Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển – Bài 4: Chuyển hóa thành động lực

Xác định được tầm quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết vùng , các địa phương cần xem việc liên kết vùng là động lực cho sự phát triển của mình cũng như các tỉnh thành trong vùng, của cả nước. Từ đó, xác định được các mục tiêu, giải pháp cụ thể để hoàn thiện thể chế cũng như các kênh liên kết phù hợp, hiệu quả cao.

Hoàn thiện cơ chế

Mục tiêu Nghị quyết 57/NQ-CP của Chính phủ ngày 22/4/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế – xã hội , nêu rõ: hoàn thiện thể chế liên kết vùng giai đoạn 2021 – 2030 nhằm tăng cường vai trò điều phối liên kết vùng của chính quyền Trung ương, tạo kênh thông tin, thúc đẩy liên kết chính quyền địa phương trong vùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, huy động đa dạng các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động, dự án liên kết vùng, tận dụng nội lực và ngoại lực của các địa phương trong vùng, bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội vùng bền vững.

Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển - Bài 4: Chuyển hóa thành động lực - Hình 1
Bên trong siêu thị Co.opXtra thành phố Thủ Đức. Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Đồng thời, hoàn thiện thể chế liên kết vùng nhằm phát triển đồng bộ và tạo sự liên kết giữa các vùng gắn với liên kết các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; đổi mới phân cấp và nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.

Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch , xây dựng cơ chế liên kết phát triển Vùng cần có sự đổi mới mang tình đột phá về tư duy “phát triển kinh tế Vùng” thay cho tư duy “kinh tế tỉnh” thông qua cơ chế điều hành kinh tế và phân bố ngân sách của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khi lập quy hoạch Vùng theo Luật quy hoạch cần lồng ghép chính sách phát triển Vùng trong nội dung thực hiện quy hoạch.

Để nâng cao tính năng động của các địa phương có lợi thế phát triển như các tỉnh, thành ở khu vực Đông Nam Bộ, Tiến sỹ Trần Du Lịch gợi mở, Chính phủ cho thí điểm cơ chế tự chủ ngân sách 4 địa phương thuộc “tứ giác phát triển” gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu theo cơ chế: giảm bớt phần lồng ghép ngân sách nhà nước giữa Trung ương và địa phương; ổn định tỷ lệ phân chia ngân sách giữa Trung ương và địa phương theo Luật ngân sách trong 5 năm. Địa phương được hoàn toàn tự chủ chi phần ngân sách địa phương . Phần ngân sách Trung ương hỗ trợ như đầu tư do Trung ương kiểm soát. Cơ chế này kèm theo cơ chế tăng trách nhiệm cũa HĐND và tính công khai minh bạch về ngân sách.

Nhận định muốn cắt giảm chi phí cho nông sản bằng cách liên kết ổn định sản lượng hàng hóa và logistics, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An (Fohla) cho rằng, tập trung tăng cường liên kết vùng, tạo điều kiện thông thương hàng hóa nông sản là vấn đề cấp bách, để giúp kinh tế vùng phát triển nhanh hơn bằng lợi thế vốn có. Theo đó, cần sớm có các phương án, chính sách và mô hình hiệu quả, kết nối chuỗi cung ứng toàn diện cho nông sản Việt Nam từ sản xuất – thu hoạch cho đến thông quan – xuất khẩu, hướng tới tối ưu hóa chi phí logistics, tăng lợi thế cạnh tranh cho nông sản, tạo đầu ra bền vững cho nông sản.

Từ những vấn đề thực tiễn hiện nay, theo ông Nguyễn Phương Lam, cần nhận dạng Đồng bằng sông Cửu Long là một tổng thể nên những gì liên quan đến lợi ích hay thách thức của đồng bằng đều là chung, cần sự hợp tác như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nguồn nước… Dứt khoát phải cần sự hợp tác của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. “Một yếu tố mà chúng tôi quan sát được hiện nay chúng ta không có, đó là thương hiệu chung Mekong Delta với hệ thống cơ sở dữ liệu chung nối kết với các cơ sở dữ liệu của thương mại Việt Nam”, ông Nguyễn Phương Lam nhấn mạnh.

Video đang HOT

Đa dạng trong liên kết

Thúc đẩy liên kết khu vực động lực, các chuỗi liên kết kinh tế, chuỗi sản phẩm. Theo đó, cần định hướng phát triển vùng động lực của toàn vùng, từ đó lan tỏa, kích thích kinh tế các khu vực lân cận; định hướng liên kết các chuỗi kinh tế, các chuỗi sản phẩm mang quy mô vùng.

Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP Hồ Chí Minh, cho biết: sau 20 năm nghiên cứu và quan sát, tôi cho rằng cơ chế quan trọng nhất của liên kết chính là liên kết thị trường, kết nối các tác nhân của thị trường, nông dân – doanh nghiệp. Dù hô hào địa phương hợp tác, có các biên bản ghi nhớ với nhau, với thành phố nhưng mỗi năm cũng chỉ gặp nhau một lần. Liên kết thị trường là nhu cầu thiết thân, đối với doanh nghiệp thì đó chính là xương sống. Doanh nghiệp chính là trung tâm của liên kết này, hỗ trợ cho thông tin, logistic… Tóm lại nếu xây dựng thị trường theo hướng này sẽ làm cơ sở cho liên kết của đồng bằng.

Từ những nghiên cứu thực tế của mình liên quan đến nguồn nhân lực của Đồng bằng sông Cửu Long, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phan Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV, đề xuất: đầu tiên, đó là chiến lược, quy hoạch và quản trị vùng. Chính sách nguồn nhân lực phải là chiến lược cho cả vùng. Vấn đề quy hoạch vùng và quản trị vùng phải bài bản từ ngay chỗ này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải nhìn lại xem quy hoạch và chiến lược chung cho Đồng bằng sông Cửu Long cho cả vùng và quản trị cả vùng.

Cùng với đó, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phan Thanh Bình nhấn mạnh đến vai trò trung tâm kinh tế dẫn dắt cho vùng, trước hết là TP Hồ Chí Minh và sau đó là Cần Thơ. TP Hồ Chí Minh hiện đang sử dụng nhân lực, vật chất của đồng bằng nhưng thể hiện trách nhiệm với đồng bằng như thế nào? Từ đó, TP Hồ Chí Minh phải có chiến lược rõ ràng. Thứ nhất phải chuyển giao kiến thức; thứ hai phải chuyển dần những ngành gia công đơn giản về đồng bằng.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cần hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ logistics như đẩy mạnh đầu tư, tận dụng lợi thế sẵn có của phương thức vận tải đường thủy; cải tạo, nâng cấp các luồng tàu biển chính trong khu vực. Bên cạnh đó, phát triển cảng biển gắn với các trung tâm sản xuất hàng hóa, kêu gọi đầu tư cảng ngoài khơi để đảm nhận vai trò cản cửa ngõ, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng. Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển những trung tâm logistics phục vụ hàng nông sản với những dịch vụ chủ yếu như vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ giá trị gia tăng.

Cùng quan điểm này, bà Đỗ Thu Hường, Phó Giám đốc Marketing của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết: Tân Cảng Sài Gòn cung cấp phương tiện nhưng hạ tầng logistic bị “ngăn sông cấm chợ”, hạn chế cả đường bộ lẫn đường thủy nên đã ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp logistic. Vì vậy, cần thu hút nhà đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ là cơ hội logistic và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, các địa phương.

Một trong những giải pháp để thúc đẩy liên kết, đa dạng các hoạt động liên kết được nhiều chuyên gia nghiên cứu đề xuất, đó là tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn trong việc thực hiện các liên kết với các địa phương, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nông dân, điều này giúp cho các doanh nghiệp, nông dân trong vùng tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp lớn.

Ghi nhận thực tế thời gian qua tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu ở nước ta cũng đã tham gia vào các hoạt động liên kết trong nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, du lịch… Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long và 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đã ký liên kết tạo vùng nguyên liệu lúa với diện tích 60.000 ha. Việc đưa nhiều nhóm nội dung thiết thực vào bản ghi nhớ được nhiều người kỳ vọng đây là viên gạch nền cho sự phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long cho biết, bên cạnh xây dựng vùng nguyên liệu lúa theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, các nội dung liên kết còn thống nhất cùng nhau xây dựng thương hiệu gạo quốc gia và tham gia thị trường lúa gạo thế giới . Cụ thể, xây dựng vùng nguyên liệu lúa theo hướng liên kết chuỗi giá trị, vừa giúp nông dân gia tăng lợi nhuận từ việc trồng lúa nhờ giảm chi phí đầu vào khi canh tác trên cánh đồng lớn, có giống tốt, tăng năng suất, vừa giúp doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Về phía mình, Tập đoàn Tân Long đã đầu tư Nhà máy gạo Hạnh Phúc có quy mô lớn nhất Châu Á và ứng dụng công nghệ 4.0 vào canh tác lúa nhằm tạo ra cánh đồng thông minh.

Trong lĩnh vực hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông , thời gian qua các tỉnh thành ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã tích cực có nhiều hành động cụ thể như thúc đẩy triển khai xây dựng phương án thực hiện các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau…

Có thể nói, trong điều kiện cả nước đang bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế sau một thời gian dài “căng mình” chống dịch COVID-19, việc các địa phương “ngồi lại” với nhau để cùng hành động hướng đến một mục tiêu chung, “liên kết để cùng đi xa”, phát triển bền vững hơn.

Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển - Bài 2: Thách thức từ 'mạnh ai nấy làm'

Liên kết góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước nói chung, tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Một trong những nguyên nhân được xác định là do liên kết kinh tế vùng còn hạn chế, nhất là liên kết kinh tế nội vùng, các chủ thể liên quan như địa phương, doanh nghiệp, người dân chưa chặt chẽ, lỏng lẻo, thâm chí còn tách rời nhau.

Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển - Bài 2: Thách thức từ mạnh ai nấy làm - Hình 1
Cánh đồng mẫu lớn ở xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh minh họa: Duy Khương/TTXVN

Liên kết còn lỏng lẻo

Từ năm 2011, mô hình cánh đồng lớn (trước đây gọi là cánh đồng mẫu lớn) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động xây dựng và nhân rộng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cánh đồng lớn được đánh giá là mô hình rất hiệu quả trong liên kết giữa nông dân với nhau và giữa nông dân với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Tuy diện tích sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở cấp độ toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng giảm dần do quá trình liên kết sản xuất lúa vẫn còn những khó khăn.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ Đông Xuân 2021-2022, diện tích thực hiện Cánh đồng lớn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 160.000 ha, giảm 20.000 ha so với vụ Đông Xuân 2020-2021. Theo Cục Trồng trọt, diện tích cánh đồng lớn giảm dần do quá trình liên kết sản xuất lúa vẫn còn những khó khăn, tồn tại. Cụ thể, do sản lượng lúa thu hoạch tập trung, nông dân bán lúa tươi nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị phương tiện vận chuyển, không đủ các thiết bị phơi sấy và kho chứa. Mặc dù giữa nông dân và doanh nghiệp có hợp đồng thu mua nhưng vẫn xảy ra tình trạng doanh nghiệp thu mua không kịp thì nông dân bán ra thương lái bên ngoài, sự biến động giá cả cảnh hưởng đến việc thu mua.

Trong khi đó, hiện vẫn chưa có một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông. Hợp đồng liên kết chưa rõ ràng với người nông dân; không có thống nhất về địa điểm thu mua, ẩm độ, tạp chất; thiếu chế tài khi các bên không thực hiện đúng hợp đồng. Nội dung hợp đồng bao tiêu sản phẩm là hợp đồng có tính hướng dẫn, không phải là hợp đồng kinh tế nên tính pháp lý không cao, các bên dễ vi phạm hợp đồng. Mặt khác, trong sản xuất chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp...

Nguyên nhân do sản xuất lúa tại nhiều địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ và nông dân chưa gắn kết chặt với nhau và thiếu sự chủ động trong tìm kiếm các đối tác và doanh nghiệp để liên kết tiêu thụ đầu ra. Các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại nhiều nơi cũng chưa đảm bảo tốt và còn có ít doanh nghiệp đứng ra liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Là doanh nghiệp đi đầu trong việc liên kết thực hiện cánh đồng lớn, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đánh giá, mô hình cánh đồng lớn đã mang lại các hiệu quả rất tốt nhưng chậm nhân rộng và phát triển bởi còn vướng "nút thắt" về nguồn vốn, trong khi nguồn lực của các doanh nghiệp hạn chế. Muốn phát triển cánh đồng lớn, nguồn vốn là quan trọng quyết định đầu tiên bởi mô hình đã có rồi, sự liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp cũng đã được Chính phủ, bộ ngành Trung ương và địa phương khuyến khích, nông dân muốn tham gia, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần nguyên liệu trong cánh đồng lớn để ổn định kinh doanh.

ể thúc đẩy phát triển cánh đồng và các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, chuyên gia và doanh nghiệp cũng kiến nghị ngành chức năng tiếp tục quan tâm công tác thông tin, tuyên truyền và thực hiện tốt việc quy hoạch sản xuất, hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng, thủy lợi đồng bộ. Cùng với đó, cần kịp thời nâng cao tính pháp lý và có giải pháp đảm bảo thực thi nghiêm các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo giữa nông dân với doanh nghiệp và các bên liên quan. Phát huy vai trò của từng tác nhân trong chuỗi liên kết, tạo sự tin tưởng nhau để cùng đi chung "con thuyền"; trong đó chú ý gắn kết cả lực lượng thương lái vào chuỗi ngành hàng lúa gạo.

Câu chuyện "bài toán chia"

Tại diễn đàn Mekong Connect 2021 - Liên kết phát triển TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức vào cuối tháng 12/2021 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ ra rằng về tư duy liên kết vùng, 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ vẫn đang làm bài toán chia. Nếu xem Đồng bằng sông Cửu Long là một thực thể kinh tế chứ không phải địa giới hành chính 13 tỉnh, thành thì mọi việc sẽ khác.

Là một người con của đồng bằng, trưởng thành và tham gia lãnh đạo địa phương ở đây trong thời gian dài, ông Lê Minh Hoan thấu hiểu được những hạn chế của vùng đất này. Ông nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long không thiếu đất mà đang thiếu tầm nhìn để cho kinh tế nông thôn phát triển. Vì vậy, các tỉnh, thành cần định vị lại nông thôn mới, nâng cao năng lực cho địa phương. Lãnh đạo ngành nông nghiệp địa phương là người kết nối vòng tròn những mối quan hệ. Trong đó, cần lưu ý việc kết nối người nông dân với doanh nghiệp. Một nền nông nghiệp không cùng nhau hành động tập thể sẽ khó phát triển, phải cùng nhau định nghĩa, định vị lại, phải quan tâm tới "hợp tác và liên kết".

Dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu, Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP Hồ Chí Minh, nhìn nhận, chúng tôi nhận thấy qua báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 và những năm trước, các khuôn khổ thể chế hành chính không những không khuyến khích, không hỗ trợ liên kết vùng mà còn là sự chia cắt. Ví dụ vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long với 4 tỉnh, thành (An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, thành phố Cần Thơ) và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ lại có Long An, Tiền Giang. Như vậy, nội tại Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chia cắt, bên cạnh đó hệ thống chỉ số kinh tế cũng chọn địa phương là đơn vị tính toán các chỉ số quan trọng như GDP. Do đó, các địa phương đua nhau về thành tích là GDP, thành tích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất nhập khẩu...

Theo Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, chính vì tỉnh nào cũng lo cho mình như vậy, nên không quan tâm đến thành quả kinh tế các tỉnh xung quanh, của vùng, đặt mình vào thế cạnh tranh nhiều hơn hợp tác, đặc biệt là kinh tế. Trong khi thách thức lại là thách thức của cả vùng: biến đổi khí hậu, suy giảm chất lượng và số lượng nước, tài khóa xóa đói giảm nghèo, như tạo công ăn việc làm cho lao động đồng bằng. Và đại dịch vừa rồi cho thấy hàng triệu người đã bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng. "Thách thức thì chung mà hợp tác lại hạn chế, tất cả các cơ chế từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trước đây đến vùng kinh tế trọng điểm hiện nay vẫn chưa đạt mục tiêu đặt ra", Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh chia sẻ.

Dưới góc nhìn tổng thể hơn, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, một trong những nguyên nhân liên kết vùng thời gian qua chưa đạt hiệu quả là do chưa có cơ chế liên kết, điều phối vùng, dẫn đến một số địa phương gặp phải vấn đề "xung đột lợi ích", chưa xem xét việc phối hợp trong lợi ích tổng thể của cả vùng, mà cát cứ, cục bộ, "mạnh ai nấy làm" nên xảy ra tình trạng không những không liên kết, hợp tác, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau phát triển, mà trái lại, còn làm giảm động lực tăng trưởng, không khai thác, phát huy được các tiềm năng, lợi thế của cả vùng.

Có thể nói, câu chuyện từ thực tế triển khai cánh đồng lớn, "bài toán chia" đề cập ở trên chỉ là 2 trong số rất nhiều vấn đề còn bất cập trong việc thực hiện liên kết vùng, liên kết giữa các chủ thể liên quan để thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng hiện nay. Qua đó, cũng dễ dàng nhận thấy rằng, không thể thúc đẩy sự liên kết với nhau nếu câu chuyện "bài toán chia", cơ chế kết dính còn lỏng lẻo được trong thời gian tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Y bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn sốY bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn số
10:37:57 23/05/2025
Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình DươngPhát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương
23:31:12 24/05/2025
Đò chở 10 học sinh bị lật trên sông MãĐò chở 10 học sinh bị lật trên sông Mã
15:40:31 23/05/2025
Đang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặngĐang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặng
18:17:53 24/05/2025
Tạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm nonTạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm non
22:01:13 23/05/2025
Phát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo LộcPhát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo Lộc
14:40:05 23/05/2025
Lũ cuốn trôi 3 mẹ con ở Sơn La, 2 người mất tíchLũ cuốn trôi 3 mẹ con ở Sơn La, 2 người mất tích
13:17:30 24/05/2025
Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vongVừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong
22:16:56 23/05/2025

Tin đang nóng

Truy tố nhóm đối tượng truy đuổi và bắn tử vong cô gái ở Hà NộiTruy tố nhóm đối tượng truy đuổi và bắn tử vong cô gái ở Hà Nội
23:47:56 24/05/2025
Nam ca sĩ nổi tiếng đăng loạt ảnh thương 2 con riêng của bạn gái lỡ một lần đò như con ruộtNam ca sĩ nổi tiếng đăng loạt ảnh thương 2 con riêng của bạn gái lỡ một lần đò như con ruột
21:56:48 24/05/2025
Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
23:44:18 24/05/2025
Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập việnVụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện
23:09:18 24/05/2025
Nam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu toNam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu to
22:32:31 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do nàyTôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
23:03:12 24/05/2025
Ý Nhi có hy vọng intop Miss World, chỉ cần đánh bại 2 người, bất ngờ bị quay lénÝ Nhi có hy vọng intop Miss World, chỉ cần đánh bại 2 người, bất ngờ bị quay lén
21:33:04 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổiTài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
21:53:56 24/05/2025

Tin mới nhất

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT

23:24:43 24/05/2025
Ngày 24/5, Công an tỉnh Thái Nguyên đã tạm giữ Nguyễn Văn Huy (26 tuổi, ở phường Đồng Tiến, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.
TP.HCM phát hiện biến chủng Covid-19 mới khiến số ca bệnh gia tăng

TP.HCM phát hiện biến chủng Covid-19 mới khiến số ca bệnh gia tăng

23:05:54 24/05/2025
TP.HCM ghi nhận 83% mẫu giải trình tự gien ở một số bệnh nhân Covid-19 dương tính với biến chủng mới NB.1.8.1.Đây là một biến thể lần đầu xuất hiện vào đầu năm 2025 và đã có mặt tại 22 quốc gia, vùng lãnh thổ.
"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

22:51:51 24/05/2025
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, nếu không cấm buôn bán dữ liệu cá nhân như hàng hóa thông thường và có chế tài xử lý nghiêm sẽ có nguy cơ hình thành chợ đen về dữ liệu cá nhân.
Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

21:42:27 24/05/2025
Cơn mưa lớn kéo dài gần 2 giờ ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) khiến nhiều tuyến đường ngập sâu, một bé gái 10 tuổi nghi bị nước cuốn mất tích.
Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

21:13:51 24/05/2025
Thông thường, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám chữa bệnh sẽ được quỹ BHYT chi trả 80% chi phí. Tuy nhiên, nếu chi phí thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được chi trả 100%.
Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

20:45:37 24/05/2025
UBND thành phố Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục đến tháng 12/2027.
Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

20:30:20 24/05/2025
Đây là một mục tiêu lớn, có tính nhân văn cao, không chỉ mang đến sự đảm bảo sức khỏe mà còn cả đảm bảo về an sinh xã hội cho mỗi người dân.
Ga T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ mái

Ga T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ mái

19:46:31 24/05/2025
Chiều 24/5, mạng xã hội lan truyền hình ảnh nước chảy ào ào xuống từ mái nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM). Thông tin bài đăng cho biết sự việc xảy ra trong cơn mưa lớn cùng ngày.
Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

13:24:27 24/05/2025
Phía Hanoi Metro đã thừa nhận việc để mái nhà ga tuyến metro Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) chưa được khắc phục là do công ty có sự chậm trễ, chưa tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để khắc phục kịp thời.
Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

13:07:06 24/05/2025
Lũ trên các suối, đặc biệt là lũ quét, có thể gây chết người và phá hủy tài sản. Lũ quét thường xảy ra đột ngột, gây ra dòng chảy xiết, cuốn theo bùn đá, đất, gây sạt lở và tàn phá nghiêm trọng.
Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc

13:00:33 24/05/2025
Lực lượng chức năng Đồng Nai vừa đột kích xưởng sản xuất phân bón không phép, dùng nguyên liệu Trung Quốc. Sản phẩm được đóng gói tại xưởng rồi đưa đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành.
Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về xuất khẩu sầu riêng, giao công an điều tra việc gian lận

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về xuất khẩu sầu riêng, giao công an điều tra việc gian lận

12:57:12 24/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 71 ngày 23/5 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Thế giới

07:09:39 25/05/2025
Lực lượng cứu hộ cho biết đám cháy đã được dập tắt ngay sau đó. Cảnh sát trưởng Kitrat Panphet đã ra lệnh mở cuộc điều tra khẩn cấp và cam kết hỗ trợ bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Ngoại hình giảm 30kg gây sốc của 1 cựu thực tập sinh hé lộ sự thật tàn khốc bên trong ngành công nghiệp giải trí

Ngoại hình giảm 30kg gây sốc của 1 cựu thực tập sinh hé lộ sự thật tàn khốc bên trong ngành công nghiệp giải trí

Nhạc quốc tế

06:56:01 25/05/2025
Mới đây, trong tập 3 của chương trình Diet Secretaries 2 - chương trình về hành trình giảm cân, câu chuyện của Kang Soo Hee, một cựu thực tập sinh Kpop đã gây bất ngờ cho khán giả.
Bên trong thành phố nơi mọi người nuôi chó nhiều hơn nuôi em bé: Không phải ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu

Bên trong thành phố nơi mọi người nuôi chó nhiều hơn nuôi em bé: Không phải ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu

Netizen

06:52:54 25/05/2025
Khoảng hai thập kỷ trước, một bữa tiệc sinh nhật dành cho thú cưng được cưng chiều với chiếc bánh dành riêng cho chó có thể khiến người Argentina cảm thấy kỳ lạ.
1 Hoa hậu unfollow sau khi Thuỳ Tiên bị khởi tố

1 Hoa hậu unfollow sau khi Thuỳ Tiên bị khởi tố

Sao việt

06:51:17 25/05/2025
Thùy Tiên và Quế Anh từng xuất hiện chung tại nhiều sự kiện, cùng hội nhóm với các mỹ nhân nổi tiếng. Việc không còn theo dõi giữa thời điểm nhạy cảm hiện tại khiến Quế Anh bị réo tên liên tục.
Bị chỉ đích danh có thai và tống tiền "quốc bảo" Son Heung Min 5,6 tỷ đồng, nữ diễn viên đình đám nói gì?

Bị chỉ đích danh có thai và tống tiền "quốc bảo" Son Heung Min 5,6 tỷ đồng, nữ diễn viên đình đám nói gì?

Sao châu á

06:48:13 25/05/2025
Từ quốc bảo không tì vết, cầu thủ đắt giá nhất châu Á Son Heung Min bất ngờ vướng phải ồn ào phá thai - tống tiền với bạn gái cũ họ Yang.
Britney Spears bị chính quyền "thăm hỏi" vì hành động này trên máy bay

Britney Spears bị chính quyền "thăm hỏi" vì hành động này trên máy bay

Sao âu mỹ

06:45:03 25/05/2025
Cái tên Britney Spears luôn bị gắn với thị phi trong suốt hơn 2 thập kỷ qua. TMZ đưa tin Britney Spears đã bị chính quyền hỏi thăm sau khi hút thuốc lá giữa chuyến bay.
Gợi ý 6 món đân dã mà ngon như đặc sản, thích hợp đãi cả nhà cuối tuần

Gợi ý 6 món đân dã mà ngon như đặc sản, thích hợp đãi cả nhà cuối tuần

Ẩm thực

06:08:18 25/05/2025
Cuối tuần mà được cùng gia đình hay bạn bè thưởng thức các món ăn thơm ngon này thì còn gì hấp dẫn bằng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Biên kịch bí ẩn nhất Hàn Quốc, phim nào cũng là phim 'quốc dân'

Biên kịch bí ẩn nhất Hàn Quốc, phim nào cũng là phim 'quốc dân'

Hậu trường phim

06:01:02 25/05/2025
Với phong cách nghệ thuật độc đáo, Lim Sang Choon không chỉ kể những câu chuyện cảm động mà còn khéo léo lồng ghép các vấn đề xã hội, tạo nên những tác phẩm vừa gần gũi, vừa sâu sắc.
10 lần phim Hàn chọn sai nữ chính: Park Min Young chả có gì ngoài đẹp, Kim Yoo Jung vẫn mãi là trẻ con

10 lần phim Hàn chọn sai nữ chính: Park Min Young chả có gì ngoài đẹp, Kim Yoo Jung vẫn mãi là trẻ con

Phim châu á

05:55:30 25/05/2025
Không phải lúc nào dàn diễn viên ngôi sao cũng bảo chứng cho thành công của một bộ phim Hàn. Đã có không ít lần nữ chính bị khán giả chê bai vì diễn xuất non tay.
Nỗi ám ảnh live-action: Top 10 phim chuyển thể anime "thảm họa" nhất mọi thời đại

Nỗi ám ảnh live-action: Top 10 phim chuyển thể anime "thảm họa" nhất mọi thời đại

Phim âu mỹ

05:54:57 25/05/2025
Thế giới phim người đóng chuyển thể từ anime hiện tại đã trở nên tốt hơn nhưng vẫn còn một số ví dụ tệ hại trong quá khứ.
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?

Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?

Tv show

22:37:20 24/05/2025
Được kỳ vọng sẽ tiếp nối thành công từ đàn anh, tuy nhiên, Tân Binh Toàn Năng vẫn chưa thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả dù đã lên sóng được 6 tập.