Truyền đạt nội dung kết luận Hội nghị Trung ương 7
Sáng qua 10-9, Tổng cục XDLL CAND đã tổ chức hội nghị truyền đạt nội dung Kết luận của Hội nghị về “Việc tiếp thu ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992″ và một số nhiệm vụ công tác trọng tâm về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của CAND sau khi Quốc hội ban hành Hiến pháp mới (sửa đổi) cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và báo cáo viên của Đảng bộ Công an Trung ương.
Thực hiện Kế hoạch của Đảng ủy Công an Trung ương về tổ chức học tập, quán triệt và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trong Đảng bộ Công an Trung ương, sáng qua 10-9, Tổng cục XDLL CAND đã tổ chức hội nghị truyền đạt nội dung Kết luận của Hội nghị về “Việc tiếp thu ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992″ và một số nhiệm vụ công tác trọng tâm về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của CAND sau khi Quốc hội ban hành Hiến pháp mới (sửa đổi) cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và báo cáo viên của Đảng bộ Công an Trung ương.
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an đã giới thiệu và truyền đạt những nội dung rất cơ bản chuyên đề “Kết luận về việc tiếp thu ý kiến nhân dân, hoàn thiện bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992″ của Hội nghị Trung ương 7; nhất là ý kiến tham gia của cán bộ, chiến sỹ CAND vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992…
Video đang HOT
Trung Hiếu
Theo ANTD
Một số vấn đề về Hội đồng Hiến pháp
Thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thời gian qua, cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, tích cực tham gia góp ý vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hoạt động lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã thực sự là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, sâu rộng trong toàn xã hội.
Tiếp tục kế thừa Hiến pháp 1992, đưa đất nước tiến lên vững chắc, phồn vinh
Với trách nhiệm công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi đồng tình với các ý kiến cho rằng với điều kiện cụ thể của nước ta, không cần quy định Hội đồng Hiến pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành, tăng cường trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc bảo vệ Hiến pháp. Bởi lẽ, vấn đề bảo vệ Hiến pháp ở nước ta đã được quy định rất rõ và cụ thể ở tất cả các bản Hiến pháp được ban hành trong lịch sử. Đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Trong Hiến pháp năm 1992 hiện hành, các Điều 79, 84, 91, 103, 112, 114... đã quy định cụ thể về vấn đề bảo vệ Hiến pháp. Điều 84 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: "Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; 2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội..."; Điều 91 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: ...3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh... 5. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao...".
Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992, nhiều đạo luật đã được ban hành, trong đó có các quy định bảo vệ Hiến pháp, như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân... Ví dụ: Điều 27 Luật Tổ chức Quốc hội quy định: "Ủy ban Pháp luật có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: ... 3. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua... 6. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách".
Như vậy, các quy định của Hiến pháp và các luật này đã giao nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp cho nhiều cơ quan đảm nhiệm, mà trách nhiệm cao nhất thuộc về Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Những quy định này rất chặt chẽ, cụ thể để kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Từ góc độ quán triệt thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đã xác định quan điểm sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992: "Tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản hiến pháp trước đây còn phù hợp; đồng thời, chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, phù hợp với tình hình mới và những nội dung đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định"; Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và những nội dung cơ bản về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cũng chỉ rõ: "Tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản hiến pháp trước đây còn phù hợp. Chỉ sửa đổi những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, đã có đủ cơ sở, được sự thống nhất cao".
Quán triệt các quan điểm chỉ đạo trên của Đảng, cần tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây, cũng như các quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân... về cơ chế bảo vệ Hiến pháp đang còn phù hợp, mà không cần quy định Hội đồng Hiến pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Thực tiễn thi hành Hiến pháp năm 1992 cho thấy, trong những năm qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ... đã thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Hiến pháp quy định, trong đó đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, góp phần quan trọng vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nếu như thành lập thêm Hội đồng Hiến pháp thì rõ ràng sẽ chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ... và phải sửa đổi các luật có liên quan, gây tốn kém, lãng phí.
Lê Minh
Theo ANTD
Sao chưa ai bị phạt? Theo thống kê của Bộ Tư pháp năm 2012, qua kiểm tra 1.054.366 văn bản, các Bộ, ngành, địa phương đã phát hiện 5.240 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp (4.371/5.240 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, chiếm 83%). Như vậy, tính trung bình, mỗi ngày có tới hơn 10 văn bản trái...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mùa mưa bão 2025 dị thường, rất khó lường

Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại
Có thể bạn quan tâm

Du lịch tháng 6: Châu Á hút khách tới các điểm đến biển đảo và vùng núi cao
Du lịch
10:01:08 14/05/2025
Hiền Hồ mất sự nghiệp, khó ngóc đầu, vợ CEO nương tựa "xử" quá cao tay?
Sao việt
10:01:02 14/05/2025
Yamaha tung xe tay ga cao cấp 562cc, công nghệ hiện đại, giá niêm yết hơn 458 triệu đồng
Xe máy
09:41:30 14/05/2025
Robot hình người của Trung Quốc 'bắt chước' vươn vai như con người
Thế giới số
09:39:39 14/05/2025
Samsung chính thức chốt lịch ra mắt Galaxy S25 Edge, ưu đãi cho người đặt trước
Đồ 2-tek
09:36:50 14/05/2025
6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam
Sức khỏe
09:23:56 14/05/2025
Con trai và con dâu của Beckham không đếm xỉa đến nỗi đau gia đình, quẩy tưng bừng cùng nhà vợ và dàn sao Hollywood
Sao thể thao
09:23:47 14/05/2025
Nhiễu loạn thông tin G-Dragon tổ chức concert tại Việt Nam vào tháng 11, dư luận bùng nổ tranh cãi
Nhạc quốc tế
09:15:52 14/05/2025
Nữ ca sĩ comeback sau 3 năm ở ẩn bị bóc phốt "đâm sau lưng" đồng nghiệp, loạt sao và netizen sốc toàn tập
Nhạc việt
09:12:39 14/05/2025
Xem lại camera an ninh, phụ huynh kinh ngạc trước hành động của tài xế xe đưa đón học sinh
Netizen
09:12:15 14/05/2025