thực phẩm chức năng. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm nhằm đánh giá chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, ưu tiên giám sát chỉ tiêu sibutramine. Sản phẩm bị phát hiện có chứa chất cấm sẽ xử lý nghiêm.
Tại Việt Nam, sibutramine từng được chỉ định trong điều trị béo phì gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, hoạt chất này bị Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu, Mỹ và một số nước khuyến cáo về khả năng làm tăng nguy cơ tim mạch. Ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược đã ngưng cấp phép nhập khẩu sibutramine. Năm 2011, Cục đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất sibutramine. Các bệnh viện, viện có sử dụng thuốc này cũng bị Cục yêu cầu dừng ngay việc kê đơn, sử dụng thuốc.
Video đang HOT
Trong những năm qua, cơ quan chức năng đã đình chỉ lưu hành và thu hồi nhiều thực phẩm chức năng giảm cân vì chứa chất cấm này.
Phương Trang
Theo vnexpress.net
Nguy cơ đóng cửa hơn 3.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không đạt chuẩn
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, qua rà soát, trong hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì có đến hơn 3.000 cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP. Theo đó, đến hạn chót 1/7/2019, các cơ sở này sẽ không được phép sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu không đạt chuẩn GMP.
Ông Phong thông tin, ngày 22/7, một công ty sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) là công ty đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP. Sau công ty này, Cục ATTP sẽ tiếp tục rà soát tiêu chuẩn GMP cho các cơ sở còn lại.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết theo rà soát, sẽ có khoảng hơn 3000 cơ sở sản xuất TPCN phải đóng cửa vì không đạt chuẩn GMP. Ảnh: H.Hải.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết theo rà soát, sẽ có khoảng hơn 3000 cơ sở sản xuất TPCN phải đóng cửa vì không đạt chuẩn GMP. Ảnh: H.Hải
Trước đó, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định mới này có một nội dung quy định về việc, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP.
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK, tuy nhiên chỉ khoảng 200 - 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện đạt chuẩn GMP.
" Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất", ông Phong khẳng định.
Theo ông Phong, đây là một bước tiến quan trọng trong việc giám sát, nâng cao chất lượng các sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
"Việc siết theo tiêu chuẩn GMP, những cơ sở không đủ điều kiện sản xuất sẽ phải đóng cửa. Điều này sẽ giúp loại bỏ những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng ra khỏi thị trường. Việc áp theo tiêu chuẩn này, chúng ta không lo thiếu TPCN mà chỉ lo làm sao có đủ thực phẩm chức năng tốt, đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm TPCN không đạt chất lượng cũng sẽ bị loại bớt", ông Phong nói.
Theo quy định, để được đạt chứng chỉ GMP đối với sản xuất TPCN/TPBVSK không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm...
Để đạt chuẩn FMP, yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng. Người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất TPCN/TPBVSK đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất TPCN không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).
Quy định về hệ thống hồ sơ sổ sách rất chặt chẽ, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Cùng đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu...
Ông Phong cho biết, trước đây, khi chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này.
Nếu không tiến hành chuẩn hóa nhanh sẽ gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa cơ sở nỗ lực đạt chuẩn GMP, phải đầu tư rất lớn với các cơ sở chưa đạt (đôi khi chỉ thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói... ). Quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng khi các sản phẩm không đạt chất lượng vẫn được bán ra thị trường.
"Ngay từ bây giờ chúng tôi vẫn đang tiếp tục rà soát để giảm tỉ lệ sản phẩm không đạt được đưa ra thị trường. Đến ngày 1/7/2019 các cơ sở không đạt GMP chắc chắn sẽ phải đóng cửa, không được phép sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe", ông Phong khẳng định.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Chết người vì nhầm lẫn tai hại giữa sam và so biển Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, do có hình dáng giống nhau, nên khi nhầm lẫn giữa hai con sam biển và so biển rất nguy hiểm. Người dân có thói quen ăn trứng sam biển, khi ăn nhầm phải trứng của con so biển có thể gây chết người. Trong khi sam biển là lành tính, là món...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng
Tin nổi bật
22:04:51 25/05/2025
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Hoa hậu Anh tố Miss World ép tiếp rượu tài trợ, bỏ thi, Dì Ly vội lên tiếng
Sao âu mỹ
21:28:45 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025