Từ lời cảnh báo phần mềm Zoom, ‘lời giải’ nào cho dạy trực tuyến?
Câu chuyện 500.000 tài khoản đã bị rò rỉ thông tin cá nhân khi sử dụng phần mềm Zoom để dạy học online, làm việc trực tuyến là lời cảnh báo không thể xem thường.
Giáo viên sử dụng công nghệ tương tác trực tuyến với học sinh – Bảo Châu
Thế nhưng không dùng Zoom thì giáo viên sẽ dùng phần mềm nào? Và hiện nay vẫn còn nhiều thầy cô sử dụng phần mềm này vì giao diện dễ dùng, vì nó miễn phí… Nếu dùng những phần mềm tốt hơn có thể phải trả một mức phí nhất định. Chưa kể, nếu các ứng dụng đó yêu cầu người học đăng ký và cũng phải trả phí thì chưa chắc phụ huynh đồng ý cho con mình tham gia.
Bên cạnh khó khăn trong việc lựa chọn phần mềm giảng dạy hiệu quả, thầy cô giáo còn gặp nhiều trở ngại khác khi bắt tay vào việc dạy học trực tuyến trong thời gian qua.
Máy tính cũ kỹ, mạng chập chờn
Một thực tế hiện nay là nhiều giáo viên sử dụng máy tính cũ kỹ, lỗi thời, không đáp ứng cho việc dạy trực tuyến. Trước đây dùng máy tính chỉ cần đọc được văn bản là tốt rồi, nhưng giờ thì âm thanh phải nghe rõ, chất lượng hình ảnh, video phải chuẩn. Nhiều học sinh phàn nàn “thầy ơi thầy viết bảng con nhìn không thấy rõ”, “cô ơi micro rè quá”, “mạng lag quá con bị out rồi”… Để có thêm những tính năng mới, thầy cô còn phải sắm thêm webcam, micro, bút cảm ứng viết bảng điện tử…
Gói cước internet dùng trong gia đình dễ bị nghẽn mạng khi dạy một lớp 30 đến 45 học sinh, hoặc có thể hơn. Sự quá tải đó buộc thầy cô phải gắn thêm ram, card màn hình cho máy tính,… hoặc mua trả góp laptop mới để phục vụ cho việc dạy trực tuyến. Nếu không muốn lỡ một năm học thì dứt khoát phải chạy đua. Vô hình chung toàn ngành giáo dục đang tạo áp lực lên vai đội ngũ thầy cô, tạo sự bất bình đẳng giữa học sinh các tỉnh, thành…
Cần sự đồng bộ
Học online là xu hướng phát triển, mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên làm gì cũng cần đồng bộ, trên nền tảng xây dựng vững chắc. Hiệu quả chỉ đến khi có được sự đầu tư chiến lược, chứ làm gì có chuyện “nước lã mà vã nên hồ”.
Sau hơn 2 tháng cho học sinh nghỉ học, những giải pháp hỗ trợ của Bộ GD-ĐT cho việc dạy học trực tuyến chất lượng, hiệu quả đã đến tay giáo viên chưa, phần mềm được Bộ GD-ĐT khuyến khích sử dụng có đáp ứng đủ điều kiện dạy học chưa, bao nhiêu trường học trên cả nước được thụ hưởng, lấy điểm thế nào khi dạy online… vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Học trực tuyến để rồi vẫn làm bài thi trên giấy, thi trắc nghiệm nhưng vẫn yêu cầu có phần tự luận khi kiểm tra định kỳ… Chúng ta phải thấy rằng mô hình dạy học trực tuyến của chúng ta chưa thể thay thế lớp học truyền thống. Đừng bắt 22 triệu học sinh “chưa học bò đã lo học chạy”. Đừng để thầy cô gian nan để tìm một phần mềm dạy trực tuyến chất lượng, trong khi đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, chưa kể những hạn chế của thầy cô có tuổi khi tiếp xúc công nghệ thông tin. Và cả phụ huynh cũng bị kéo vào guồng máy xộc xệch này, phải cài app, mua máy in, dạy con học rồi gửi bài làm của con cho thầy cô giáo,…
Video đang HOT
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành đã thông báo tiếp tục cho học sinh nghỉ đến đầu tháng 5, trong khi một số ít tỉnh, thành đã cho học sinh lớp 9 và 12 đi học lại. Nếu tình hình khả quan thì học sinh sẽ đi học lại vào ngày 15.5. Khi đó, làm sao trong 2 tháng để học sinh “đuổi” cho kịp hết năm học trước ngày 15.7 như thông báo của Bộ GD-ĐT?
Lâm Vũ Công Chính (Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM)
Tâm sự cô giáo U60: Dạy online dễ hơn tưởng tượng
Với những giáo viên trẻ, việc dạy online là một thử thách không đơn giản. Điều này tưởng như còn khó khăn gấp bội phần với một cô giáo đã ở độ tuổi ngoài 50.
Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), 8h tối Chủ nhật.
Cô giáo T.B.Hạnh đang ngồi chuẩn bị bài giảng cho buổi lên lớp. Không như những buổi dạy học thông thường khác, ở tuổi 51, đây là lần đầu tiên cô giáo Hạnh soạn giáo án cho một buổi giảng bài online.
Lạ lẫm và hoang mang là cảm xúc không chỉ của riêng cô Hạnh. Với các học sinh lớp 1 mà cô đang làm chủ nhiệm, chúng còn chẳng hình dung nổi vì sao cô giáo của mình lại có thể nói chuyện khi ở trong màn hình của một chiếc máy vi tính.
Khó khăn là vậy, thế nhưng cả cô và trò đều đang phải tập làm quen với điều này, nhất là khi, việc đến trường giờ đây đã trở thành một điều gì đó quá xa xỉ.
Cô giáo T.B.Hạnh lần đầu soạn giáo án cho một bài giảng online khi đã ở độ tuổi ngoài 50. Ảnh: Trọng Đạt
Tập dạy trực tuyến ở tuổi U60
Cô Hạnh thậm chí còn chẳng thể nhớ nổi lần cuối cùng mình được đứng trên bục giảng. Chỉ biết, đó là thời điểm sau tết nguyên đán 2 ngày, khi mà dịch Covid-19 vẫn còn chưa bùng phát ở Việt Nam.
Kể từ đó đến nay, đã gần 2 tháng cô trò không thể gặp nhau, việc dạy và học trên lớp vì thế phải tạm thời bị gián đoạn. Cảm giác nhớ lớp, nhớ trường là điều có thể hiểu được, nhưng cả cô lẫn trò đều phải gác lại để nhường chỗ cho một mối lo khác, đó là sức khoẻ của bản thân và gia đình.
Thay vì những giờ giảng bài trên lớp, tâm trí của tất cả mọi người, từ giáo viên, ban giám hiệu cho đến phụ huynh đều tập trung vào công tác phòng chống dịch bệnh. Còn với các cô cậu bé lớp 1, chúng còn quá nhỏ để hiểu được điều gì đang xảy ra. Việc không đến trường đối với chúng chỉ đơn giản là kỳ nghỉ tết nguyên đán năm nay vẫn còn đang tiếp diễn.
Công việc đứng lớp thường ngày của cô giáo Hạnh ở thời điểm chưa bị gián đoạn vì dịch Covid-19.
Những tưởng việc học tập sẽ còn phải gián đoạn lâu dài, thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi công văn về việc tăng cường dạy và học qua Internet của Bộ Giáo dục & Đào tạo được gửi về cơ sở.
Chỉ ít ngày sau công văn đó, ngôi trường mà cô giáo Hạnh đang giảng dạy đã ra một bản kế hoạch về việc dạy học qua Internet và trên truyền hình. Đó cũng là thời điểm, cô Hạnh bắt đầu phải tập làm quen với việc giảng bài qua Internet, một điều không mấy dễ dàng với một người đã ở độ tuổi ngoài 50.
Dạy học trên máy tính dễ hơn tưởng tượng
Có một thực tế là tại Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy không phải chuyện đơn giản. Tuổi tác và khả năng thích ứng với công nghệ là trở ngại lớn nhất với các thầy cô giáo, nhất là những ai đã ở ngoài độ tuổi ngũ tuần.
Tuy nhiên, điều này lại không đúng với bản thân cô giáo Hạnh. Khác với nhiều giáo viên khác, sự nghiệp dạy học của cô Hạnh trải qua nhiều gián đoạn. Sau một thời gian dài lùi lại phía sau để gánh vác việc gia đình, khi trở lại với công việc cũ, cô Hạnh đã ở độ tuổi ngoài 40.
Sự cạnh tranh ở môi trường giáo dục tư thục khiến bản thân cô phải tự làm quen với máy tính ngay từ thời điểm đó. Nhờ vậy, việc dạy học dù online hay offline giờ đây chẳng thể làm khó người giáo viên dạn dày kinh nghiệm này.
Tập sử dụng phần mềm Zoom với sự hướng dẫn của con gái. Ảnh: Trọng Đạt
Sau một buổi thử dùng phần mềm Zoom với con gái, cô giáo Hạnh giờ đây đã có thể sử dụng thành thạo công cụ này và làm chủ việc dạy học trên Internet.
Theo người giáo viên này, trong phần mềm đã có sẵn các nút chức năng phục vụ cho việc tương tác. Ví dụ khi học sinh đồng ý sẽ có nút ấn quy ước để hiển thị biểu tượng like, học sinh muốn phát biểu sẽ có nút giơ tay.
Thông thường, khi vừa vào lớp, cô giáo sẽ yêu cầu học sinh tắt mic. Khi ai đó ấn vào nút giơ tay, cô đồng ý thì bạn đó bật mic và phát biểu.
"Việc dạy online hóa ra không quá khó. Do học trường tư nên nhiều bạn đã biết sẵn tiếng Anh. Vì thế học sinh thậm chí còn bắt nhịp nhanh hơn mình.", cô Hạnh chia sẻ.
Sẽ làm tất cả vì học sinh thân yêu
Nói về khó khăn, cô Hạnh cho biết vấn đề ngoại ngữ là một trở ngại. Phần mềm Zoom không hỗ trợ tiếng Việt, vậy nên lúc đầu tiếp xúc hơi mất thời gian do phải tập làm quen. Tuy nhiên một khi đã nhớ các chức năng, việc sử dụng Zoom tương đối đơn giản.
Ban đầu, Zoom mở cổng giới hạn thời gian tiết dạy. Tính năng này sau đó bị đóng lại và chỉ giới hạn mỗi tiết học trong 40 phút, lâu hơn sẽ phải trả phí. Đây là điều mà cô giáo này đang tìm cách khắc phục.
So với học sinh lớn tuổi, các bạn nhỏ nghe lời cô giáo nên dễ tổ chức lớp học hơn. Tuy nhiên sự mất tập trung là một điểm yếu thường thấy của các bạn học sinh lớp 1. Ảnh: Trọng Đạt
Khó khăn lớn nhất của những buổi học online là sự tập trung của các bạn học sinh. Khác với các khối lớp khác, trong độ tuổi đang hình thành nhân cách, học sinh lớp 1 cần phải có một người ở bên cạnh để uốn nắn và cầm tay chỉ việc. Với hình thức học online, để làm được điều đó là không dễ dàng.
Nhiều lúc, bố mẹ sẽ phải thay cô giáo ở bên cạnh con trong những buổi học online như vậy, trong khi đó, không phải lúc nào các bậc phụ huynh cũng có thời gian rảnh rỗi. Chính bởi vậy, việc học online thường xuyên phải thực hiện vào buổi tối thay vì ban ngày, cô giáo Hạnh chia sẻ.
Sau khi trải qua khoảng thời gian đầu làm quen, hiện lớp cô Hạnh đã có một số bạn đăng ký học online. Tuy nhiên không phải nhà bạn nào cũng có Internet và máy tính. Dù ở ngay Hà Nội, nhiều gia đình đã gửi trẻ về quê cho ông bà để có người trông con, đây cũng là một trở ngại khác đối với việc dạy và học online.
Chia sẻ với phóng viên, cô Hạnh cho biết hiện tổ giáo viên của cô đang tổ chức 1 số buổi học online thử nghiệm. Những buổi học này thường có sự dự giờ của các giáo viên khác để tích luỹ và chia sẻ kinh nghiệm thực tế với nhau.
Dù biết dạy và học online sẽ vất vả và khó khăn hơn rất nhiều so với việc đứng trên bục giảng thông thường, cô Hạnh và các giáo viên trong tổ của mình đều đang cố gắng hết sức để làm quen và thích nghi với công việc mới.
Chẳng biết tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài trong bao lâu, thôi thì đến đâu hay đến đó, miễn là điều đó tốt cho học sinh thì mình sẽ làm, cô Hạnh nói.
Trọng Đạt
Cảnh báo trường học Việt Nam không nên dùng Zoom để dạy học trực tuyến Dựa trên cảnh báo của Cục An toàn thông tin, các trường ĐH và sở GD-ĐT đã phát đi thông báo không nên sử dụng phần mềm Zoom trong dạy học và làm việc trực tuyến. Nhiều trường học hiện sử dụng phần mềm Zoom trong dạy học trực tuyến - Bảo Hân Trên cơ sở thông tin chính thức của Cục An...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
Sao việt
23:26:25 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025