Tự chủ ‘theo quy định của bộ’ là trói đại học quốc gia?
Nhiều chuyên gia nhận định dự thảo nghị định quy định về đại học quốc gia vừa được Bộ GD-ĐT công bố để lấy ý kiến góp ý có nhiều nội dung có thể đi ngược lại với chủ trương tự chủ ĐH.
Cán bộ nghiên cứu Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) làm việc trong phòng thí nghiệm – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Qua 25 năm xay dung va phat trien, đa co mấy nghi đinh ve đại học quốc gia (ĐHQG), nhiều người kỳ vọng nghi đinh lần nay tien bo hon truoc, tạo điều kiện thúc đẩy tự chủ đại học.
“Theo quy định của bộ” sẽ không thể tự chủ
Theo dự thảo, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG thực hiện theo quy định Luật giáo dục ĐH, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH và các quy định với 20 điểm (nhiều hơn 10 điểm so với nghị định hiện hành).
Lãnh đạo một trường thành viên ĐHQG TP.HCM nhận định: “Trong khi nghị định hiện hành nêu rõ ĐHQG “thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật”, thì trong dự thảo này Bộ Giáo dục và Đào tạo lại “vẽ” ra thêm nhiều quy định rất chi tiết.
Chỉ riêng quy định về tuyển sinh, dự thảo nêu ĐHQG được xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh nhưng phải “theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Trong khi Luật giáo dục ĐH hiện đã cho phép các trường tự chủ về chuyên môn, trong đó có quyền tự chủ tuyển sinh.
Khi nói tự chủ tuyển sinh nhưng phải thực hiện theo quy định của bộ thì còn gì là tự chủ? Rõ ràng chính cái “quy định của bộ” kia đã “trói” các ĐH không còn được tự chủ – quyền đương nhiên của ĐH đã được pháp luật cho phép”.
Lãnh đạo một ban của ĐHQG TP.HCM cũng cho rằng hiện nay ĐHQG còn được tự chủ trong tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo; thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật.
“Vậy lẽ nào những việc trên không quan trọng bằng việc tuyển sinh, nên bắt buộc phải theo quy định của bộ? Rõ ràng dự thảo này thật sự là bước thụt lùi, không theo xu hướng quốc tế và “trói chân trói tay” ĐHQG” – vị này nói.
Hiệu trưởng một trường ĐH thành viên cũng băn khoăn: “Nghị định này cần phải nói cụ thể ĐHQG được tự chủ tuyển sinh là thế nào, có được xây dựng quy chế tuyển sinh riêng không? Nghị định cao hơn thông tư, quy chế tuyển sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qua thông tư. Với dự thảo nghị định ràng buộc như vậy có phải là nghị định nói phải làm theo thông tư cấp thấp hơn không?”.
Video đang HOT
Không phải “xin phép”, chỉ “báo cáo”
Hiện nay, cả nước có hai ĐHQG (Hà Nội và TP.HCM). Ngay trong phần đầu nghị định hiện hành (186/2013/NĐ-CP) và cả dự thảo nghị định trên đều nhấn mạnh: ĐHQG có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch… được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Từ trước đến nay, hai ĐHQG hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; chịu chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng; được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…
Điểm cốt lõi và quan trọng nhất của nghị định này là nội dung về nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG, quy định cụ thể việc tự chủ toàn diện và khác biệt. Hiện nay, ĐHQG không phải “xin phép”, mà chỉ “báo cáo” Thủ tướng và các bộ ngành liên quan, đồng thời chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, các bộ ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh nơi ĐHQG đặt trụ sở…
Một lãnh đạo ĐHQG TP.HCM cho rằng nghị định là văn bản hướng dẫn luật. Luật giáo dục ĐH đã nêu rõ ĐHQG, ĐH vùng là ĐH thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước; ĐHQG có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy.
“Tuy nhiên, dự thảo nghị định này có đến 6 cụm từ được lặp lại là phù hợp với hoặc “theo quy định của pháp luật”. Tôi nghĩ nghị định có lẽ cần nêu rõ Đảng và Nhà nước đã cụ thể hóa sứ mệnh của ĐHQG trong luật và đã được Quốc hội thông qua, đó là “thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia”.
Chiến lược phát triển quốc gia thường do Chính phủ ban hành. Luật ghi rõ hội đồng ĐH công lập có trách nhiệm và quyền hạn quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của ĐH…
Như vậy sẽ hợp lý hơn nếu quy định hội đồng ĐHQG quyết định phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia. Thành viên của hội đồng ĐHQG sẽ bao gồm đại diện của Chính phủ, các bộ ngành để thực hiện việc giám sát” – vị này nói.
Theo một cán bộ Ban sau ĐH – ĐHQG TP.HCM, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG đã quy định rất rõ trong Luật giáo dục ĐH. Chính vì điều đó ĐHQG có đầy đủ thẩm quyền để tự chủ cao trong đào tạo. “Chúng tôi đã gửi văn bản về Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị giữ lại những nội dung trên ở nghị định hiện hành nhưng dự thảo này vẫn bỏ hết. Việc nghị định đưa vào những cụm từ “thực hiện trên cơ sở có đủ điều kiện theo quy định” như vậy ĐHQG không thể có tự chủ cao được” – vị này nói.
Nghị định không cần quá chi tiết
Ngay trong dự thảo nghị định này cũng đã nêu “ĐHQG được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển”, nhưng nghị định cần thể hiện rõ hơn, thuyết phục hơn về “quyền tự chủ cao” là như thế nào, “đầu tư phát triển” cụ thể ra sao. Ở đây đầu tư không chỉ là đầu tư về mặt kinh phí, cơ sở vật chất, mà còn là đầu tư về chỉ đạo, cơ chế, về xây dựng mô hình ĐH mới tiên tiến, hiện đại, hội nhập được với giáo dục ĐH thế giới; và quan trọng là điều kiện bảo đảm thực hiện được sứ mạng đối với các nhiệm vụ chiến lược quốc gia. Dưới nghị định còn có quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các đơn vị thành viên, do vậy nghị định không cần quá chi tiết. PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa (nguyên phó giám đốc ĐHQG TP.HCM)
Cuối năm, ùn tắc bủa vây đường cửa ngõ TP HCM
Tình trạng ùn tắc giao thông bủa vây các tuyến đường "cửa ngõ" trên địa bàn TP HCM diễn ra ngày càng nhức nhối, nhất là vào dịp cuối năm...
Ùn tắc kẹt xe ở đường Xa lộ Hà Nội, gần nút giao Đại học Quốc gia, cửa phía Đông TP HCM
Sống chung với ùn tắc
Ghi nhận của PV Báo Giao thông chiều 23/12 tại trục đường "cửa ngõ" phía Đông Bắc như: Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, QL13, lưu lượng phương tiện luôn đông đúc, dồn nén. Rất nhiều phương tiện theo đường Điện Biên Phủ đến cầu vượt Hàng Xanh cũng rẽ trái vào đường Xô Viết Nghệ Tĩnh khiến tình hình giao thông khu vực này càng trở nên hỗn loạn và thường xuyên ùn tắc.
Theo Sở GTVT TP HCM, hiện TP còn 7 điểm ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp. Nóng nhất trong các điểm cửa ngõ phía Đông như đoạn đường Xô Viết Nghệ Tĩnh từ đường Bạch Đằng đến ngã năm Đài liệt sĩ (quận Bình Thạnh). Hay cửa ngõ Tây Bắc, khu vực QL22 đoạn từ vòng xoay An Sương - ngã tư Tân Trung Chánh, quận 12. Đây là tuyến đường độc nhất ở cửa ngõ phía Tây Bắc kết nối vào các quận trung tâm TP HCM.
Đoạn chạy qua cổng bến xe An Sương, mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe buýt và xe khách ra vào bến, thường xuyên gây ách tắc nghiêm trọng. Khu vực này càng ùn tắc nghiêm trọng hơn khi dự án hầm chui nút giao An Sương bị ngừng thi công 2 năm nay do thiếu mặt bằng.
Cũng tại khu vực đường Trường Chinh (đoạn từ đường Âu Cơ đến đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Bình) vào giờ cao điểm, lưu lượng xe máy, ô tô, xe tải, xe buýt đổ về rất đông gây ùn ứ kéo dài. Ghi nhận của PV, nhiều người cố gắng chen lấn để đi làm cho kịp giờ, khiến cảnh ùn tắc thêm trầm trọng hơn.
Anh Nguyễn Văn Hùng, thường xuyên đi làm tuyến đường Trường Chinh cho biết: "Khu vực này liên tục kẹt xe vào những giờ cao điểm, tôi phải đi làm từ sớm để... trừ hao. Mỗi lần ùn tắc là đường tắc cứng, ai cũng mệt mỏi vì càng cố chen lấn, nhiều hôm phải mất đến 30 phút mới thoát khỏi đám đông".
Khổ sở không kém là khu vực ngã ba đường Phó Đức Chính giao với Võ Văn Kiệt, quận 1 (đoạn gần hầm Thủ Thiêm). Vào giờ tan tầm, người dân phải nhích từng chút một do quá nhiều phương tiện di chuyển theo hướng từ quận 1 về các quận 5, 6, 8. Gần khu vực này, còn có nhiều nhà xe đón trả khách nên giao thông càng hỗn loạn. Tuy nhiên, ghi nhận của PV không hề có lực lượng CSGT điều tiết, để bớt ùn tắc.
Còn nhiều điểm tái phát
"
Theo Sở GTVT TP HCM, thành phố đang triển khai 7 dự án để giải quyết bài toán ùn tắc. Các dự án gồm: Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (cửa ngõ phía Nam); cầu vượt khu vực Bến xe miền Đông mới (cửa ngõ phía Bắc).
Ngoài ra là 5 các dự án mở rộng tuyến QL1A, QL50, QL22, QL13 đều là khu vực cửa ngõ của thành phố. Các dự án trên đều đã được phê duyệt, có phương án cấp vốn, đang hoàn thiện thủ tục pháp lý. Dự kiến, sau năm 2023, tất cả các dự án trên sẽ hoàn thành.
"
Theo Sở GTVT TP HCM, hiện toàn TP có 28 điểm ùn tắc giao thông, qua theo dõi có 15 điểm chuyển biến tốt, 7 điểm chuyển biến nhưng còn phức tạp và 6 điểm không chuyển biến.
Trước đó, báo cáo của Sở GTVT cho thấy, năm 2017 TP có 37 điểm ùn tắc, đến nay đã xóa được 9 điểm như: Khu vực Xa lộ Hà Nội - Thảo Điền - Quốc Hương, quận 2; Đường Lã Xuân Oai (từ cầu Tăng Long đến đường Lò Lu), quận 9; QL50 (cầu Ông Thìn), huyện Bình Chánh; Đường Quang Trung khu vực chợ Hóc Môn, huyện Hóc Môn...
Tuy nhiên, thực tế ghi nhận của PV, nhiều điểm dù đã công bố "hết kẹt" nhưng ùn tắc vẫn liên tục xảy ra. Đơn cử như khu vực Xa lộ Hà Nội - Thảo Điền - Quốc Hương, ùn tắc vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, người dân vẫn khổ sở khi qua lại khu vực này. Mặc dù Sở GTVT đã cải thiện nhiều giải pháp, song ùn tắc không giảm được nhiều là do khu vực trên có rất nhiều căn hộ, chung cư, khu thương mại...
Mới đây Sở GTVT TP HCM trực tiếp có văn bản lấy ý kiến của các cơ quan chức năng của thành phố về việc xóa điểm ùn tắc giao thông trong năm 2019 và bổ sung các điểm có nguy cơ cao về ùn tắc giao thông trong năm 2020. Sở GTVT TP HCM cho rằng, theo dõi tại trung tâm điều khiển giao thông, năm 2019 đã giảm được 6 điểm, có thể "xóa" khỏi danh sách 28 điểm ùn tắc.
6 điểm gồm: Giao lộ Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư, quận 7; giao lộ Lê Văn Việt - Đình Phong Phú, quận 9; giao lộ Tô Ngọc Vân - TX25, quận 12; Quốc lộ 1 - Khu vực cầu Bình Điền, huyện Bình Chánh; đường Hoàng Minh Giám, quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp; ngã tư Thủ Đức, quận 9 và quận Thủ Đức.
Theo Sở GTVT, hiện mới chỉ là ý kiến của Sở GTVT về việc TP đã giảm 6 điểm ùn tắc trong năm qua và còn phải chờ ý kiến của các đơn vị liên quan xác nhận hay bổ sung các điểm phát sinh mới trong năm 2019.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết, với 28 điểm ùn tắc, hàng năm đơn vị này đều phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch xử lý. Qua theo dõi đến cuối năm sẽ xóa thêm 4 điểm. Riêng những điểm ùn tắc ở các "cửa ngõ" như: Nút giao An Sương, QL 22; đường Trường Chinh, quận Tân Bình... sau khi hoàn thành các dự án mở rộng, cải tạo, tình hình ùn tắc sẽ bớt nóng hơn.
Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban Chuyên trách Ban ATGT TP HCM cho rằng, tình hình ùn tắc trên địa bàn diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân như: Lượng phương tiện đông, sự cố tai nạn, ảnh hưởng các dự án đang thi công...
Theo ông Tường, trong các nguyên nhân trên, rõ nhất là số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh, trong khi hệ thống hạ tầng giao thông phát triển không đáp ứng kịp. Đồng thời, cũng phải thừa nhận, TP HCM chưa có giải pháp kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân hiệu quả.
"Cùng đó, tình trạng buôn bán, lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè và chợ tự phát vẫn phức tạp. UBND một số quận, huyện chưa tập trung kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp tái lấn chiếm để kinh doanh, khiến ùn tắc nghiêm trọng hơn", ông Tường nói.
Theo baogiaothong
Đại học Quốc gia thiếu tiền ở Hòa Lạc, sao vẫn xây dựng tại Cầu Giấy? Cần phải tìm hiểu kỹ tại sao Đại học Quốc gia vẫn để lâu như vậy? Nếu việc thành lập Đại học quốc gia là đúng đắn, thì những người không thực hiện là sai. Ảnh minh họa Tiếp theo bài trước: Mạng lưới trường lớp cần được quy hoạch lại Đến dự và phát biểu tại cuộc Hội thảo "Tái cấu trúc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đường mới làm nứt toác ở Tây Ninh: "Không khác gì con đường đất đổ tạm"

Gần 500kg chân gà, đuôi lợn "bẩn" trong kho công ty thực phẩm sạch

Mùa mưa bão 2025 dị thường, rất khó lường

Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố
Có thể bạn quan tâm

Hãy ăn nhiều món hấp này, chỉ mất 10 phút để nấu mà mùi thơm hấp dẫn, ăn cực "tốn cơm" lại rất giàu canxi
Ẩm thực
11:13:08 14/05/2025
Kim Go Eun xác nhận trở lại "Yumi's Cells" mùa 3
Hậu trường phim
11:10:51 14/05/2025
Những ai háo hức chờ mua iPhone 17 vừa đón một tin tức 'sét đánh'
Đồ 2-tek
11:10:31 14/05/2025
Xuất hiện vật thể toàn thân đen thui đẩy xe em bé trên phố: Không phải con người?
Netizen
11:08:34 14/05/2025
Hai người đàn ông tử vong bất thường ở TPHCM
Pháp luật
11:08:26 14/05/2025
Xe tay ga Thái Lan đẹp mê ly, động cơ 276cc, giá hơn 101 triệu đồng, cạnh tranh với Honda SH
Xe máy
11:06:48 14/05/2025
Gen Z Hà Nội gợi ý 25 hộp cơm mang đi làm, vừa ngon vừa dễ nấu
Sáng tạo
11:03:50 14/05/2025
Quyến rũ với váy vạt chéo
Thời trang
10:59:31 14/05/2025
Ả rập Xê út điều 5 tiêm kích hộ tống chuyên cơ của ông Trump
Thế giới
10:58:55 14/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh bí mật hẹn hò với 1 đạo diễn U50, lộ bằng chứng không thể chối cãi
Sao châu á
10:56:41 14/05/2025