Tự chủ đại học: Xuất hiện nhiều thách thức

Tự chủ đại học là cuộc chuyển đổi lớn, có ý nghĩa rất quan trọng để giáo dục đại học phát huy được sức mạnh. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai, từ thực tế đã xuất hiện nhiều thách thức với các trường đại học, Đại học.

Những con số ấn tượng về Tự chủ đại học
Bài toán nào tháo “điểm nghẽn” trong tự chủ đại học?
Quản trị Đại học: Cân bằng mối quan hệ giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng như thế nào?

Tự chủ đại học là một cuộc cách mạng về chính sách

Ba trụ cột của giáo dục đại học trong thế kỉ 21 là: Đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ thành công, tư vấn chính sách có hiệu quả. Giáo dục đại học ngày càng phải thể hiện rõ tính chất độc đáo, dẫn dắt và sáng tạo.

Vì vậy, để có sức sáng tạo – chức năng quan trọng nhất của trường đại học và để tầm ảnh hưởng của nó được lan tỏa và có sức hấp dẫn bởi một môi trường tốt, môi trường tự chủ và sáng tạo sẽ là điểm then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cộng đồng. Đây cũng là tư tưởng cốt lõi của Luật sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục đại học, năm 2018 (gọi tắt là Luật số 34).

Kết quả đạt được qua gần 3 năm thực hiện Luật 34 là rất lớn, có thể coi tự chủ đại học là một cuộc cách mạng về chính sách, đột phá, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tiếp tục thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP nhằm hoàn thiện các quy định về cơ chế tự chủ ĐH và mở rộng quyền tự chủ cho các trường.

Có thể nói, tự chủ đại học với 3 trụ cột quản lí nhà trường về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính đã thúc đẩy các trường chủ động hơn, khai thông nguồn lực và đặc biệt là đã làm mỗi trường đại học có cơ hội đánh giá nhìn nhận toàn diện mình hơn, chủ động chỉ ra các hạn chế, khiếm khuyết và những rào cản để vươn dậy.

Đây cũng là thách thức rất lớn các trường trong quá trình xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện, đánh giá và hoàn thiện các mặt hoạt động của nhà trường. Điểm sáng của tự chủ đại học là rõ nét từ khi thực hiện Luật 34 với thời gian chưa nhiều, song có thể kiểm đếm 5 kết quả tốt: Tư duy mới về quản trị đại học; mở rộng hệ thống và các quan hệ; chất lượng chuyên môn học thuật; bộ máy tinh gọn; tài chính hiệu quả.

Dẫn chiếu các điều Luật và thể chế hóa qua các Nghị định, Thông tư đã cho thấy có sự đồng bộ, điều chỉnh theo hướng chất lượng, coi trọng thực tiễn và đem lại hiệu quả rõ nét, ví dụ Nghị định 116/2020/NĐ-CP về Quy định về chính sách hỗ trợ học phí với sinh viên sư phạm; Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT về chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học…

Sức sáng tạo của các trường được thể hiện rõ ở các phương diện chuyên môn, trong phát triển chương trình và nghiên cứu, chuyển giao KHCN, công bố quốc tế, xếp hạng…Môi trường giáo dục đại học được xây đắp bởi tính tự chủ, tự giác vượt bậc của chính đội ngũ và sinh viên nhà trường.

Có thể coi đây là cuộc chuyển đổi lớn, có ý nghĩa rất quan trọng để giáo dục đại học phát huy được sức mạnh thực hiện 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá đã xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đó là Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tự chủ đại học: Xuất hiện nhiều thách thức - Hình 1

Giáo dục đại học ngày càng phải thể hiện rõ tính chất độc đáo, dẫn dắt và sáng tạo

Đại học Vùng gặp khó

Tuy nhiên, tự chủ tại các trường đại học của Việt Nam đang là một vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, nhất là đối với các Đại học Vùng (đa ngành) khi thực hiện Luật số 34. Đại học Vùng đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, chưa gắn liền với chính sách đầu tư, kinh phí hoạt động thường xuyên và các chương trình, dự án trọng điểm.

Mâu thuẫn giữa quản lý tập trung với tư cách là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực với đòi hỏi phân cấp ngày càng nhiều hơn cho các trường thành viên.

Các đại học vùng khi có được cơ chế mới phải hướng đến mục tiêu tập trung mọi nguồn lực, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ và cơ sở vật chất, tài chính, quản lý,…để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu phục vụ cộng đồng. Nếu tăng tính tự chủ cao theo luật sẽ phát huy mạnh mẽ tính sáng tạo trong phát triển các chương trình đào tạo, thích ứng với sự thay đổi toàn cầu và nhu cầu của xã hội.

Do đó, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định tự chủ cho các trường đại học, cần có lộ trình cụ thể, tăng sự giám sát của Nhà nước để tránh hiện tượng bất bình đẳng trong giáo dục, đào tạo; đầu tư có trọng điểm và để tránh lãng phí, tập trung sức mạnh giải quyết vấn đề lớn về nguồn nhân lực.

Xuất hiện nhiều mâu thuẫn

Hội đồng trường đại học là một thiết chế mới đã được thực thi trong một số trường đại học trong khoảng 5-7 năm qua. Cần tham khảo 2 thiết chế hoạt động “hội đồng” trong thực tiễn. Cụ thể: Thiết chế của Hội đồng nhân dân tỉnh (hoặc huyện) là Bí thư hoặc Phó bí thư cấp ủy chủ trì (chủ tịch Hội đồng nhân dân) có Luật hội đồng nhân dân, thông qua quyết nghị nhân sự ủy ban và các hoạt động của chính quyền; thiết chế hoạt động này có 2 điểm lưu ý: nhân sự là công chức nhà nước và có ngân sách đảm bảo.

Đối với Hội đồng quản trị của doanh nghiệp hoạt động bởi chi phối của Luật doanh nghiệp và thành viên là đóng góp cố phần (người chủ trì là góp vốn trên 51%); hoạt động theo thiết chế kinh tế thị trường…

Nhìn chung, hoạt động của 2 thiết chế hội đồng trên đây được điều chỉnh bởi những Luật rất rõ ràng. Các thành viên hội đồng của 2 thiết chế chịu ràng buộc bởi trách nhiệm và lợi ích các bên tham gia.

Tuy nhiên, khi tổng hợp hoạt động của hội đồng đại học thì khó khăn xuất hiện: Thành viên hội đồng bên ngoài khi tham gia góp ý tài liệu, biểu quyết nhân sự, trao đổi trực tiếp trong các phiên họp…) với thời gian hạn hẹp bởi 100% là kiêm nhiệm (tổng giám đốc, nhà lãnh đạo, nhà khoa học…) .

Khả năng đóng góp về trí tuệ thì lớn, đóng góp nhiều kinh nghiệm hay…nhưng không thường xuyên và nhiều khi bị vướng bởi yêu cầu pháp chế của các quyết định cá nhân khi không có mặt trong khi hoạt động của nhà trường cần giải quyết các vấn đề nảy sinh, cần những quyết sách trực tiếp, kịp thời.

Về mối quan hệ giữa Hội đồng trường và Đảng ủy: Muốn trường đại học tự chủ thực sự, Hội đồng trường phải có thực quyền theo Luật định. Điều này đã được Luật số 34 và Nghị định số 99 quy định rõ, Nghị quyết số 19-NQ/TW đặt ra yêu cầu Chủ tịch hội đồng trường kiêm Bí thư đảng ủy là xu hướng thuận lợi.

Mặc dù không xuất hiện mâu thuẫn lớn nhưng có hai xu hướng: Nếu các Nghị quyết của Đảng ủy được Hội đồng tuân thủ tuyệt đối, do vậy, ý kiến khác của các thành viên khác sẽ khó được tiếp thu. Ngược lại, có nội dung của nghị quyết Hội đồng trường có thể chưa “khớp” vào định hướng của Đảng, do vậy cần có sự “đối thoại” trực tiếp giữa Hội đồng và Đảng ủy.

Như vậy, tính chất chỉ đạo và phản biện, tham gia và quyết định từ 2 chiều giữa Đảng ủy và Hội đồng tuy đồng nhất nhưng chưa thực sự thống nhất cao. (ví dụ, một thành viên hội đồng – người trong trường, giữa vai đảng ủy viên và vai thành viên hội đồng chưa rõ).

Hội đồng đại học (áp dụng cho Đại học vùng): Trong Luật 34: ” a) Thành viên hội đồng đại học công lập bao gồm thành viên trong và ngoài đại học. Thành viên trong đại học bao gồm bí thư cấp ủy, giám đốc đại học, chủ tịch công đoàn đại học, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của đại học; chủ tịch hội đồng trường của đơn vị thành viên (nếu có) hoặc người đứng đầu đơn vị thành viên trong trường hợp đơn vị không có hội đồng trường…”.

Video đang HOT

Như vậy, có thể hiểu “nếu có” là khi xuất phát từ thực tiễn, các trường thành viên không nhất thiết có Hội đồng trường. Vì Hội đồng Đại học đã có chức năng ” Cơ cấu tổ chức cụ thể của đại học, mối quan hệ, mức độ tự chủ của đơn vị thành viên và đơn vị thuộc, trực thuộc đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học” (Khoản 9 Điều 1 của Luật số 34).

Hội đồng đại học có trách nhiệm và quyền hạn: ” Quyết định về cơ cấu tổ chức, đơn vị thành viên của đại học” (Khoản 13 Điều 1 của Luật số 34). Với quy định trong Luật đã rõ nhưng trong Nghị định và Thông tư hướng dẫn lại cụ thể hóa cho các trường thành viên (như các trường độc lập khác) trước khi Hội đồng Đại học thành lập nên khó khăn. Ví dụ: ” Điều 8. Các đơn vị thành viên của đại học vùng: 2. Cơ cấu tổ chức của trường đại học thành viên của đại học vùng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung Điều 14 Luật Giáo dục đại học)”.

Do vậy, khi Hội đồng đại học thiết kế về tổ chức, cơ chế hoạt động các trường thành viên gặp khó khăn bởi không thể “tổ hợp” lại được. Điều này sẽ làm cho nhiệm vụ của Đại học khó thực hiện được mục tiêu đã ghi trong Luật: ” Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước“; ” Cùng thống nhất thực hiện mục tiêu sứ mạng chung“.

Tự chủ đại học chịu sự chi phối của nhiều văn bản

Về vấn đề quản lý, phân cấp, tài chính, tài sản: Tự chủ đại học không chỉ thực hiện theo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) mà còn chịu sự chi phối của các luật khác như Luật Tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Công chức – Viên chức…Hiện nay, Luật Lao động chưa phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Doanh nghiệp, các luật chồng chéo, khó để phát triển đại học tự chủ.

Sự chưa đồng bộ giữa tương thích giữa các Luật có liên quan đến Luật Giáo dục đại học và nhiều quy định của nhà nước. Việc kết nối doanh nghiệp và đầu tư theo các phương thức xã hội hóa; công tác bổ nhiệm cán bộ theo Luật viên chức; công tác đảng yêu cầu về nhiệm kì và quy hoạch cán bộ trước khi bổ nhiệm…

Cơ quan chủ quản (Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Tỉnh hoặc cơ quan khác) quản lý về đất đai, trong tình huống nhà trường vay nợ không trả được, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm nên chủ quản phải nắm tài sản, nhân sự, đầu tư công dài hạn, xây dựng trường. Hội đồng trường tự chủ học phí, tự chủ chương trình và học thuật. Cần xác định rõ vị trí “người đứng đầu” trong cơ quan đơn vị, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ.

Mối quan hệ cơ quan quản lý nhà nước (Đại học vùng) và các trường đại học thành viên: Khi thực hiện Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) cũng phải rà soát các luật trên và sửa đổi các quy định dưới luật; phân tách giữa quản lý và quản trị ở trong trường đại học; cần có sự phân cấp, phân quyền giữa nhà trường tự chủ với các đơn vị cơ sở để phát huy năng lực của các đơn vị.

Tự chủ không có nghĩa là tự do, tự lo mà ngược lại, cơ sở giáo dục được gỡ các “nút thắt” trong các quy định pháp luật giáo dục đại học trước đây, được tự do trong mọi hoạt động và trong khuôn khổ các quy định pháp luật có liên quan. Nhà nước cần đầu tư mạnh cho các trường đại học có khả năng tự chủ cao và có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Tự chủ đại học không có nghĩa là không có sự quản lý của nhà nước mà các cơ sở giáo dục đại học vẫn chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước và chịu sự quản lý của pháp luật. Ví dụ, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 17 về quản lí chương trình có tác dụng định hướng chuẩn cho các trường, tránh tình trạng các chương trình bị hạ thấp để “đáp ứng nhu cầu” thuộc phân khúc thấp của thị trường lao động. Do vậy, cần quản lí tốt về tự chủ.

Tự chủ đại học: Xuất hiện nhiều thách thức - Hình 2

GS.TS. Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên

5 giải pháp

Thứ nhất, Thiết kế Hội đồng đại học Vùng theo yêu cầu thực tiễn để đạt mục tiêu chung: nguồn lực chung về con người, cơ sở vật chất và tài chính. Hội đồng trường đại học hoặc hội đồng đại học cần tinh gọn. còn các thành phần khác (ngoài trường) thiết kế là thành phần tham vấn, hội đồng khoa học, hội đồng chuyên gia…Hội đồng trường đại học hoặc hội đồng đại học cần xác định rõ vị trí quản lí và chuyên gia, có thiết chế hoạt động kèm chế tài hoạt động (trong trường hợp không tuân thủ các quy định của hội đồng) để hoạt động thực sự có hiệu quả.

Thứ hai, Trên thực tế, việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật của các trường đang gặp khó khăn: giữa yêu cầu của hệ thống văn bản pháp luật với thực tế từng trường đang trong quá trình tinh giản biên chế, thực hiện Nghị quyết 18, Nghị quyết 19 của Đảng về tinh gọn bộ máy hiệu quả, hiệu lực; tính chuyên nghiệp về pháp chế văn bản của nhiều đơn vị còn yếu (nhiều văn bản của trường đại học đang “chờ” những văn bản lớn hơn trong khi công việc phải điều hành).

Do vậy, Bộ chủ quản cần hỗ trợ và kiểm duyệt hệ thống văn bản này (ở mức độ đạt yêu cầu) sẽ giúp các trường tháo gỡ các vướng mắc, sai sót trong giai đoạn đầu của tự chủ đại học. Đặc biệt là mô hình 3 đại học vùng cần có hướng dẫn cụ thể từ các bộ ngành để triển khai hiệu quả hội đồng 2 cấp hiện nay.

Thứ ba, Từ kinh nghiệm của hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp và hội đồng quản trị doanh nghiệp, mỗi trường đại học cần thiết chế hệ thống chuyên nghiệp trong xây dựng hệ thống pháp chế cho nhà trường; kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.

Trong quá trình đó, cần một độ “trễ” khi được kiểm tra, kiểm toán, thanh tra các hoạt động của nhà trường, góp phần tạo động lực mạnh mẽ hơn trong quá trình tự chủ giáo dục đại học. Công tác kiểm tra (đảng), thanh tra (chính quyền) cần điều chỉnh các nội dung phù hợp với thực tiễn đang triển khai tại các trường (vì hiện nay các trường đang được kiểm tra, thanh tra theo đối tượng tổ chức Đảng tương đương cấp huyện, xã…)

Thứ tư, điều kiện cần thiết để Đại học Vùng giữ vững và phát huy vị thế là trung tâm đào tạo đa ngành trong giai đoạn hiện nay rất cần đến chính sách đầu tư trọng điểm của Nhà nước và cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự trong quản trị đại học và chương trình đào tạo.

Để giải quyết căn bản các vấn đề trên, bản thân các trường đại học phải tự vận động để nâng cao chất lượng toàn diện thì mới thu hút được người học. Bên cạnh đó, vấn đề đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế thì đại học vùng phải gắn bó chặt chẽ với địa phương để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương bằng chính các sản phẩm khoa học và công nghệ có tính thực tiễn và cạnh tranh cao.

Thứ năm, cần thống nhất khái niệm về tự chủ đại học bởi vì tự chủ là khái niệm rộng, tự chủ không cẩn thận sẽ hiểu là tự trị. Tự chủ cũng không phải là tự túc, tự lo. Nhà nước cần đầu tư ngân sách, vẫn phải hỗ trợ trường tư dưới dạng hỗ trợ thuế, đất; hỗ trợ trường công dạng đầu tư ban đầu.

Các nước như Anh, Úc, Hoa Kỳ có nguồn thu rất lớn nhưng chính phủ các nước này vẫn hỗ trợ các trường vì nó mang lại lợi ích công, mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao có lợi cho quốc gia.

Cần điều chỉnh Nghị định 99 và Thông tư 10

Để khẳng định vai trò dẫn dắt phát triển chiến lược vùng, trong Nghị định Chính phủ cần có cơ chế giao nhiệm vụ cho Đại học Vùng khảo sát, đề xuất, tổ chức nghiên cứu, áp dụng chuyển giao về KHCN và tư vấn chính sách với các địa phương (cách làm hiện nay là các địa phương được giao kinh phí, mời các nhà khoa học tham gia đăng kí, đề xuất…).

Đối với các đại học quốc gia và đại học vùng, cần tổng kết hiệu quả mô hình hội đồng 2 cấp, vì: Trong Luật 34 đã quy định thành phần Hội đồng Đại học “…chủ tịch hội đồng trường của đơn vị thành viên (nếu có) hoặc người đứng đầu đơn vị thành viên trong trường hợp đơn vị không có hội đồng trường…”.

Mặt khác, Luật 34 cũng quy định “Cơ cấu tổ chức cụ thể của đại học, mối quan hệ, mức độ tự chủ của đơn vị thành viên và đơn vị thuộc, trực thuộc đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học”, Hội đồng Đại học có trách nhiệm và quyền hạn: “Quyết định về cơ cấu tổ chức, đơn vị thành viên của đại học”.

Như vậy, Hội đồng Đại học có quyền quyết định về cơ cấu tổ chức của các trường thành viên (trong đó có hội đồng trường) phù hợp Nghị quyết 18, 19 cũng nhấn mạnh đến việc “đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Quy chế tổ chức hoạt động của Đại học Vùng sẽ do Đại học Vùng có trách nhiệm ban hành, cụ thể quy chế hoạt động của các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc trong đơn vị của để nâng cao hiệu quả quản trị, trong khi các đơn vị thành viên được giao quyền đầy đủ (dẫn đến quan hệ tương tự như Điều 5 – Liên kết các trường đại học thành đại học, Nghị định 99). Hoặc, thực tế là Giám đốc Đại học Vùng có trách nhiệm điều hành đại học, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các trường thành viên, nhưng lại không được ra quyết định bổ nhiệm các hiệu trưởng trường thành viên…(Theo NĐ 99, việc này do Hội đồng Đại học công nhận).

Với các quy định hiện nay về tổ chức và hoạt động của các đại học vùng đã khiến cho đại học vùng chưa phát huy hết được thế mạnh của mình, do đó cần điều chỉnh Nghị định 99 và Thông tư 10.

GS.TS. Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên

Những con số ấn tượng về Tự chủ đại học

Trong quá trình triển khai tự chủ đại học từ năm 2015 - 2021 tại Việt Nam đã đạt nhiều thành tích ấn tượng trong các cơ sở giáo dục đại học.

Chủ trương tự chủ đại học là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI (Nghị quyết 29) yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với những định hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực. Chủ trương tự chủ được khẳng định tại Nghị quyết: " Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường".

Trên cơ sở Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012, Nghị quyết 29, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017.

Kế thừa các quy định đã phát huy hiệu quả, thực tiễn triển khai Nghị quyết số 77/NQ- CP, Quốc hội ban hành Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34). Luật số 34 là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy các cơ sở GDĐH trong cả nước thực hiện quyền tự chủ sâu và rộng hơn nữa. Đồng thời, quyền tự chủ của cơ sở GDĐH phải gắn liền với trách nhiệm giải trình để các bên liên quan và xã hội giám sát.

Thi hành Luật số 34, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Trong quá trình triển khai tự chủ đại học từ 2015 - 2021 đã đạt nhiều thành tích trong các cơ sở giáo dục đại học với những con số ấn tượng sau đây theo Báo cáo của Bộ GD-ĐT:

141/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ

Hiện nay, cả nước có tổng cộng 141/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học. Các trường chưa đủ điều kiện tự chủ với lý do: Chưa công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học chiếm 18,53%, chưa thành lập hội đồng trường chiếm 7,5%, và chưa ban hành đầy đủ các văn bản, quy chế theo quy định và chưa đáp ứng các yêu cầu khác (như chưa chuyển đổi mô hình tổ chức từ dân lập sang trường tư thục).

Những con số ấn tượng về Tự chủ đại học - Hình 1

Cơ sở giáo dục đáp ứng đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học

154/170 cơ sở Giáo dục đại học công lập đã thành lập Hội đồng trường

Đến nay, cả nước có 154/170 cơ sở Giáo dục đại học (GDĐH) công lập đã thành lập Hội đồng trường (HĐT) theo Luật số 34 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP (đạt tỷ lệ 90,6%); trong đó, có 36/36 cơ sở GDĐH công lập trực thuộc Bộ GDĐT đã thành lập HĐT.

Việc thành lập HĐT tại các trường trực thuộc các bộ, ngành, địa phương đạt tỷ lệ 91,18%; trong đó, 15 cơ sở GDĐH công lập thuộc các bộ, ngành, địa phương đang xây dựng và trình cấp có thẩm quyền công nhận HĐT.

Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng 31%

Trong thời gian gần đây, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tại các cơ sở GDĐH ngày một tăng thêm (tăng từ 25% năm 2018 lên trên 31% năm 2021).

Tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư và phó giáo sư cũng tăng dần đều hằng năm (tỷ lệ giáo sư tăng thêm 0,5%/năm; phó giáo sư tăng thêm 5-6%/năm).

Tỷ lệ trợ giảng có trình độ đại học giảm mạnh (giảm trên 50% từ 2016 đến 2021).

Những con số ấn tượng về Tự chủ đại học - Hình 2

Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng 31%

32,76% trường đại học đã tự bảo đảm chi thường xuyên

Về mức độ tự chủ tài chính, đến thời điểm hiện tại: 32,76% trường đại học đã tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1), 13,79% số lượng trường đã tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2). Số trường chưa bảo đảm chi thường xuyên nhưng có kế hoạch trong thời gian sắp tới chiếm khoảng 16,38%.

Những con số ấn tượng về Tự chủ đại học - Hình 3

Mức độ thực hiện tự chủ tài chính (theo kết quả 232 cơ sở GDĐH trả lời
phiếu khảo sát của Bộ GDĐT)

Tỷ lệ các trường hiện đang được ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm chi thường xuyên và chưa có kế hoạch khác là rất thấp (chiếm 3,45%).

Chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục đại học chỉ đạt từ 4,33%

Theo quy định tại Nghị quyết 29, Ngân sách Nhà nước (NSNN) chi cho lĩnh vực GDĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách. Chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Trên cơ sở tổng hợp số liệu trên hệ thống Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính, trong 3 năm gần đây, tỷ lệ chi NSNN cho tuy giáo dục đã đạt và vượt mức tối thiểu 20% tổng chi NSNN, tuy nhiên số liệu về chi NSNN cho GDĐH còn hạn chế chỉ đạt từ 4,33% đến 4,74% tổng chi ngân sách cho lĩnh vực GDĐT, nếu so với tổng chi NSNN chỉ chiếm xấp xỉ khoảng 1% (từ 0,9% đến 0,96%).

So sánh tỉ trọng chi NSNN cho GDĐH của Việt Nam/GDP giai đoạn 2018-2020 cho thấy tỷ trọng chi NSNN cho GDĐH của Việt Nam tăng từ 0,25% lên 0,27% GDP, tương ứng từ 13.634 tỷ đồng lên 16.703 tỷ đồng).

Thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%

Thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh: Tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý.

Đối với 23 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.

Năm 2018 tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2% trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021. Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018-2021).

Những con số ấn tượng về Tự chủ đại học - Hình 4

Thu nhập trung bình của giảng viên/năm từ trên 60 triệu tới trên 400 triệu của 134 cơ sở GDĐH tham gia khảo sát, tương quan giữa năm 2018 và 2021 (Nguồn Bộ GD-ĐT)

Tốp 5 trường đại học có tổng thu trên 1 nghìn tỷ/năm

Trong tốp 5 trường đại học có tổng thu trên 1 nghìn tỷ/năm có 2 trường đại học tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và 03 trường tư thục tự chủ gồm:

Trong tốp 5 trường đại học có tổng thu trên 1 nghìn tỷ/năm có 2 trường đại học tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và 03 trường tư thục tự chủ gồm: Trường ĐH FPT; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Văn Lang; Trường ĐH Kinh tế TP. HCM và Trường ĐH Công nghệ TP. HCM.

Trong tốp 10 trường tham gia khảo sát có tổng thu cao nhất, có 05 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, 01 trường đại học công lập tự chủ (Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) và 04 trường đại học tư thục. Có 14 trường trong danh sách các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP trong danh sách 30 trường có tổng thu cao nhất năm 2021.

Tỷ lệ tuyển sinh tăng lên 97,80%

Đối với tuyển sinh đại học chính quy, chỉ tiêu hằng năm tăng nhẹ; tỷ lệ % đạt được tuyển sinh trong 03 năm tăng từ 83,46% tăng lên 97,80%.

Tuy nhiên, tỷ lệ tuyển sinh trình độ tiến sĩ có phần suy giảm do yêu cầu đầu vào và chuẩn đầu ra cao hơn tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT.

Việt Nam có 5 đại học được xếp hạng cao trong tốp 500 thế giới

Năm 2022, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố Bảng xếp hạng các trường đại học theo lĩnh vực: Ở lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Việt Nam có 5 đại học được xếp hạng cao trong tốp 500 thế giới, gồm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (xếp hạng 360), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (xếp hạng 362), Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 386), Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 401-450).

Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE): Ở lĩnh vực Kinh doanh và kinh tế, Việt Nam có hai đại diện là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 201-250), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (xếp hạng 601 ). Lĩnh vực Khoa học Xã hội, Việt Nam có 3 đại diện là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 251-300), Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 501-600) và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (xếp hạng 601 ).

Cả nước có 408 chương trình Liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động

Tính đến tháng 12/2021, cả nước có 408 chương trình LKĐTVNN đang hoạt động. Trong đó, các trường tự chủ (ĐHQG, ĐH vùng, thí tiểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, theo Luật số 34) phê duyệt tổng cộng 186 chương trình LKĐTVNN, trong đó có 124 chương trình ở trình độ đại học, 58 chương trình ở trình độ thạc sĩ và 04 chương trình ở trình độ tiến sĩ.

Phân loại các chương trình LKĐT với nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo nhóm ngành đào tạo

Số lượng bài báo quốc tế tăng 3,5 lần

Số lượng bài báo quốc tế trong danh mục Web of Science (WoS) tăng thêm hơn 3,5 lần sau 4 năm, số bài báo trong danh mục SCOPUS của các cơ sở GDĐH tăng thêm hơn 4 lần.

Kết quả nghiên cứu khoa học

Sản phẩm của các đề tài, dự án, chương trình KHCN cấp Bộ của các đơn vị trực thuộc Bộ đã tăng đáng kể trong các năm qua, trung bình 25%/năm. Đối với 23 cơ sở GDĐH được thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, 22 cơ sở có số bài báo công bố quốc tế trên tạp chí WoS/SCOPUS tăng mạnh. Tuy nhiên, trong 23 trường tự chủ chỉ có Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có số lượng công bố trên 500 bài báo (cụ thể là 752 bài trong năm 2021).

288 cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá

Tính đến ngày 30/6/2022, trong cả hệ thống có 288 cơ sở giáo dục (cơ sở GDĐH và trường cao đẳng sư phạm) hoàn thành báo cáo tự đánh giá (trong đó, 266 cơ sở giáo dục hoàn thành chu kỳ 1 và 22 cơ sở giáo dục hoàn thành chu kỳ 2); 183 cơ sở giáo dục được các tổ chức KĐCLGD trong nước đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (172 cơ sở GDĐH và 11 trường CĐSP); 778 chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận chất lượng, trong đó 470 chương trình được công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 308 chương trình được công nhận theo tiêu chuẩn nước ngoài.

Cả hệ thống có 07 trường đại học được đánh giá ngoài và được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và GDĐH Pháp (HCERES) và ASEAN University Network - Quality Assurance (AUN-QA); đồng thời, có 232 chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận bởi tổ chức kiểm định nước ngoài.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trung Tá 'má lúm' gây sốt Quảng Trường Đỏ bắt tay Lãnh tụ Nga, lộ đời tư mơ ướcTrung Tá 'má lúm' gây sốt Quảng Trường Đỏ bắt tay Lãnh tụ Nga, lộ đời tư mơ ước
15:03:06 10/05/2025
Cán bộ từng điều tra vụ nữ sinh Vĩnh Long hé lộ tin sốc, phủ nhận 1 điềuCán bộ từng điều tra vụ nữ sinh Vĩnh Long hé lộ tin sốc, phủ nhận 1 điều
15:51:18 10/05/2025
Chàng trai Việt má lúm được bắt tay Tổng thống Nga tạo nên khoảnh khắc "để đời": Cuộc sống hoàn hảo phía sauChàng trai Việt má lúm được bắt tay Tổng thống Nga tạo nên khoảnh khắc "để đời": Cuộc sống hoàn hảo phía sau
14:54:02 10/05/2025
Gil Lê bất lực lúc 3h sáng, nói hết chịu đựng nổi, lý do vì Xoài Non?Gil Lê bất lực lúc 3h sáng, nói hết chịu đựng nổi, lý do vì Xoài Non?
13:11:48 10/05/2025
Nam thần Sở Kiều Truyện ly dị con vua sòng bài, ra đi "tay trắng", lý do sốc?Nam thần Sở Kiều Truyện ly dị con vua sòng bài, ra đi "tay trắng", lý do sốc?
13:53:07 10/05/2025
Giả Nãi Lượng né vợ cũ Lý Tiểu Lộ như "né tà" sau vụ bị "cắm sừng" gây xôn xaoGiả Nãi Lượng né vợ cũ Lý Tiểu Lộ như "né tà" sau vụ bị "cắm sừng" gây xôn xao
13:27:13 10/05/2025
Mưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trờiMưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trời
12:44:22 10/05/2025
Ý Nhi bị fan chê 'con ghẻ' quốc gia, ra quốc tế được dì Ly ưu ái, Crown đến gần?Ý Nhi bị fan chê 'con ghẻ' quốc gia, ra quốc tế được dì Ly ưu ái, Crown đến gần?
16:24:40 10/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông phát hiện một cô gái trẻ khóc nức nở trên tàu điện, cư dân mạng sửng sốt trước những gì xảy ra tiếp theo

Người đàn ông phát hiện một cô gái trẻ khóc nức nở trên tàu điện, cư dân mạng sửng sốt trước những gì xảy ra tiếp theo

Netizen

18:24:01 10/05/2025
Feyishayo Bakare (@feybakare1), đến từ London, Vương quốc Anh, đã để ý thấy một người phụ nữ trẻ trông rất đau khổ khi đi cùng toa tàu điện ngầm.
Có con gái, tôi nhất định chọn rể ở riêng mới cho kết hôn!

Có con gái, tôi nhất định chọn rể ở riêng mới cho kết hôn!

Góc tâm tình

18:23:11 10/05/2025
Sau này, khi con gái lấy chồng, tôi sẽ khuyên con nhất định phải ở riêng. Tôi sẽ chuẩn bị kinh tế thật tốt để con có cuộc sống tự lập, không phải chịu những điều mà tôi đã từng trải qua.
Xe container cán chết người đi xe máy, tài xế vẫn thản nhiên đi giao nhận hàng

Xe container cán chết người đi xe máy, tài xế vẫn thản nhiên đi giao nhận hàng

Tin nổi bật

18:22:14 10/05/2025
Công an đã nhanh chóng xác minh ra chiếc đầu kéo liên quan và kêu gọi tài xế lái xe quay lại hiện trường để phục vụ khám nghiệm, điều tra.
Hé lộ cuộc sống mẹ bỉm sữa của Nhật Kim Anh ở tuổi 40

Hé lộ cuộc sống mẹ bỉm sữa của Nhật Kim Anh ở tuổi 40

Sao việt

17:57:19 10/05/2025
Ca sĩ Nhật Kim Anh tiết lộ bản thân có nhiều thay đổi khi sinh con lần thứ 2. Dù có vú nuôi, nhưng nữ diễn viên vẫn tự tay chăm bé, có đêm dậy đến 5 lần.
Cha đẻ bài hát trăm triệu view dài 9 phút: Thất bại và vực dậy nhờ một lá thư

Cha đẻ bài hát trăm triệu view dài 9 phút: Thất bại và vực dậy nhờ một lá thư

Tv show

17:54:20 10/05/2025
Mới đây (9/5), chương trình Kỷ niệm thanh xuân đã lên sóng kênh VTV9, với khách mời là nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, cha đẻ bài hit trăm triệu view Nhật ký của mẹ.
Mẹ Từ Hy Viên bức xúc việc chia tài sản của con gái?

Mẹ Từ Hy Viên bức xúc việc chia tài sản của con gái?

Sao châu á

17:51:58 10/05/2025
Ngay khi vừa xuất viện, mẹ Từ Hy Viên được cho là đã công khai chỉ trích Uông Tiểu Phi, chồng cũ của con gái, về vấn đề phân chia di sản.
Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!

Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!

Ẩm thực

17:48:11 10/05/2025
Hãy cùng khám phá 5 món ăn quen mà không hề nhàm chán trong bữa cơm tối tưởng bình thường mà lại không hề tầm thường ấy.
Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ

Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ

Thế giới

17:46:54 10/05/2025
Tò vò mẹ cho con ăn theo thứ tự tuổi, điều chỉnh thứ tự nếu một con chết và thậm chí có thể trì hoãn cho ăn với những con non đã được cung cấp nhiều thức ăn trong lần thăm đầu tiên. Lịch trình phức tạp này giúp giảm nguy cơ con non bị đ...
Hè 2025 là mùa mở vận tài chính cho 3 con giáp này: Lộc đến bất ngờ, nên chuẩn bị kế hoạch từ bây giờ

Hè 2025 là mùa mở vận tài chính cho 3 con giáp này: Lộc đến bất ngờ, nên chuẩn bị kế hoạch từ bây giờ

Trắc nghiệm

17:09:41 10/05/2025
Từ tháng 5 đến tháng 8/2025, tài khí chuyển dịch tích cực ở nhiều con giáp. Không phải là những cú trúng lớn , mà là những cơ hội tích tiểu thành đại, từ từ gom lại để có bước ngoặt tài chính cuối năm hoặc đầu năm sau.
Em gái Tây của Đặng Văn Lâm bùng nổ visual tuổi 18, khí chất mỹ nữ sang chảnh, chân dài nuột nà đẹp hút hồn

Em gái Tây của Đặng Văn Lâm bùng nổ visual tuổi 18, khí chất mỹ nữ sang chảnh, chân dài nuột nà đẹp hút hồn

Sao thể thao

16:32:28 10/05/2025
Trong những bức ảnh Thanh Giang chia sẻ, thiếu nữ xuất hiện bên bờ biển dưới ánh nắng vàng rực rỡ, lúc lại ngồi thư thái trong không gian sang chảnh của quán cà phê với trang trí đầy cây xanh mắt mắt.
Taylor Swift bị réo tên giữa drama pháp lý của Blake Lively tức giận phản pháo!

Taylor Swift bị réo tên giữa drama pháp lý của Blake Lively tức giận phản pháo!

Sao âu mỹ

16:18:57 10/05/2025
Taylor Swift bức xúc khi bất ngờ bị triệu tập làm chứng trong vụ kiện căng thẳng giữa hai ngôi sao điện ảnh Blake Lively và Justin Baldoni những người đang vướng vào tranh chấp liên quan đến quá trình sản xuất phim It Ends With Us.