Tự chủ đại học: Đồng bộ quy định để phát triển

Theo dõi VGT trên

Quyền tự chủ đại học được quy định trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi (Luật số 34) gồm: Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.

Tự chủ đại học: Đồng bộ quy định để phát triển - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn (thứ 3 từ trái qua) trao đổi cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu giáo dục tại một tọa đàm về tự chủ ĐH. Ảnh: TG

So với Luật Giáo dục ĐH 2012, quyền tự chủ đại học trong luật mới thể hiện rõ ràng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các trường ĐH thực hiện tự chủ còn chịu sự chi phối và điều tiết của nhiều qui định pháp luật khác mà những nội dung này chưa có sự điều chỉnh để tương thích với Luật Giáo dục ĐH sửa đổi.

Chưa tương thích

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, phần lớn 23 trường tham gia thí điểm tự chủ giai đoạn 2015 – 2017 đều có bứt phá trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Tự chủ ĐH là vấn đề nóng, được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, thu hút sự quan tâm không chỉ riêng ngành Giáo dục mà còn nhiều giới, ngành trong xã hội.

Bên cạnh Luật Giáo dục ĐH (2018), Chính phủ cũng ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH sửa đổi bổ sung. Tại điều 13 của Nghị định này đã cụ thể hóa quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học về học thuật và các hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính và tài sản.

Tuy nhiên, dù được luật hóa nhưng quá trình triển khai thực hiện tự chủ ĐH vẫn còn một số vướng mắc. Bởi, không chỉ thực hiện theo Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) mà tự chủ ĐH còn chịu sự chi phối của các luật khác như Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Công chức – Viên chức, Luật Đấu thầu… Do đó, khi thực hiện Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) cũng phải rà soát, sửa đổi các luật trên và các quy định dưới luật cho đồng bộ.

TS Hoàng Đức Long – Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing (UFM, trường công lập tự chủ trực thuộc Bộ Tài chính) cho rằng: Luật Giáo dục ĐH sửa đổi đã cởi trói cho việc tự chủ ĐH. Trong thực tế, được giao tự chủ từ năm 2016, gồm chi thường xuyên và chi đầu tư, trường hiện có hơn 650 cán bộ, giảng viên, nhân viên… đều thống nhất cao tiếp tục xin tự chủ toàn phần trong công tác tự chủ đại học.

“Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tự chủ ĐH vẫn có tình trạng chồng chéo của các luật, nhiều nút thắt được mở nhưng lại gặp vấn đề. Ví dụ theo quy định, trường tự chủ được hạch toán, kế toán như doanh nghiệp… Thế nhưng, khi cử 100 SV đi thực tập tại các cơ sở, chi phí mỗi SV 1 triệu đồng, theo quy định từ 100 triệu trở lên phải đấu thấu mà như vậy rất mất thời gian” – TS Hoàng Đức Long chia sẻ.

Video đang HOT

Tương tự, PGS.TS Vũ Văn Nhiêm – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật TPHCM nêu quan điểm: Luật số 34 không phải là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất cơ sở giáo dục phải tuân thủ. Các trường còn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật tương ứng với lĩnh vực đó. Trong khi đó, các quy định pháp luật này hiện có sự không đồng bộ, nhất quán. Vấn đề tài chính và tài sản là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của các luật về tài chính, đầu tư công, kiểm toán, kế toán…

Tự chủ đại học: Đồng bộ quy định để phát triển - Hình 2

Sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) tự nghiên cứu trong khu học liệu.

Chủ trương canh tân lớn

Theo GS Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, tự chủ đại học đối với các nước khác là điều thường thấy nhưng với chúng ta lại chưa quen. Thậm chí, khi đã trở thành chủ trương lớn, đã đưa vào luật mà vẫn không dễ thực hiện vì còn vướng tư duy và ràng buộc pháp lý do nhiều luật lệ chưa sửa đổi đồng bộ.

“Thời gian qua, tuy đạt nhiều thành tựu nhưng không dừng lại ở đó được, giáo dục đại học buộc phải vươn lên. Muốn vậy phải có động lực tự thân và nguồn lực mới. Tự chủ đặt cho các trường vị trí tự lập, tự vươn lên, không thể ỷ lại vào ngân sách Nhà nước. Nếu cứ ỷ lại, các trường phải chịu sự nghèo nàn thường xuyên” – GS Trần Hồng Quân chia sẻ.

Đồng thời, GS Trần Hồng Quân cũng nhấn mạnh: Tự chủ đại học là chủ trương canh tân lớn về quản lý trên cơ sở đặt niềm tin và giao trọng trách cho cấp dưới; tháo gỡ ràng buộc trong quản lý; giao quyền tự quyết cho các trường; tạo không gian tự do sáng tạo trong hoạt động học thuật và điều hành nhà trường. Đó là một bước dân chủ hóa giáo dục đại học.

Ở góc độ quản lý Nhà nước về giáo dục, PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trao đổi: So với nhiều trường đại học trên thế giới, tự chủ đại học ở Việt Nam không hề thua kém, đặc biệt là tự chủ học thuật và tổ chức bộ máy theo quy định của Luật số 34.

“Bản chất của tự chủ chính là làm gì để tốt nhất. Tự chủ sẽ giải quyết bài toán tối ưu, trong đó có việc đưa ra quyết định nhanh nhất. Tự chủ không phải tự trị, cũng không phải tự lo. Tự chủ mở ra những chính sách thông thoáng, song cũng cần đồng bộ. Muốn thực hiện tự chủ đại học, các trường cần xây dựng hệ thống quản trị nội bộ tốt, phải có mô hình quản trị, trong trường đại học phải phân cấp, nhằm phát huy thế mạnh của từng đơn vị, từng người trong trường” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chia sẻ.

Đồng thời, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng: Bên cạnh quyền tự chủ là trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học và vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành các thông tư để hướng dẫn các trường và giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật; Đồng thời sẽ kiến nghị với các bộ ngành, bộ chủ quản thực hiện đúng quy định của pháp luật về tự chủ đại học.

Tự chủ Đại học: Nỗi lo học phí tăng

Một trong những nội dung khiến người học lo lắng nhất khi các trường đại học (ĐH) được tự chủ là tăng học phí.

Dự thảo Nghị định thu chi đối với các cơ sở giáo dục vừa được đưa ra lấy ý kiến cho thấy rất rõ lộ trình tăng học phí đối với các trường ĐH nói chung và các trường được tự chủ nói riêng.

Tự chủ Đại học: Nỗi lo học phí tăng - Hình 1


Tự chủ đại học kèm theo nỗi lo học phí tăng đối với sinh viên Ảnh: Diệp An

Hơn 80% nguồn thu từ học phí

Tại hội thảo "Tự chủ ĐH - Từ chính sách đến thực tiễn" vừa được tổ chức, PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho rằng, tác động tiêu cực rõ nét nhất của tự chủ ĐH là dễ dẫn đến tình trạng các cơ sở giáo dục ĐH chỉ chú trọng vấn đề tự chủ tài chính.

Từ đó, bằng mọi giá tăng nguồn thu qua học phí khi Nhà nước thay đổi cách thức sử dụng ngân sách và các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục ĐH, không bao cấp dàn trải như trước. Điều này có khả năng dẫn đến việc các trường bỏ qua trách nhiệm xã hội, đồng thời, có thể khiến người nghèo mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ giáo dục ĐH.

GS.TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (UBVHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội, nói rằng, vấn đề quan tâm nhất là cách tính học phí của các trường ĐH hiện nay. Theo ông Bình, để tính học phí, cần dựa vào chi phí đào tạo ra một sinh viên. Đây là cách thế giới đang làm, nhưng ở Việt Nam, không có cơ quan nào hướng dẫn các cơ sở giáo dục ĐH về cách tính.

Về định mức kinh tế - kỹ thuật (là quy định được Bộ GD&ĐT hướng dẫn các trường từ năm 2014), rất khó để áp dụng cho giáo dục vì đây là một lĩnh vực đặc thù. Báo cáo giám sát của UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cho thấy, về chính sách học phí, hầu hết các trường mới được tự chủ chưa xác định phương thức tính chi phí đào tạo; trong khi khung học phí của Nhà nước hướng dẫn chưa tính đúng, tính đủ mức chi phí thực tiễn cần thiết để bảo đảm chất lượng đào tạo.

Các hướng dẫn, cũng như căn cứ để xây dựng khung học phí, bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với từng nhóm ngành, chuyên ngành đào tạo còn chưa được tính toán một cách đầy đủ, khoa học, phù hợp thực tiễn.

Ông Hoàng Đức Long, ĐH Tài chính - Marketing, cho rằng, việc đa dạng hóa nguồn thu của các trường còn hạn chế vì chủ yếu thu từ học phí, lệ phí và thường phụ thuộc kết quả tuyển sinh hằng năm. Do đó, học phí có tăng đạt mức trần quy định của Nghị định 86 (18,5 triệu đồng đối với chương trình đại trà) cũng chỉ đủ bù khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt hoặc giảm so với năm trước.

Riêng khoản thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu và lại chia sẻ cho người học (phải lập các quỹ hỗ trợ sinh viên), vì vậy, tổng thu được sử dụng cho hoạt động chuyên môn của trường bị thu hẹp. Khi phải tự chủ cả chi đầu tư, kinh phí hoạt động còn lại sẽ eo hẹp hơn.

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài và TS. Trần Bá Linh, ĐH Kinh tế TPHCM, mới đây thực hiện một báo cáo gửi UBVHGDTNTN&NĐ về chuyên đề học phí. Theo nhóm nghiên cứu, trong vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay, học phí là một nội dung quan trọng, chiếm hơn 80% nguồn thu của hệ thống.

Tính thế nào cho đủ?

Trong nghiên cứu, hai tác giả đặt ra 3 nguyên tắc để xây dựng học phí cho các trường ĐH khi thực hiện tự chủ là chất lượng đào tạo, tính cạnh tranh và sự công bằng xã hội. Hiện nay, cách tính, thu học phí còn nhiều bất cập, chủ yếu do thiếu sót hoặc thiếu nhất quán về một triết lý cho mục đích thu. "Việc thu học phí hiện chủ yếu hướng đến tồn tại (dựa vào tính đúng, tính đủ định mức kinh tế - kỹ thuật), chứ chưa có yếu tố phát triển", GS. Hoài nhận định.

Theo ông, cần có triết lý về mục đích thu học phí để tránh tình trạng các cơ sở giáo dục chạy theo đồng tiền, tận thu của sinh viên và dồn ngân sách vào tuyển sinh để có thể thu học phí nhiều hơn. Triết lý về mục đích cũng giúp từng trường định hướng việc sử dụng học phí, tránh đầu tư dàn trải và sự tùy tiện trong quyết định dẫn đến rủi ro về cân đối thu chi hoặc ảnh hưởng tiêu cực cho người học.

Nhóm nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo để có cơ sở quan trọng xác định mức học phí gồm đánh giá quá trình (thông qua kiểm định) và kết quả. Việt Nam đã triển khai kiểm định từ nhiều năm nay, nhưng lại đang khuyết việc đánh giá kết quả.

Nhóm của GS. Hoài cho rằng, về nguyên tắc cạnh tranh, vấn đề không đơn giản là giảm học phí mà phải nằm ở tương quan chất lượng đào tạo với học phí, để người học nhận được giá trị nhiều nhất cho số tiền họ chi ra. Tính cạnh tranh giúp nhà trường năng động, chú ý đến nhu cầu của thị trường hơn, tránh tình trạng đào tạo trong tháp ngà. Điều này cũng giúp các trường không đầu tư dàn trải mà tập trung vào thế mạnh của mình.

Tuy nhiên, cạnh tranh chắc chắn sẽ có mặt tối. Các hình thức cạnh tranh không lành mạnh, như quảng cáo dối, dùng tài nguyên vào các giá trị không thực chất, dùng truyền thông tấn công đối thủ... đều gây hậu quả lớn cho xã hội và làm mất uy tín Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách, cơ chế giám sát cạnh tranh.

Một nhược điểm khác của cạnh tranh là sẽ có những ngành chi phí đào tạo quá cao, khiến học phí quá khả năng thị trường (ví dụ ngành y), hoặc chỉ có số ít người học sẵn sàng chi trả (các ngành khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản). Đây lại là những ngành không thể thiếu cho sự phát triển đất nước, nếu cứ để các trường tuân theo quy luật cạnh tranh thì có thể dẫn tới một nền giáo dục ĐH khiếm khuyết.

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài và TS. Trần Bá Linh nhận định, Việt Nam chưa có quy trình đánh giá và thông tin chất lượng đào tạo, đặc biệt là đánh giá kết quả cho thị trường. Cộng với việc mới áp dụng tự chủ học phí, việc tùy tiện đưa ra mức học phí là khó tránh khỏi. Các cơ quan quản lý nên theo dõi sát sao và yêu cầu giải trình nếu có dấu hiệu tiêu cực, và xử lý nếu cần thiết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Máy bay Vietjet Air trượt khỏi đường băng khi hạ cánhMáy bay Vietjet Air trượt khỏi đường băng khi hạ cánh
16:01:30 09/05/2025
Nóng: Won Bin chính thức lên tiếng sau bao lần bị réo gọi vào scandal chấn động của Kim Soo HyunNóng: Won Bin chính thức lên tiếng sau bao lần bị réo gọi vào scandal chấn động của Kim Soo Hyun
17:05:24 09/05/2025
Huy Khánh hối hận sau 2 tháng ly dị Mạc Anh Thư, ghen với người lạ vì nhớ con?Huy Khánh hối hận sau 2 tháng ly dị Mạc Anh Thư, ghen với người lạ vì nhớ con?
15:08:56 09/05/2025
Á hậu 10 năm dẫn Thời sự VTV: Là mỹ nhân có tiếng Hà Nội, ai cũng mêÁ hậu 10 năm dẫn Thời sự VTV: Là mỹ nhân có tiếng Hà Nội, ai cũng mê
17:08:45 09/05/2025
Chấn động nhất hôm nay: Kiều nữ vua sòng bạc Macau và tài tử Đậu Kiêu nghi "toang", nhà trai mất trắng 218 tỷ đồng?Chấn động nhất hôm nay: Kiều nữ vua sòng bạc Macau và tài tử Đậu Kiêu nghi "toang", nhà trai mất trắng 218 tỷ đồng?
15:06:22 09/05/2025
Lấy chồng họ lạ, bà mẹ Quảng Ngãi 'vắt óc' đặt tên con, gặp bao chuyện hài hướcLấy chồng họ lạ, bà mẹ Quảng Ngãi 'vắt óc' đặt tên con, gặp bao chuyện hài hước
18:30:09 09/05/2025
Huy Ma tình cảnh đáng thương hậu mắc bệnh thế kỷ: Lay lắt ở Thái, GĐ bỏ mặc?Huy Ma tình cảnh đáng thương hậu mắc bệnh thế kỷ: Lay lắt ở Thái, GĐ bỏ mặc?
15:14:42 09/05/2025
Lôi ra loạt váy vóc trong vali của cụ ông U80 "phượt" xe máy từ Nghệ An vào TP.HCM: Có lý do đặc biệtLôi ra loạt váy vóc trong vali của cụ ông U80 "phượt" xe máy từ Nghệ An vào TP.HCM: Có lý do đặc biệt
16:21:10 09/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Janus tháng 5/2025

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Janus tháng 5/2025

Xe máy

20:22:52 09/05/2025
Theo ghi nhận, xe tay ga Janus trong tháng 5 vẫn được hãng Yamaha bán ra thị trường với 6 phiên bản: Tiêu chuẩn, đặc biệt, giới hạn, tiêu chuẩn hoàn toàn mới, đặc biệt hoàn toàn mới và giới hạn hoàn toàn mới.
Sony chốt ngày ra mắt Xperia 1 VII

Sony chốt ngày ra mắt Xperia 1 VII

Đồ 2-tek

20:22:14 09/05/2025
Sony vừa đăng tải một video teaser trên kênh YouTube chính thức với thông điệp the next ONE is coming để ám chỉ sự xuất hiện của Xperia 1 VII.
Những điều người dùng cần ở Smart TV

Những điều người dùng cần ở Smart TV

Thế giới số

20:09:20 09/05/2025
Khi mà những chiếc Smart TV ngày càng rẻ, người tiêu dùng bắt đầu trở nên thông minh hơn khi mua sắm thay vì chỉ lao theo các mẫu kích thước lớn.
Câu trả lời cho việc Hoa hậu Ý Nhi có thực sự du học Úc?

Câu trả lời cho việc Hoa hậu Ý Nhi có thực sự du học Úc?

Sao việt

20:00:52 09/05/2025
Sau khi nghe Ý Nhi bộc bạch, không ít người nhận ra kỹ năng ngoại ngữ của cô đã được cải thiện rõ rệt, một phần nhờ khoảng thời gian sinh sống và học tập tại Úc thời gian qua.
Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump

Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump

Thế giới

19:56:25 09/05/2025
Trong bài đăng trên Truth Social hôm 5.5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tổ chức một tiệc long trọng với những người nắm giữ memecoin TRUMP. Bữa tối sẽ diễn ra vào ngày 22.5.
Thị trường ô tô Việt Nam 'đổi dòng chảy' từ dòng xe sedan sang xe gì?

Thị trường ô tô Việt Nam 'đổi dòng chảy' từ dòng xe sedan sang xe gì?

Ôtô

19:42:16 09/05/2025
Trước đây, sedan thường được coi là biểu tượng của sự ổn định và sang trọng. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi trong nhận thức, người tiêu dùng ngày càng cởi mở hơn với các kiểu dáng xe mới.
Thầy dạy đàn dâm ô trẻ em lãnh 7 năm 6 tháng tù

Thầy dạy đàn dâm ô trẻ em lãnh 7 năm 6 tháng tù

Pháp luật

19:40:48 09/05/2025
Ngày 8/5, Tòa Gia đình và người chưa thành niên, TAND TP Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tấn Phát (SN 1956, ngụ Bến Tre) 7 năm 6 tháng tù về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi .
Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Tin nổi bật

19:22:47 09/05/2025
Ngay sau đó, Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tới hiện trường làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Công tác khám nghiệm hiện trường cũng được triển khai để phục vụ điều tra.
Chồng giấu 'quỹ đen' trong cửa nhà vệ sinh suốt 5 năm

Chồng giấu 'quỹ đen' trong cửa nhà vệ sinh suốt 5 năm

Netizen

18:48:08 09/05/2025
Một người dùng mạng xã hội mới đây đã đăng tải khoảnh khắc cô vô tình phát hiện ra nơi chồng cất giấu quỹ đen suốt 5 năm qua.
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron

Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron

Sao châu á

17:49:11 09/05/2025
Trong đoạn ghi âm do Viện Garo Sero tung ra, cô gái được cho là Kim Sae Ron nói phóng viên Kang Kyung Yoon là 1 trong những người khiến cô đau khổ.
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức

Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức

Sao thể thao

17:14:08 09/05/2025
Trở lại CLB Bình Dương trên cương vị HLV trưởng, Nguyễn Anh Đức đang đứng trước cơ hội thiết lập cột mốc mới trong sự nghiệp cầm quân - nếu có thể giúp đội nhà vượt qua SLNA ở bán kết Cúp Quốc gia 2024/25.