Tử huyệt của chiến đấu cơ đắt nhất trong lịch sử
Phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường tầm xa bằng vệ tinh trong khi năng lực không chiến tầm gần yếu là nhược điểm mà đối phương có thể khai thác và tiêu diệt chiến đấu cơ F-35.
F-35 là cỗ máy tối tân cho những cuộc không chiến tầm xa. Ảnh: U.S Air Force
Những ngày gần đây, đặc tính kỹ chiến thuật của F-35 Lighting II trở thành chủ đề tranh cãi giữa giới chức quân sự, chuyên gia trong và ngoài nước Mỹ. Những người ủng hộ dự án cho rằng, F-35 là sản phẩm công nghệ cao ra đời nhằm kết thúc các cuộc không chiến tầm gần.
Tổng chi phí chương trình F-35 lên đến 1.500 tỷ USD, bao gồm chi phí nghiên cứu, phát triển và sản xuất.
Theo CNBC, đơn giá của phiên bản F-35A là 98 triệu USD, F-35B 104 triệu USD và F-35C 116 triệu USD.
Nhà phân tích quốc phòng Andrew Davies lập luận, điểm mạnh của F-35 là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm xa, cảm biến hiện đại, kỹ thuật tàng hình và hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh. Quan điểm của nhóm thiết kế là phát triển một tiêm kích đặc biệt cho không chiến tầm xa hơn là quần vòng ở tầm gần.
Các kỹ sư của Lockheed Martin đã tập trung những công nghệ hiện đại nhất cho kỹ thuật không chiến tầm xa. Vũ khí chủ lực của siêu tiêm kích này là các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa 180 km. Trong khi đó, Lầu Năm Góc liên tục thuyết trình rằng, họ sẽ áp dụng những phương thức tác chiến mới nhất để đối phương không có cơ hội tiếp cận F-35 ở cự ly gần.
Video đang HOT
Bên cạnh việc trang bị cho F-35 vũ khí và cảm biến hiện đại, Lầu Năm Góc còn áp dụng hệ thống dẫn đường và cảnh báo tầm xa cho siêu tiêm kích trong các hoạt động chiến đấu. Nếu nhìn vào những công nghệ mà nó sở hữu, đối phương có rất ít cơ hội để tiếp cận siêu chiến đấu cơ này.
Tử huyệt từ lợi thế của F-35
Nếu không thể kết liễu đối phương từ xa, F-35 (phía sau) từ thợ săn sẽ biến thành con mồi nếu rơi vào tình huống không chiến quần vòng. Ảnh: Fightersweep
Tuy nhiên, vị chuyên gia kiêm giám đốc Viện Chính sách và Chiến lược Australia cho rằng, những công nghệ mà F-35 sở hữu chưa chứng minh được tính hiệu quả. Nếu đối phương khoét sâu vào lợi thế của tiêm kích này trong hệ thống dẫn đường tầm xa, nó có thể trở thành tử huyệt của F-35.
Thành công trong không chiến tầm xa của Lightning II phụ thuộc vào hệ thống giám sát thông tin tình báo chiến trường C4IRS. Đây là lĩnh vực Mỹ chiếm nhiều ưu thế. Trong khi đó, Trung Quốc đang tập trung vào học thuyết quân sự tấn công hệ C4IRS của Mỹ, đặc biệt khả năng tấn công vệ tinh, vị chuyên gia lập luận.
Thời gian gần đây, Bắc Kinh phát triển mạnh kỹ thuật tấn công không gian mạng, tác chiến điện tử mà họ gọi là học thuyết INEW. Thiếu tướng Đới Thanh Dân, chỉ huy chương trình INEW từng nói, mục tiêu hàng đầu của học thuyết mới là phá vỡ hệ thống thông tin chiến đấu của đối phương.
Giả sử đối phương phá vỡ liên kết giữa F-35 và máy bay chỉ huy cảnh báo sớm tầm xa (AWACS), khi đó, siêu tiêm kích phải tác chiến độc lập với các hệ thống sẵn có. Liệu tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ có chiếm được ưu thế so với các chiến đấu cơ của Nga và Trung Quốc, Malcolm Davis, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Bond, Australia đặt giả thuyết.
Khi sự liên kết giữa bộ 3 F-35, vệ tinh và máy bay AWACS bị gián đoạn, tiêm kích của Mỹ từ lợi thế của thợ săn có thể trở thành con mồi cho các chiến đấu cơ hiện đại vì khi đó, những điểm yếu về tốc độ chậm, không chiến tầm gần kém sẽ bộc lộ.
Vị chuyên gia cho rằng, các nước có thể đã nghiên cứu kỹ về chương trình F-35 và chắc chắn họ không để cho chiến đấu cơ của Mỹ nắm toàn bộ lợi thế trong chiến đấu. Phương pháp hiệu quả nhất để hạn chế sức mạnh của đối phương là tấn công vào chính điểm mạnh của họ, ông phân tích.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, Không quân Mỹ thiết lập bộ áo giáp điện tử chắc chắn xung quanh B-52 mà họ gọi là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, lực lượng phòng không Việt Nam đã khoét vào chính bộ áo giáp này khiến hàng chục pháo đài bay phải trả giá trên bầu trời Việt Nam.
Người Mỹ đang cố gắng chế tạo một siêu chiến đấu cơ trong môi trường chiến thuật mà họ nắm thế chủ động. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được khi đối phó với các quốc gia có sức mạnh quốc phòng kém xa Mỹ. Với những lực lượng không quân mạnh như Nga, Trung Quốc, F-35 khó có khả năng làm chủ cuộc chơi. Khi F-35 hoạt động trong môi trường chiến thuật bất lợi, những điểm mạnh có thể trở thành tử huyệt cho siêu tiêm kích này, Andrew Davies kết luận.
Một chiếc B-2 Spirit của Mỹ đã bị mất kiểm soát và rơi xuống đất ngay khi vừa cất cánh
Theo news.zing
Mỹ sẵn sàng chuyển cho Ukraine các radar tầm xa
Lầu Năm Góc đã sẵn sàng gửi cho Kiev các loại radar tầm xa nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ của quân đội chính phủ trước phe li khai miền đông Ukraine.
Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn cần sự chấp thuận của Nhà Trắng để thực hiện việc bàn giao các radar tầm xa.
Lầu Năm Góc muốn chuyển cho Ukraine các radar không còn được sử dụng trong quân đội Mỹ
Không như một vài tướng lĩnh và nghị sĩ trong quốc hội, chính quyền Tổng thống Obama vẫn không đồng ý cung cấp các loại vũ khí sát thương cho Kiev. Trong vấn đề này, đội ngũ lãnh đạo Mỹ đứng về phía Nga và chính trị gia EU khác, khi cho rằng việc gửi vũ khí cho Kiev sẽ chỉ làm vấn đề thêm tồi tệ và làm gia tăng số người thiệt mạng.
Hiện tại, Lầu Năm Góc muốn gửi cho Ukraine các radar AN/TPQ-36 và AN/TPQ-36 Firefinder, vốn không còn được sử dụng nhiều ở quân đội Mỹ. Cơ quan này khẳng định rằng, AN/TPQ-36 và AN/TPQ-36 Firefinder đều là các loại khí tài phi sát thương, do đó, nó sẽ không thể vi phạm chính sách của Tổng thống Obama.
AN/TPQ-36 và 37 là loại radar xác định vũ khí, được thiết kế để phát hiện và dò tìm các đầu đạn tên lửa hay các hệ thống phóng tên lửa bắn loạt. Nó có thể xác định được cả vị trí phóng lẫn điểm trúng đạn, cũng như tự phòng vệ trước các loại tên lửa tấn công.
AN/TPQ-37 có tầm bắn tối đa 50km và thường được gắn xích và kéo bằng các xe tải 2 tấn rưỡi, trong khi AN/TPQ-36 lại sử dụng các xe Humvee. Việc bàn giao sẽ diễn ra sau đầu năm 2016, khoảng thời gian mà Kiev cho là hơi lâu. Chính quyền Kiev đã nhiều lần năn nỉ Washington và các nước phương Tây hỗ trợ quân sự bằng các loại vũ khí sát thương nhằm chống lại lực lượng li khai miền đông.
Gần đây, Mỹ cũng vừa bàn giao các xe Humvee, các loại radar chống súng cối hạng nhẹ, các hộp sơ cứu ý tế, kính nhìn đêm và áo chống đạn cho Ukraine.
Theo_An ninh thủ đô
Không - hải chiến, sự đối đầu trực tiếp trong chiến tranh hiện đại Cuộc chiến tranh Falklands từ tháng 4-6/1982 là cuộc chiến tranh duy nhất sau năm 1945 mà trong đó hoạt động tác chiến trên biển đóng vai trò chủ đạo. Các xuồng cứu sinh bên tàu tuần dương ARA General Belgrano của Hải quân Argentina chìm ngày 1/5/1982. (Ảnh: AP) Ban đầu, khi chiến đấu "trên sân nhà", Argentina đã có ưu thế...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
Sức khỏe
23:16:05 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025
Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh
Netizen
22:23:58 07/05/2025