Tự chủ ĐH: Trường bị cắt chi thường xuyên nhưng chưa có nguồn kinh phí thay thế

Cần quan tâm hơn đến quản trị hệ thống giáo dục đại học , đặc biệt ưu tiên giải quyết vấn đề có quá nhiều cơ quan tham gia làm chính sách về quản lý trường ĐH.

Đổi mới quản trị đại học là một trong những vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh tự chủ hiện nay. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, quản trị hệ thống giáo dục đại học ở nước ta còn mang tính phân mảnh trên nhiều bình diện, trong khi quản trị cấp độ cơ sở vẫn còn những rào cản, khó khăn nhất định.

Để tìm hiểu về những “nút thắt” trong quản trị giáo dục đại học hiện nay, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Phạm Hiệp – Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia.

Tự chủ ĐH: Trường bị cắt chi thường xuyên nhưng chưa có nguồn kinh phí thay thế - Hình 1

Tiến sĩ Phạm Hiệp – Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia. (Ảnh: Ngọc Ánh)

Phóng viên: Thưa Tiến sĩ Phạm Hiệp, ông đánh giá như thế nào về thực trạng của quản trị giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay?

Tiến sĩ Phạm Hiệp: Nói về quản trị đại học cần phải đề cập đến hai khía cạnh, bao gồm: quản trị đại học cấp độ hệ thống và quản trị đại học cấp độ cơ sở giáo dục đại học.

Trong những năm qua, chúng ta đã bàn luận rất nhiều về quản trị đại học cấp độ cơ sở giáo dục đại học, với các vấn đề về Hội đồng trường; tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình, … Nhưng có lẽ, chúng ta cũng cần phải quan tâm đầy đủ hơn về quản trị đại học góc độ hệ thống, bao gồm vai trò của cơ quan chủ quản ; vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo; mối liên hệ giữa các bộ ngành; cách thức điều hành, quản lý các trường đại học từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã đề ra những đổi mới về quản trị đại học, bao gồm từ cấp độ hệ thống đến cấp độ cơ sở, thế nhưng Luật Giáo dục đại học hiện hành dường như tập trung nhiều hơn vào quản trị cấp độ cơ sở, còn một số vấn đề ở cấp độ hệ thống chưa thực sự được quan tâm đầy đủ, đúng mức.

Có một số vấn đề trong quản trị hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã được giới chuyên môn chỉ ra từ lâu nhưng chưa được quan tâm giải quyết. Cụ thể như việc chúng ta có quá nhiều cơ quan chủ quản trường đại học, chúng ta từng đề xuất bỏ cơ chế cơ quan chủ quản nhưng đến nay vẫn không thực hiện được.

Một vấn đề nữa là có quá nhiều bộ, ngành cùng tham gia vào quản lý giáo dục đại học chứ không riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý về hoạt động đào tạo thì Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý hoạt động khoa học công nghệ, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý tài chính, Bộ Nội vụ quản lý nhân sự, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về vấn đề đầu tư….

Chính điều này làm cho quản trị đại học cấp độ hệ thống bị phân mảnh và thiếu tính thống nhất để hướng tới mục đích chung là phát triển chất lượng giáo dục đại học. Với sự tham gia của quá nhiều bộ ngành, trong một số công việc cụ thể sẽ khó có sự kết nối ăn nhập với nhau, dẫn tới khó khăn cho cơ sở giáo dục đại học.

Video đang HOT

Ví dụ khi đầu tư xây dựng, vận hành một phòng thí nghiệm trọng điểm ở một trường đại học, sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo là điều đương nhiên. Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm về phần đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho phòng thí nghiệm, Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí thường xuyên cho phòng thí nghiệm, Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý hoạt động khoa học công nghệ, Bộ Nội vụ quản lý nhân sự làm việc tại phòng thí nghiệm với tư cách là những viên chức. Một việc nhỏ như vậy nhưng có đến 5 Bộ tham gia dễ dẫn tới những vướng mắc giữa các bên trong quá trình triển khai thực hiện, thậm chí là làm mất đi tính hiệu quả của những đề án được đưa ra.

Có thể thấy, chúng ta vẫn đang thiếu cơ chế để sớm giải quyết những vấn đề này trong quản trị hệ thống giáo dục đại học.

Phóng viên: Thực hiện tốt tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình là vấn đề then chốt cho quản trị đại học ở cấp ở sở. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật 34/2018 /Q H14 ) đã có hiệu lực từ tháng 7/2019, nhưng đến nay, giới chuyên gia cho rằng, tự chủ đại học vẫn chưa đạt được những kết quả như mong đợi, do còn khoảng cách khá lớn giữa chính sách và thực tiễn? Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Tiến sĩ Phạm Hiệp: Chính sách và hệ thống văn bản pháp lý hiện nay chưa thực rõ với một số khía cạnh của tự chủ đại học.

Tự chủ học thuật đã được triển khai tương đối tốt, tất nhiên đâu đó vẫn còn sự quản lý khá chặt về mặt chương trình, hoạt động nghiên cứu khoa học nhưng không ảnh hưởng hay gây nhiều khó khăn cho trường đại học.

Tuy nhiên, tự chủ về mặt tài chính, tài sản, tổ chức nhân sự vẫn còn đang “trói buộc” các cơ sở giáo dục đại học rất nhiều.

Ví dụ như về tổ chức nhân sự, tất cả giảng viên trường đại học công lập đều là viên chức. Và đã là viên chức thì phải tuân theo Luật Viên chức. Trường đại học muốn tuyển dụng một giảng viên xuất sắc, một tiến sĩ nước ngoài về thì cũng phải thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình tuyển dụng viên chức, một quy trình rất phức tạp, gây khó khăn cho các trường. Và với cơ chế này, cách thức tuyển dụng này cũng không thể hấp dẫn, thu hút được những nhà khoa học giỏi, có năng lực.

Hay khi trường đại học muốn đưa một giảng viên giỏi chuyên môn, có năng lực quản lý lên làm lãnh đạo cấp khoa/phòng cũng phải theo quy định bổ nhiệm viên chức quản lý theo quy định của Bộ Nội vụ. Đó là chưa kể đến những quy định chồng chéo giữa các văn bản pháp lý liên quan.

Về tự chủ tài chính, chúng ta mất rất nhiều thời gian để thuyết phục nhau và đi đến một nhận định: tự chủ tài chính không có nghĩa là tự túc tài chính. Tuy vậy, các trường tự chủ vẫn bị cắt ngân sách chi thường xuyên. Dẫu chúng ta nói rằng tổng đầu tư cho các trường đại học đang ở mức cao nhưng khi chi thường xuyên bị cắt, hệ quả là học phí đã phải tăng lên để các trường có đủ chi phí trang trải cho hoạt động đào tạo.

Nhận định “tự chủ tài chính không phải là tự túc” dường như vẫn chỉ ở lời nói và trên các văn bản pháp lý chứ chưa đi vào thực tiễn. Các trường đại học bị cắt chi thường xuyên nhưng lại chưa có nguồn kinh phí nào thay thế.

Chúng ta có đề cập đến cơ chế cấp ngân sách theo đặt hàng đào tạo, giao nhiệm vụ nhưng đến nay, vẫn chưa có thông tư, nghị định, văn bản pháp lý nào hướng dẫn và “mở đường” để thực hiện việc này.

Tôi từng có đề xuất, Nhà nước đã cam kết chi 20% ngân sách cho giáo dục đại học nhưng thực tế trong những năm qua chỉ chi được 17- 18%. Vậy chúng ta có thể lấy 0.5% hay 1% trong 2-3% phần ngân sách chưa chi đủ đó để thành lập một quỹ dành riêng cho các trường tự chủ, các trường có thể đấu thầu, cạnh tranh nhau để xin ngân sách từ đó.

Phóng viên: Hiện vẫn còn những lo ngại về năng lực quản trị đại học của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là cơ chế đảm bảo tính công khai, minh bạch cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình xã hội chưa hiệu quả. Vậy ông có kiến nghị giải pháp nào để hoàn thiện cơ chế đảm bảo trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay?

Tiến sĩ Phạm Hiệp: Có hai công cụ chính để trường đại học đảm bảo trách nhiệm giải trình mà chúng ta vẫn đang triển khai, đó là kiểm định chất lượng và công khai, minh bạch thông tin.

Kiểm định chất lượng hiện đang được triển khai rất rốt ráo, và chúng ta đã có cách tiếp cận đúng hướng. Song, quy trình làm kiểm định và cách thức vận hành kiểm định vẫn còn một số vướng mắc cần xử lý, cụ thể như tính độc lập của các trung tâm kiểm định, tính độc lập của kiểm định viên, cách xác định minh chứng trong kiểm định đang gây tốn kém cho các trường, … Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề nhỏ và nhìn chung, hoạt động kiểm định chất lượng đã đạt được nhiều kết quả tốt trong thời gian qua. Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục đại học đã đạt kiểm định quốc tế, đó cũng là những điều đáng ghi nhận trong hoạt động kiểm định chất lượng.

Về công khai và minh bạch thông tin, chúng ta đã có quy chế về 3 công khai từ năm 2009 và có Thông tư 36/2017 Ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thay thế cho Thông tư 09/2009 với quy định rất rõ ràng, cụ thể.

Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu một hệ thống thông tin thống nhất về giáo dục đại học, các trường đã minh bạch thông tin nhưng những thông tin này chưa được tập hợp thống nhất vào một nguồn để người dân có thể truy cập, theo dõi, so sánh.

Phóng viên: Theo ông, trước mắt, chúng ta cần phải ưu tiên giải quyết vấn đề nào để làm tốt công tác quản trị đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học?

Tiến sĩ Phạm Hiệp: Tôi cho rằng ở cấp độ quản trị hệ thống, cần ưu tiên giải quyết vấn đề có quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào quản lý các trường đại học. Cần phải sớm ban hành các chính sách, cơ chế giúp điều hành quản trị các trường đại học hiệu quả hơn. Cụ thể như có thể thành lập một Ủy ban quốc gia hoặc Cơ quan thường trực Chính phủ với đại diện các bộ ngành liên quan để làm nhiệm vụ quản trị đại học và giải quyết các vấn đề về tự chủ.

Ở cấp độ cơ sở giáo dục đại học, cần sớm làm tốt công tác công khai thông tin với một hệ thống thông tin thống nhất về giáo dục đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đầu tư nguồn lực để thực hiện việc này, website của Bộ cần cập nhật thông tin của các trường đại học để người học có thể theo dõi, tra cứu thông tin và đối sánh chất lượng giữa các cơ sở đào tạo.

Làm được việc này còn giúp tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường đại học, các trường nhìn vào nhau, so sánh, đánh giá lẫn nhau và thúc đẩy cùng nhau phát triển. Hơn nữa, khi thống nhất hệ thống thông tin, bản thân cơ quan Nhà nước cũng thuận tiện hơn trong quản trị giáo dục đại học.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có những giải pháp để nâng cao năng lực tự chủ của các trường đại học. Chúng ta nên có một chương trình cấp Nhà nước về nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nguồn, từ cấp phòng, khoa đến ban giám hiệu, hội đồng trường.

Trước nay đã có nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý do Bộ Nội vụ triển khai thực hiện nhưng là áp dụng chung cho các công chức, viên chức. Các khóa đào tạo này nên bớt đi và thay bằng các chương trình đào tạo riêng cho lãnh đạo, cán bộ, quản lý về giáo dục đại học với cách tiếp cận sát hơn công việc thực tế của các trường.

Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Phạm Hiệp!

Trường ĐH Thủ đô HN và CĐSP Hà Tây tự chủ 100% chi thường xuyên vào năm 2025

Đến năm 2025, các cơ sở đào tạo của Thủ đô gồm: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 4909/QĐ-UBND, phê duyệt đề án nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo thủ đô giai đoạn 2021-2025.

Các cơ sở đào tạo thuộc phạm vi của đề án này gồm: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.

Đề án nhằm cụ thể hóa kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện chương trình số 06-CTr/TU của thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025".

Theo đó, đề án xác định rõ mục tiêu, 100% giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt yêu cầu phẩm chất, trình độ đào tạo, năng lực thực tế và được bồi dưỡng chuyên môn hằng năm; 30-35% đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội; 15% của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây đạt trình độ tiến sĩ vào năm 2025.

Cùng với đó, xây dựng 13 chương trình đào tạo trình độ đại học, 8 thạc sĩ, 1 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, 4 chương trình đào tạo chất lượng cao được xây dựng và mở mã ngành. Giữ vững quy mô tuyển sinh đối với 2 cơ sở đào tạo đối với các ngành hiện có và tăng quy mô tuyển sinh hằng năm 3-5%.

Đồng thời, mở rộng đào tạo ngành 2, đào tạo song ngành; tổ chức tự đánh giá 12 chương trình đào tạo trình độ đại học; 12 chương trình đào tạo trình độ đại học được tổ chức đánh giá ngoài và đạt chất lượng kiểm định, được cấp giấy chứng nhận bởi trung tâm kiểm định; 2 chương trình đào tạo trình độ đại học trong các lĩnh vực Ngôn ngữ và Khoa học giáo dục được kiểm định theo tiêu chuẩn của các trường đại học Đông Nam Á và được cấp phép đạt tiêu chuẩn chất lượng của các trường đại học Đông Nam Á.

Mỗi năm biên soạn 08 giáo trình/ngành đào tạo, hệ thống học liệu điện tử được xây dựng đảm bảo phục vụ đầy đủ cho giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ở từng môn học của tất cả chương trình đào tạo...

Trường ĐH Thủ đô HN và CĐSP Hà Tây tự chủ 100% chi thường xuyên vào năm 2025 - Hình 1

Sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được học thực hành tại trường theo hướng ứng dụng nghề nghiệp. Ảnh: website nhà trường

Đến năm 2025, các cơ sở đào tạo của Thủ đô gồm: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, đề án cũng nêu rõ nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đối với 2 cơ sở đào tạo trên.

Phát triển đội ngũ giảng viên bảo đảm đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu trình độ đào tạo, đặc biệt tăng cường đội ngũ giảng viên có trình độ cao phục vụ tổ chức và nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo.

Đáng chú ý là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên và trong sinh viên; tăng cường hợp tác phát triển với các đơn vị, cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, giáo trình, tài liệu, học liệu phục vụ hiệu quả cho tổ chức các chương trình đào tạo. Xây dựng và ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính; kế hoạch thực hành, tiết kiệm chống lãng phí và bảo đảm tự chủ kinh phí chi thường xuyên theo lộ trình.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ giúp việc cho chủ uống nước giẻ lau: 'chơi khăm' chủ, khai 4 chữ sốc với CAVụ giúp việc cho chủ uống nước giẻ lau: 'chơi khăm' chủ, khai 4 chữ sốc với CA
13:51:56 24/05/2025
Tuấn Ngọc chấm Miss World, thẳng tay loại thẳng Ý Nhi, không thiên vịTuấn Ngọc chấm Miss World, thẳng tay loại thẳng Ý Nhi, không thiên vị
16:39:46 24/05/2025
Sau 2 năm ly hôn, Diệp Lâm Anh có cuộc sống hoàn toàn đối lập với thiếu gia Nghiêm ĐứcSau 2 năm ly hôn, Diệp Lâm Anh có cuộc sống hoàn toàn đối lập với thiếu gia Nghiêm Đức
12:48:28 24/05/2025
Lũ cuốn trôi 3 mẹ con ở Sơn La, 2 người mất tíchLũ cuốn trôi 3 mẹ con ở Sơn La, 2 người mất tích
13:17:30 24/05/2025
Tổ chức MGI tiếc 'gà cưng', lên án Sen Vàng vô trách nhiệm, fan nghi tại Quế AnhTổ chức MGI tiếc 'gà cưng', lên án Sen Vàng vô trách nhiệm, fan nghi tại Quế Anh
14:53:40 24/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh yêu đến điên, vì tình mới náo loạn MXH, lộ chuyện xài "hàng fake"?Triệu Lệ Dĩnh yêu đến điên, vì tình mới náo loạn MXH, lộ chuyện xài "hàng fake"?
13:23:14 24/05/2025
Nam ca sĩ Việt quấn quýt bên vợ hơn 8 tuổi, có 2 con riêng như thuở mới yêuNam ca sĩ Việt quấn quýt bên vợ hơn 8 tuổi, có 2 con riêng như thuở mới yêu
13:28:57 24/05/2025
Màn tái hợp thế kỷ: 1 cặp diễn viên - ca sĩ hạng A "gương vỡ lại lành" 6 năm qua nhưng không ai biết!Màn tái hợp thế kỷ: 1 cặp diễn viên - ca sĩ hạng A "gương vỡ lại lành" 6 năm qua nhưng không ai biết!
14:38:27 24/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Boeing tiếp tục tốn tiền vì máy bay 737 MAX

Boeing tiếp tục tốn tiền vì máy bay 737 MAX

Thế giới

18:24:49 24/05/2025
Theo thỏa thuận, Boeing sẽ phải chi 455 triệu USD để tăng cường các chương trình tuân thủ, an toàn và chất lượng của mình, đồng thời bỏ ra khoản tiền 444,5 triệu USD cho gia đình những nạn nhân trong hai vụ tai nạn.
Ancelotti chia tay Real Madrid: Người cha và di sản khổng lồ

Ancelotti chia tay Real Madrid: Người cha và di sản khổng lồ

Sao thể thao

18:19:27 24/05/2025
Hôm nay, Carlo Ancelotti chia tay Bernabeu với tư cách HLV giành nhiều danh hiệu nhất lịch sử Real Madrid và một di sản khổng lồ.
Đang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặng

Đang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặng

Tin nổi bật

18:17:53 24/05/2025
Ngay sau đó, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực Biên Hòa (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh) đã có mặt tại hiện trường phối hợp cùng các lực lượng tại địa phương tổ chức tìm kiếm.
Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng

Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng

Xe máy

18:12:23 24/05/2025
Yên xe đơn bọc da có thể nâng cấp thêm yên phụ, phù hợp với cả nhu cầu cá nhân lẫn chở khách. Các chi tiết như công tắc, tay ga hay tay côn đều được hoàn thiện ở mức cao, mang lại cảm giác vận hành mượt mà và chính xác.
Nữ nghệ sĩ từng nhận cát-xê 1 cây vàng/đêm hát, giờ đi dọn vệ sinh, làm móng dạo

Nữ nghệ sĩ từng nhận cát-xê 1 cây vàng/đêm hát, giờ đi dọn vệ sinh, làm móng dạo

Sao việt

18:09:15 24/05/2025
Là một trong những cái tên đình đám của sân khấu cải lương một thời, song cuộc sống ở tuổi xế chiều của nữ nghệ sĩ này khiến nhiều khán giả xót xa.
Chống nắng cực chất với mũ rộng vành

Chống nắng cực chất với mũ rộng vành

Thời trang

18:01:22 24/05/2025
Đừng quên thêm một đôi bốt cổ ngắn hoặc xăng đan đế bệt để hoàn thiện vẻ ngoài cá tính. Một chiếc túi đan lát hoặc túi bucket sẽ là lựa chọn phụ kiện hoàn hảo, giúp bạn sẵn sàng cho những chuyến đi chơi hay dã ngoại.
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời

Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời

Sao âu mỹ

17:55:48 24/05/2025
Kim Kardashian gọi việc bị đe dọa bằng súng và cướp trang sức trị giá hàng triệu USD là trải nghiệm kinh hoàng nhất trong cuộc đời mình và sẽ không bao giờ quên những gì đã xảy ra.
Bí mật dưới Kim tự tháp Ai Cập bị phơi bày khi quét radar

Bí mật dưới Kim tự tháp Ai Cập bị phơi bày khi quét radar

Netizen

17:43:40 24/05/2025
Một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Ý và Scotland tuyên bố đã phát hiện ra dấu vết của Điện thờ Amenti huyền thoại bên trong một thành phố ngầm rộng lớn nằm dưới Kim tự tháp Giza.
Biểu diễn bản phối mới của ca khúc 4 tỷ view, Võ Hạ Trâm bị chê lên "gân cốt", kém thần thái

Biểu diễn bản phối mới của ca khúc 4 tỷ view, Võ Hạ Trâm bị chê lên "gân cốt", kém thần thái

Nhạc việt

17:36:29 24/05/2025
Nhiều ý kiến nhận xét lần biểu diễn này của Võ Hạ Trâm không hay bằng màn trình diễn song ca cùng Đông Hùng tại Đại lễ kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước.
AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản

AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản

Thế giới số

17:21:19 24/05/2025
Các nhà kiểm tra an toàn sau đó đã cho Claude Opus 4 quyền truy cập vào các email trong công ty, ngụ ý rằng mẫu AI này sẽ sớm bị thay thế bởi một hệ thống khác, và kỹ sư đứng sau sự thay đổi đó đang lừa dối vợ/chồng của mình.
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện

Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện

Ôtô

17:18:21 24/05/2025
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện và phần mềm ô tô mới, đồng thời đẩy mạnh ra mắt xe hybrid.