Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo

Theo dõi VGT trên

Vào lúc 9h30′ ngày 9/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề “ Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo”.

Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo - Hình 1

Ảnh minh họa

Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu.

Tuy nhiên, để phát huy cơ chế này một cách hiệu quả nhất thì cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ bằng những giải pháp thiết thực hơn nữa. Vậy nên trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học như thế nào và thực hiện quyền tự chủ ra sao để bảo đảm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả chất lượng của giáo dục đại học, đồng thời vẫn bảo đảm các vấn đề về an sinh xã hội như giá học phí và khả năng tiếp cận thị trường việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.

Để làm rõ vấn đề này, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề: “Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo” với sự tham dự của các vị khách mời:

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa.

PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Thời gian tổ chức tọa đàm: 9h30 thứ hai, ngày 9/9/2019.

Địa điểm: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, số 16 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội.

Thu Trang

Theo baochinhphu

Lùm xùm ở ĐH Tôn Đức Thắng: Xử lý không khéo sẽ đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ

Trong vụ lùm xùm ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU), GS.TS Trần Đức Viên cho rằng, nếu TDTU, cơ quan chủ quản (Tổng LĐLĐVN) và cơ quan quản lý ngành (Bộ GD&ĐT) xử lý không khéo, có lý có tình, rất có thể họ sẽ làm đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ đại học.

Theo GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, sự việc ở trường ĐH Tôn Đức Thắng hiện nay là một trong những điển hình nhất về việc thực hiện tự chủ, cũng là một dịp tốt để Ban soạn thảo Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật số 34 chỉnh sửa, bổ sung.

Lùm xùm ở ĐH Tôn Đức Thắng: Xử lý không khéo sẽ đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ - Hình 1

Video đang HOT

Sinh viên quốc tế tại trường ĐH Tôn Đức Thắng

Cơ quan chủ quản không còn toàn quyền quyết định

Phóng viên: Hiện nay, ông đang là Chủ tịch Hội Đồng trường của Học viện Nông nghiệp, vậy theo ông vai trò của Hội đồng trường, vai trò của cơ quan chủ quản như thế nào ở một trường đại học đang thực hiện cơ chế tự chủ?

GS.TS Trần Đức Viên: Theo tinh thần của Nghị quyết 19-NQ/TW và của Luật số 34, Hội đồng trường (HĐT) là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho chủ sở hữu; ở các cơ sở giáo dục (CSGD) công lập thiết chế này là chủ sở hữu cộng đồng.

Ở đó, có đại diện chủ sở hữu của các bên có lợi ích liên quan (đại diện của tổ chức đảng, cơ quan chủ quản, cộng đồng xã hội, địa phương, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, sinh viên, cựu sinh viên, phụ huynh, giảng viên, viên chức, lãnh đạo Nhà trường...), họ đại diện cho nhà nước và các chủ thể khác quản trị trực tiếp trường đại học. Đây còn là thiết chế thể hiện quyền dân chủ của CSGD.

Như vậy, đại diện cơ quan chủ quản là một thành phần đương nhiên của HĐT theo Luật định, nhưng vai trò của họ không phải là để chỉ đạo, để truyền đạt ý chí và nguyện vọng của lãnh đạo cơ quan chủ quản và yêu cầu CSGD phải thực hiện như thời còn cơ chế chỉ huy tập quyền.

Tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết 19/NQ-TW cũng nói rõ phải tiến tới bỏ cơ chế chủ quản; với các đơn vị sự nghiệp công lập, các trường đại học đã tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên sẽ hoạt động theo mô hình như doanh nghiệp, thậm chí có quyền tổ chức thi tuyển và thuê hiệu trưởng. Chính vì vậy, cơ quan chủ quản chỉ có một vai trò hạn chế trong HĐT (không còn toàn quyền quyết định như với các CSGD chưa tự chủ).

Cũng lưu ý là, bỏ "cơ chế" chủ quản, ngay cả văn bản Luật số 34 cũng vậy, viết rất rõ: "bỏ cơ chế' chủ quản, không có văn bản nào ghi "bỏ cơ quan chủ quản".

Nghĩa là có thể vẫn còn cơ quan chủ quản, nhưng "cơ chế" quản lý kiểu cũ theo lối áp đặt, tập trung quan liêu không còn nữa, cơ quan chủ quản phải đồng hành với các CSGD trong việc hướng dẫn, hỗ trợ và giúp họ thực hiện tốt nhất các quyền tự chủ theo luật định.

Cơ quan chủ quản chỉ còn quyền sở hữu, còn quyền quản lý thuộc về hội đồng trường. Nhờ vậy, đại học tự chủ có thể tự quyết và chịu trách nhiệm giải trình về hầu hết các vấn đề liên quan đến sự phát triển của CSGD, không phải xin ai "cấp phép" để CSGD thực hiện mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi mà CSGD đã cam kết và đang theo đuổi.

Lúc đó, Nhà nước và xã hội giám sát các hoạt động của CSGD qua các chỉ số KPIs (Key Performance Indicators -chỉ số kết quả đầu ra) mà CSGD đã cam kết hoặc do Nhà nước giao/đặt hàng, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình hoạt động của CSGD theo cách "cầm tay chỉ việc" hay cơ chế chỉ huy tập quyền "thời chiến" nữa.

Đối với Học viện Nông Nghiệp, may cho chúng tôi khi thực hiện Nghị quyết 77, chúng tôi có vị Bộ trưởng rất am hiểu về tự chủ đại học. Ông bảo, tự chủ chứ không phải tự túc, nên ông đã hỗ trợ hết mức về CSVC cho Học viện để Học viện có thể vươn lên tổ chức các chương trình nghiên cứu đỉnh cao, phục vụ một số nhiệm vụ tái cơ cấu ngành.

Cụ thể, Bộ trưởng giao cho Học viện gần hoàn toàn tự chủ về tổ chức và nhân sự, thành lập HĐT, qui chế tổ chức và hoạt động... Nếu không có sự đồng hành và hỗ trợ quyết liệt như thế từ lãnh đạo Bộ chủ quản, chắc chắn Học viện Nông nghiệp không có được tầm vóc như ngày hôm nay.

Bổ nhiệm nhân sự phải thực hiện theo Luật

Từ vụ lùm xùm của trường ĐH Tôn Đức Thắng, theo ông bổ nhiệm nhân sự của Hội đồng trường và nhân sự Ban Giám Hiệu thực hiện theo quy định của cơ quan chủ quản hay theo quy định của Luật Giáo dục đại học?

Nhân việc nhà báo dùng từ "lùm xùm", tôi muốn được giãi bày đôi điều trước khi trả lời câu hỏi.

Tôi thấy buồn và lo vì câu chuyện không vui này. Nói gì thì nói, phải thừa nhận trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) là trường tiên phong về tự chủ đại học, và họ đã đạt được các thành tựu rất đáng ngưỡng mộ. Hiện, Việt Nam có mấy trường đại học đã làm được như họ khi không lấy một đồng tiền thuế nào của dân.

Nếu TDTU, cơ quan chủ quản (Tổng LĐLĐVN) và cơ quan quản lý ngành (Bộ GD&ĐT) xử lý không khéo, có lý có tình, rất có thể họ sẽ làm đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ đại học.

Nếu điều đó xảy ra thì rất đáng tiếc, ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ không đáng có ấy? Ai sẽ gánh gánh nợ mà TDTU đang phải vay để đầu tư? Chẳng lẽ phần thiệt thòi luôn thuộc về người học và gia đình họ?

Có lẽ những người cầm cân nảy mực cần nghĩ đến lợi ích của ngành, lợi ích của tiến trình tự chủ đại học mới chập chững những bước đi đầu tiên của nền GD ĐH nước nhà hơn là nghĩ đến những điều khác, việc khác không liên quan gì nhiều đến "đại cục" của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.

Trở lại câu hỏi về việc bổ nhiệm nhân sự, rõ ràng là phải chấp hành theo tinh thần của Nghị quyết TW 6-NQ/TW, Nghị quyết TW 19-NQ/TW và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34) và Quyết định 105 của Ban chấp hành TW về công tác cán bộ.

Tất cả cán bộ, đảng viên đều phải gương mẫu chấp hành, rõ như ban ngày, sao nhà báo lại còn đặt câu hỏi "thực hiện theo quy định của cơ quan chủ quản hay theo quy định của Luật Giáo dục đại học"?

Khoản 3, Điều 16, Luật số 34 qui định rõ thẩm quyền quyết định nhân sự của trường đại học. Với quy định này, thành viên HĐT được chia thành 3 nhóm:

Thứ nhất, nhóm thành viên đương nhiên không do bất kỳ cơ quan nào chỉ định, gồm có bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn và đại diện ban chấp hành đoàn trường (là người học).

Thứ hai, nhóm thành viên trong trường được tập thể giảng viên, viên chức và người lao động bầu.

Thứ ba, nhóm thành viên ngoài trường. Trong nhóm này, có thành viên là đại diện cơ quan quản lý do cơ quan quản lý cử; còn lại phải do tập thể người lao động, giảng viên, viên chức CSGD bầu.

Lưu ý, đối với các thành viên đương nhiên, cơ quan quản lý không có quyền phê duyệt hoặc chỉ định hoặc quy hoạch mà là sự chỉ định, bầu theo qui định của pháp luật.

Nếu có quy hoạch, thì quy hoạch đó thuộc đề án vị trí việc làm và đề án nhân sự mà CSGD đã trình cho cơ quan có thẩm quyền thông qua. Vị trí các thành viên đương nhiên của HĐT cũng phải theo quy định pháp luật.

Đối với các thành viên do tập thể giảng viên, viên chức người lao động bầu thì cơ quan quản lý càng không thể chỉ định, cử, hoặc "quy hoạch" vì nếu làm như vậy, quyền của tập thể giảng viên, viên chức và người lao động của CSGD bị xâm phạm.

Điều 16, Hội đồng trường ĐH công lập tự chủ có thẩm quyền quyết định hiệu trưởng nhà trường theo thủ tục quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường và trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận. Nghĩa là, Hiệu trưởng trường đại học do HĐT thực hiện qui trình bầu theo Qui chế tổ chức và hoạt động mang tính nội bộ của CSGD.

Cơ quan quản lý có thẩm quyền chỉ ra quyết định công nhận kết quả bầu mà thôi. Bộ NN&PTNT đã làm đúng như thế với Học viện Nông nghiệp, Bộ trưởng không "bổ nhiệm" Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng, chỉ công nhận kết quả bầu 2 chức danh này của HĐT.

Lùm xùm ở ĐH Tôn Đức Thắng: Xử lý không khéo sẽ đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ - Hình 2

GS.TS Trần Đức Viên

Không bao giờ có chuyện "chia phần"

Học viện Nông nghiệp có phải thực hiện nghĩa vụ nộp phần trăm số kết dư của trường với cơ quan chủ quản không?

Không, không bao giờ có chuyện "chia phần" đậm nét xôi thịt như vậy của cơ quan chủ quản đối với một CSGD trực thuộc. Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy "câu chuyện" thật như bịa lạ lùng này trong lịch sử giáo dục Việt Nam.

CSGD dùng số kết dư để tiếp tục đầu tư, để liên tục nâng cao, cải thiện CSVC và điều kiện làm việc cũng như mức sống cho thày và trò nhà trường trong đào tạo, NCKH và dịch vụ xã hội, làm gì có chuyện phải "trích nộp cơ quan quản lý tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi nộp thuế như cơ sở trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định" như báo chí đưa tin? Qui định pháp luật nào cho phép cơ quan chủ quản làm như vậy?

Hơn thế, với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT còn đầu tư quyết liệt và dứt điểm các chương trình đầu tư trung hạn nâng cấp Học viện giai đoạn I (sẽ hoàn thành năm 2020) và chuẩn bị đầu tư nâng cấp Học viện giai đoạn II với số kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Lãnh đạo Bộ đã làm việc trực tiếp với Ngân hàng thế giới và các bộ ngành liên quan để Học viện có được dự án đầu tư với số tiền tới 54,2 triệu USD, bắt đầu thực hiện từ năm 2019, và sẽ hoàn thành vào năm 2022.

Luật số 34 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019, theo ông Nghị định hướng dẫn Luật cần phải như thế nào để khi thực hiện tự chủ, các trường đại học thấy đó là tự chủ thực sự chứ không nửa vời? Sự minh bạch quản lý giữa Hội đồng trường với cơ quan chủ quản?

Xã hội đang trông chờ và kỳ vọng nhiều ở Nghị định này. Luật số 34 là sự thể hiện ý chí lãnh đạo của Đảng tại Nghị quyết TW 6 và các Nghị quyết, Quyết định khác của Đảng có liên quan đến giáo dục và đào tạo.

Nghị định phải đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng, đó là phải qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, không "uốn éo" để ai cũng có thể chấp hành và thực hiện đúng.

Đặc biệt, cần tránh tối đa các từ và cụm từ mập mờ, bất định, đa nghĩa, dễ suy diễn theo các cách hiểu khác nhau, kiểu như "theo qui định của pháo luật' nhưng không nói rõ là pháp luật nào, nhất là trong khi hệ thống pháp luật của chúng ta còn chưa hoàn chỉnh.

Có lẽ vì chưa có Nghị định, nên mới có chuyện "lời qua tiếng lại" giữa CSGD và cơ quan chủ quản như giữa TDTU và TLDLD.

Việc lùm xùm hiện nay giữa TLDLD với TDTU cũng là một dịp tốt để Ban soạn thảo Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật số 34 chỉnh sửa, bổ sung thêm những điều cần thiết trước khi xin ý kiến rộng rãi và ban hành chính thức.

Muốn vậy, Nghị định phải bám sát tinh thần của Nghị quyết TW 6-NQ/TW, Nghị quyết TW 19-NQ/TW và Luật số 34 và Quyết định 105 của Ban chấp hành TW.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tài xế vụ nữ sinh Vĩnh Long sắp tỉnh, mẹ ruột đưa ra yêu cầu, Luật sư tung đònTài xế vụ nữ sinh Vĩnh Long sắp tỉnh, mẹ ruột đưa ra yêu cầu, Luật sư tung đòn
16:44:38 07/05/2025
Trương Đình 'Trà xanh' lươn lẹo nhất Cbiz, cướp chồng đàn chị nhận kết phong sátTrương Đình 'Trà xanh' lươn lẹo nhất Cbiz, cướp chồng đàn chị nhận kết phong sát
16:43:59 07/05/2025
Cực căng: Kim Soo Hyun bị tố "làm chuyện người lớn" với Kim Sae Ron lúc nữ diễn viên mới lớp 8, Gold Medalist phản hồi nóng!Cực căng: Kim Soo Hyun bị tố "làm chuyện người lớn" với Kim Sae Ron lúc nữ diễn viên mới lớp 8, Gold Medalist phản hồi nóng!
12:22:55 07/05/2025
Lăng mộ vua Lê ở Thanh hóa bị 2 người Trung Quốc dò cổ vật trong đêmLăng mộ vua Lê ở Thanh hóa bị 2 người Trung Quốc dò cổ vật trong đêm
12:28:53 07/05/2025
Đám tang mẹ MC Đại Nghĩa: Trường Giang - Nhã Phương và dàn sao đến viếng trong đêm, 1 nữ diễn viên gây xúc độngĐám tang mẹ MC Đại Nghĩa: Trường Giang - Nhã Phương và dàn sao đến viếng trong đêm, 1 nữ diễn viên gây xúc động
13:55:49 07/05/2025
Hoa hậu Việt bị nghi ngờ mang thai giảHoa hậu Việt bị nghi ngờ mang thai giả
14:19:22 07/05/2025
Ý Nhi thi MW, ai cũng ra tiễn chỉ bạn trai vắng mặt, bật khóc nức nở vì tủi thânÝ Nhi thi MW, ai cũng ra tiễn chỉ bạn trai vắng mặt, bật khóc nức nở vì tủi thân
13:57:07 07/05/2025
Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bayNhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay
15:34:21 07/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ tăng tốc cạnh tranh với Trung Quốc trong cuộc đua vũ khí siêu vượt âm

Mỹ tăng tốc cạnh tranh với Trung Quốc trong cuộc đua vũ khí siêu vượt âm

Thế giới

18:17:10 07/05/2025
Sau hơn 50 năm không có tiến triển đáng kể, quân đội Mỹ vừa đạt được thành tựu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ siêu vượt âm khi thực hiện thành công bay thử nghiệm một thiết bị bay không người lái có thể thu hồi.
Tình trạng hiện tại của chồng Từ Hy Viên, tới lui quanh mộ sau gần 100 ngày vợ qua đời

Tình trạng hiện tại của chồng Từ Hy Viên, tới lui quanh mộ sau gần 100 ngày vợ qua đời

Sao châu á

18:03:20 07/05/2025
Theo chia sẻ mới nhất từ bạn bè thân thiết với Từ Hy Viên, tình trạng tinh thần của Koo Jun Yup đến nay vẫn chưa có dấu hiệu khá lên.
"Cô gái nhiều lông nhất" sau 15 năm nổi tiếng: 1 đời chồng, hạnh phúc bên bồ mới

"Cô gái nhiều lông nhất" sau 15 năm nổi tiếng: 1 đời chồng, hạnh phúc bên bồ mới

Netizen

17:59:53 07/05/2025
Cô gái nổi tiếng sau khi đạt Kỷ lục Guiness Thế giới - người nhiều lông nhất. Nàng này mắc Hội chứng Người sói hiếm gặp nên từ khi sinh ra đã có lôn, thậm chí nhiều đến mức bất thường.
Phim Hàn dở nhất hiện tại với rating 0%, cặp chính yêu đương nhạt nhẽo hại nhà đài thê thảm chưa từng thấy

Phim Hàn dở nhất hiện tại với rating 0%, cặp chính yêu đương nhạt nhẽo hại nhà đài thê thảm chưa từng thấy

Phim châu á

17:59:27 07/05/2025
Bảo Hiểm Ly Hôn (The Divorce Insurance) góp phần nối dài bi kịch của đài tvN khi dù sở hữu dàn cast trong mơ nhưng rating lại chạm đáy.
Lãnh Thanh từng là "nam thần" màn ảnh trước khi liệt dây thần kinh số 7

Lãnh Thanh từng là "nam thần" màn ảnh trước khi liệt dây thần kinh số 7

Sao việt

17:47:57 07/05/2025
Diễn viên Lãnh Thanh gây xôn xao khi chia sẻ hình ảnh châm cứu mặt vào khuya 2/5. Anh buồn bã cho biết bản thân bị liệt dây thần kinh số 7 sau khi từ Đà Lạt trở về TP.HCM.
Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly

Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly

Ẩm thực

17:44:21 07/05/2025
Nếu bạn từng thắc mắc lòng se điếu là gì, nấu thế nào cho ngon mà không tanh? , thì bài viết này sẽ là cuốn cẩm nang đầy đủ, dễ hiểu và cực kỳ hữu dụng.
Phim điện ảnh Việt quy tụ toàn diễn viên 'trăm tỷ' gây chú ý

Phim điện ảnh Việt quy tụ toàn diễn viên 'trăm tỷ' gây chú ý

Hậu trường phim

17:20:33 07/05/2025
Bốn nam chính trong phim Phòng 4.13 đều tham gia các dự án phim trăm tỷ của điện ảnh Việt gồm Mạc Văn Khoa, Huỳnh Phương, Đoàn Thế Vinh và Trần Nghĩa.
Nữ diễn viên 59 tuổi bị chỉ trích vì mặc váy hở hang trước cả triệu người

Nữ diễn viên 59 tuổi bị chỉ trích vì mặc váy hở hang trước cả triệu người

Sao âu mỹ

16:48:19 07/05/2025
Bond girl 59 tuổi Halle Berry gây bàn tán, thậm chí bị chỉ trích vì chọn chiếc đầm hở hang tới sự kiện Met Gala 2025 hôm 6/5.
Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt

Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt

Sao thể thao

16:32:30 07/05/2025
Hơn hai tháng sau khi sinh con trai đầu lòng cho Đặng Văn Lâm, Yến Xuân xuất hiện đầy tự tin trong những bộ hai mảnh tôn dáng triệt để.
Dùng trẻ em làm "mồi nhử": Chiêu lừa đảo tại Tịnh thất Bồng Lai

Dùng trẻ em làm "mồi nhử": Chiêu lừa đảo tại Tịnh thất Bồng Lai

Pháp luật

16:23:26 07/05/2025
Lê Thanh Nhất Nguyên hầu tòa vì dùng hình ảnh trẻ em tại Tịnh thất Bồng Lai để kêu gọi từ thiện, bị cáo buộc chiếm đoạt 366 triệu đồng từ nhiều người ủng hộ.
Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Lạ vui

16:22:55 07/05/2025
Vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao trước hình ảnh về một con robot nổi loạn. Trong đoạn video được cho ghi lại tại một nhà máy ở Trung Quốc, con robot hình người khi được kỹ sư vận hành bất ngờ mất kiểm soát.