‘Tù tại gia’ ở 1 số nước trên thế giới, bà Phương Hằng còn sốc!
Sau khi sang châu Âu định cư, bà Phương Hằng cho biết khá phát hiện nhiều điều thú vị. Một trong số đó là chuyện người dân đi tù “trả góp”, hay thậm chí là được cho về nhà.
Nhiều người thắc mắc đi “tù tại gia” là gì và được quy định thế nào?
Theo đó, thụ án tại gia giải quyết được nhiều bài toán về chi ngân sách, cơ sở vật chất. Hình thức này chỉ áp dụng với những người phạm tội nhẹ, thời gian chịu án phạt vài tháng.
Trong tư pháp, các cụm từ “quản thúc tại gia”, “giam tại nhà”, “giám sát điện tử” được hiểu là biện pháp giam giữ phạm nhân tại nhà thay vì trong nhà tù. Hình thức này không phải là mới mẻ trên thế giới.
Mỹ áp dụng giam giữ tại nhà vào cuối thế kỷ XX; phạm nhân đầu tiên được tòa phán quyết thụ án tại nhà cùng thiết bị giám sát vào năm 1983 và hiện nay việc giam giữ tại nhà hiện được áp dụng ở hầu hết các bang trên toàn nước Mỹ.
Tại châu Âu, Anh, Thụy Điển, Hà Lan, một số vùng của Đức, Pháp hay Bỉ cho phép phạm nhân thụ án tại gia từ trước năm 2000. Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Singapore đều đã quy định về việc giam giữ tại nhà trong Luật hình sự. Indonesia cũng đang nghiên cứu.
Với hình thức thụ án tại nhà, tòa sẽ chỉ định giám thị giám sát phạm nhân, đồng thời phạm nhân sẽ được gắn thiết bị theo dõi điện tử và hệ thống định vị toàn cầu vào cổ chân. Chiếc vòng chân này thông báo vị trí phạm nhân cho bộ phận quản lý và cảnh sát.
Nói cách khác, nếu phạm nhân đi xa khỏi nhà hay có vi phạm, cảnh sát sẽ biết. Chi phí sinh hoạt như ăn, ở, quần áo và các hoạt động cá nhân đều do người chịu án chi trả.
“Phạm nhân ngoài nhà tù đương nhiên không phải mặc đồng phục trong tù. Họ có thể mặc comple hay mặc váy tùy ý thích”, ông Kevin Mitchell, luật sư ở San Francisco (California, Mỹ), nói.
Thông thường, tù tại gia được áp dụng cho những đối tượng không nguy hiểm, không phạm tội liên quan đến hại người, bạo lực hoặc những người lần đầu phạm tội; thời gian chịu án phạt ngắn.
Tại Thái Lan, quy định giam giữ tại nhà được áp dụng với phạm nhân bị kết án dưới 3 tháng. Nga quy định là dưới 4 tháng, còn ở Singapore là dưới 4 tuần.
Phạm nhân phạm tội có tính chất bạo lực, tội phạm chất cấm, phóng hỏa, cố ý hay vô ý hại người, hoặc từng có lịch sử nhiều lần vào tù ra khám không được xem xét giam tại nhà.
Tạo cơ hội cho người phạm tội nhẹ
“Thụ án tại gia giải quyết được rất nhiều bài toán về chi ngân sách cũng như cơ sở vật chất. Chi phí cho một tù nhân trong tù hay xây dựng thêm nhà tù đều tiêu tốn của ngân sách những khoản tiề.n không nhỏ”, chuyên gia Jody Klein-Saffran của Bộ Tư pháp Mỹ viết trong nghiên cứu về thụ án tại gia.
Theo chuyên gia này, mục đích của việc giam giữ tội phạm suy cho cùng là hạn chế sự tự do của người thụ án. Nếu thụ án tại nhà và có người quản thúc, có kiểm tra bất chợt, có sự giám sát của gia đình và cộng đồng xung quanh đồng thời có thiết bị theo dõi, sự tự do của phạm nhân rõ ràng cũng bị hạn chế.
Đối tượng giam giữ tại gia là những người phạm tội nhẹ, không nguy hại đến xã hội nên việc giam giữ họ trong nhà tù là sự lãng phí ngân sách. Nhà tù nên là chỗ dành cho những tội nhân phạm tội nghiêm trọng hơn cần phải cách ly với xã hội.
Theo một báo cáo năm 2016 của hạt La Crosse, bang Wisconsin, trung bình một tội phạm ngồi tù tiêu tốn 83 USD/ngày. Với biện pháp giam giữ tại gia có gắn thiết bị theo dõi, chi phí chỉ còn 6 USD/ngày.
Video đang HOT
Không chỉ tiết kiệm chi phí, thực tế các phạm nhân thụ án tại gia còn đóng góp khoản tiề.n không nhỏ vào ngân sách.
Các phạm nhân “ngồi tù tại nhà” vẫn có thể đi làm bình thường trong thời gian bị quản chế. Ngoài ra, người thi hành án có thiết bị theo dõi phải trả tiề.n “thuê” thiết bị, dao động 5-25 USD/ngày, cao nhất là 800 USD/tháng, theo báo cáo. Một số trường hợp khoản tiề.n này còn đắt hơn cả tiề.n thuê nhà của phạm nhân.
Hay như tại Thái Lan, do số lượng quá đông, tội phạm bị kết án dưới 3 tháng đều được gắn thiết bị theo dõi và cho thụ án tại địa phương. Tuy vậy mỗi ngày các phạm nhân đều phải nộp 200 THB (6 USD) chi phí thiết bị theo dõi theo quy định của Luật Hình sự. Nếu phạm nhân không có khả năng chi trả có thể lựa chọn lao động công ích với mức lương 200 THB/ngày bù lại.
“Nhưng quan trọng nhất là thụ án tại gia tạo cơ hội cho những người phạm tội nhẹ không bị cộng đồng xa lánh sau khi đi tù về, vẫn có thể tái hòa nhập cộng đồng”, chuyên gia Klein-Saffran nhận định.
Có giảm tính răn đe của pháp luật?
Chiều 12/11, thảo luận ở buổi họp tổ (kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV) về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), đại biểu Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước, đề nghị nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.
Kiến nghị của đại biểu Hồ Đức Phớc nhận được ý kiến trái chiều. Ngoài một số đại biểu ủng hộ, cũng có quan ngại cho rằng hình thức này sẽ làm giảm tính răn đe của pháp luật.
Thực tế, theo thông lệ thế giới, đây gần như không phải là vấn đề gây tranh cãi nhiều. Các nhà lập pháp áp dụng biện pháp giam giữ tại nhà đều khẳng định những người được áp dụng biện pháp này đều phạm tội nhẹ, thời hạn lĩnh án ngắn. Với đối tượng như vậy giam giữ tại nhà hoàn toàn không phải là biện pháp nhân đạo mà chính là một hình thức nhà tù.
“Những ai đã trải qua sự giam giữ tại nhà mới thấu hiểu được sự nặng nề về tâm lý như thế nào. Họ không phải là tội phạm chuyên nghiệp, đôi khi chỉ là vô ý cấu thành tội. Hình thức này đán.h thẳng vào sự tự trọng của người phạm tội và mang tính tự kiểm điểm nhiều hơn là song sắt nhà tù”, Viện tội phạm học Australia khẳng định.
Johnny Page, giờ là một nhân viên tư vấn thanh thiếu niên ở Chicago, được gắn thiết bị định vị để giam giữ tại gia sau 23 năm bị giam trong nhà tù ở Illinois, nói với Wired: “Bạn không phải giành giật nhau chỗ tắm, không phải giành giật điện thoại để gọi về cho người thân, nhưng bạn vẫn đang ở trong tù. Nó chỉ là một hình thức giam giữ khác”.
Trong nghiên cứu của thẩm phán người Đức Hans-Joerg Albrecht về việc thi hành luật tại gia với sự trợ giúp của thiết bị theo dõi tại 5 nước châu Âu (Pháp, Hà Lan, Đức, Anh và Thụy Điển), tỷ lệ hoàn thành án phạt dao động 90-95% với tỷ lệ chống đối khoảng 5-11%.
Nhưng giam giữ tại gia không phải là không có những hạn chế. Phần lớn những tranh cãi xung quanh việc thiết bị giám sát hoạt động như thế nào.
Theo cơ quan quản lý vấn đề cải tạo của Thái Lan, đầu tư cho thiết bị giám sát thời gian thực hiện khá tốn kém. Về khía cạnh xã hội, phạm nhân theo hình thức tù tại gia phải trả một khoản phí cho thiết bị mỗi ngày gây khó khăn cho một số gia đình nghèo không có khả năng trang trải.
Ngoài ra, theo cơ quan này, các thiết bị điện tử vẫn gặp phải rủi ro bị lỗi phần mềm, trả kết quả sai đến cơ quan giám sát, do đó ảnh hưởng đến người thụ án.
Quan lại Trung Quốc thời xưa nhận tiề.n thưởng tết, con số gây choáng
Tiề.n thưởng cuối năm hay tiề.n thưởng Tết trở thành khoản tiề.n được nhiều người trông ngóng mỗi dịp Tết đến xuân về. Thưởng Tết được xem như động lực giúp người lao động trong mọi lĩnh vực gắn bó với công việc, đảm bảo cái Tết ấm no, sung túc.
Những năm gần đây, câu chuyện thưởng Tết độc lạ như thưởng siêu xe, nhà ở, vé số,... đã không còn xa lạ, đặc biệt là ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc thưởng cuối năm không chỉ thời hiện đại mới có mà từ hàng nghìn năm trước, quan lại Trung Quốc đã được món tiề.n này.
Thời nhà Tần (221 - 206 TCN) và nhà Tây Hán (202 TCN - 9 SCN), quan lại không được thưởng cuối năm. Họ phải bán túi vải để có tiề.n tiêu Tết Nguyên đán, theo Nhân dân Nhật báo.
Quy định thưởng Tết cho quan lại chưa xuất hiện vào thời Tần và Tây Hán. Tuy nhiên, để có tiề.n tiêu Tết, quan lại thời này vẫn có thể "xoay sở" bằng tiề.n bán túi vải.
Thời Tần, Tây Hán, chữ chưa được viết trên giấy mà được khắc vào thẻ tre. Cơ quan quản lý văn thư cho hoàng đế lưu giữ vô số cuộn tre. Khi gửi "công văn" cho quan lại, họ phải bọc cuộn tre vào túi làm bằng da, bằng vải hoặc cao cấp hơn là túi lụa, túi gấm. Mỗi túi "công văn" đều được phủ đất sét lên đầu và đóng dấu.
Sau khi "công văn" được gửi, túi đựng liền trở thành "phế liệu".
Cuối năm, quan lại có thể sai gia nhân đem số túi đã tích được mang ra chợ bán. Đây là khoản thu nhập thêm của họ vào dịp Tết Nguyên đán.
Thời Đông Hán (25 - 220), quan lại lần đầu tiên được thưởng Tết, theo Sohu.
Theo Hán Quan lễ (sách ghi lại các quy định và nghi lễ thời Đông Hán), tháng 12 Âm lịch, quan lại được hoàng đế ban thưởng 2 lần.
Quan lại cấp cao như tư đồ, tư không được hoàng đế ban thưởng 30 tấm lụa. Quan lại cấp Cửu khanh được thưởng 15 tấm lụa. Quan võ thưởng gấp đôi quan văn. Khoản thưởng này gọi là "Xuân Tứ".
Ngoài "Xuân Tứ", quan lại thời Đông Hán còn được thưởng thêm khoản "Lạp Tứ". Theo đó, hoàng đế ban thưởng cho các quan tư đồ, tư không và đại tướng quân 30 vạn tiề.n đồng, 200 cân thịt bò, 200 đấu gạo. Các quan cấp thấp hơn cũng được thưởng "Lạp Tứ", nhưng ít hơn.
Có thể nói các hoàng đế thời Đông Hán rất "hào phóng" khi thưởng Tết, nhưng điều này cũng khiến quốc khố dần suy kiệt, theo Xinhua.
Thời Đường (618 - 907), tiề.n thưởng Tết của quan lại phụ thuộc vào việc cho vay lãi. Triều đình sẽ cấp cho các địa phương một khoản tiề.n nhất định (ngân sách địa phương). Số tiề.n này một phần để chi tiêu, một phần được phép cho vay lấy lãi.
Cuối năm, số tiề.n lãi sẽ được quan lại địa phương thu lại. Một phần nhỏ gửi về triều đình, phần còn lại dùng làm tiề.n thưởng Tết, theo Nhân dân Nhật báo.
Vua Tống Thần Tông (1048 - 1085) nhà Bắc Tống cũng áp dụng cách thưởng Tết này của nhà Đường.
Nhà Tống (960 - 1279) được xem là "triều đại lương cao" của Trung Quốc. Quan lại thời này được trả lương rất cao, nhưng thưởng Tết lại thấp, theo Xinhua.
Theo Tống sử, tiết Đông chí (tháng 12 Âm lịch), các quan lớn như tể tướng, đại tướng quân, khu mật sứ được hoàng đế ban thưởng 5 con cừu, gạo và rượu để ăn Tết. Quan lại cấp thấp hơn còn được thưởng ít hơn hoặc không thưởng.
Tính theo thời giá hiện nay, 5 con cừu chỉ có giá vài nghìn nhân dân tệ (khoảng 6-10 triệu đồng, tương đương thưởng Tết của nhiều công nhân thời nay). Vì vậy, thưởng Tết thời Tống chủ yếu mang giá trị tinh thần, theo Xinhua.
Ngược lại, tiề.n lương của quan lại thời Tống rất cao.
Bao Chửng (999 - 1062) là vị quan nổi tiếng thanh liêm thời Tống. Khi giữ chức phủ doãn phủ Khai Phong, lương mỗi năm của ông là gần 10.000 quan tiề.n (tính theo thời giá hiện nay là khoảng 6 triệu nhân dân tệ - hơn 20 tỷ VNĐ), theo Nhân dân Nhật báo.
Thời nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1636 - 1912), triều đình không thưởng Tết, quan lại muốn có tiề.n tiêu cuối năm phải tự "xoay xở" theo cách riêng. Quan lại ở kinh thành buộc quan lại địa phương phải "hiếu kính". Quan lại địa phương thì trực tiếp bóc lột, vơ vét của người dân.
Để được các quan ở kinh thành ưu ái, gần Tết Nguyên đán, quan lại địa phương phải gửi một khoản tiề.n đến kinh thành, lấy cớ là biếu tiề.n mua than sưởi - còn gọi là "Than Kính", theo Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc).
Cuối thời Minh, Thanh, tham nhũng tràn lan, người dân bị bóc lột nặng nề để quan lại thu tiề.n "Than Kính".
Có thưởng thì cũng có phạt. Có rất nhiều hình phạt khủng khiếp ở Trung Quốc cổ đại, khi bạn đọc nó sẽ khiến bạn dựng tóc gáy.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số hình phạt nhẹ nhàng hơn, trong đó một hình phạt thậm chí còn được xem là "quá dịu dàng đối với người mang tội", cũng không tạo thành tổn thương vật lý trên cơ thể.
Song hình phạt này chỉ đặc biệt dành cho phụ nữ. Không phải vì người Trung Quốc xưa "thương hoa tiếc ngọc" hay "thấy là con gái yếu đuối nên nể tình", mà là vì tính chất của loại vi phạm mà người phụ nữ đó mắc phải. Nói là "dịu dàng" và không gây tổn thương thân thể, nhưng loại hình phạt này lại khiến phụ nữ "nước mắt chảy thành sông", tự động tìm đường để kết thúc đời mình.
Đó chính là: Cạo đầu.
Nam giới bị hình phạt này xem như "tai qua nạn khỏi", còn nữ giới thì "sống không bằng chế.t". Do tính chất không mang lại quá nhiều sự răn đe cho người đàn ông, nên hình phạt này về sau chỉ áp dụng cho phụ nữ.
Vì người xưa rất xem trọng "cái răng, cái tóc là gốc con người", đặc biệt Trung Quốc thời bấy giờ còn có quan niệm: "Thân thể này là của cha mẹ". Do đó việc cắt tóc cạo đầu là chuyện hệ trọng. Đó cũng là lý do người Trung Hoa phong kiến thường để tóc dài, bất kể nam nữ.
Trong suốt chiều dài lịch sử ở Trung Quốc, chỉ có giai đoạn cuối thời kỳ nhà Thanh thì người đàn ông mới được phép cạo nửa đầu và thắt bím dài.
Thời Càn Long nhà Thanh từng có một sự kiện rất nổi tiếng. Đó là Kế hoàng hậu Na Lạp thị cắt tóc.
Theo ghi chép lịch sử, Kế hoàng hậu đã bị Càn Long thất sủng sau chuyến du tuần đến Giang Nam. Đến năm 1778 (lúc này Kế hoàng hậu đã mất 12 năm), Càn Long nhớ lại và giải thích rằng, trong đêm hôm ấy Ô Lạp Na Lạp thị đã tự xuống tóc, phạm vào đại kỵ.
Người Mãn Châu xem mái tóc như một bộ phận thiêng liêng của cơ thể. Việc cắt tóc chỉ được cho phép trong đại tang Hoàng đế hoặc Hoàng thái hậu, để tỏ lòng thương tiếc người đã khuất. Vì vậy, hành động này của Kế hoàng hậu được coi là đại bất kính khi hoàng đế lẫn thái hậu đều vẫn còn sống. Mặt khác, nuôi tóc dài là một đặc quyền mà phụ nữ Mãn Châu sau khi kết hôn. Họ tạm biệt nét tinh nghịch thời son trẻ để trở nên trang nghiêm, trau chuốt cho bản thân nhiều hơn, cũng là "giữ thể diện" cho phu quân. Vậy khi Kế hoàng hậu buông lời trách móc hoàng thượng rồi tự cắt tóc mình cũng là để cắt đứt ân tình với phu quân Hoằng Lịch.
Bởi vì chuyện Kế hoàng hậu cắt tóc nên sau đó Càn Long đối xử vô cùng tàn nhẫn với bà. Khi nghe được tin bà qua đời, Càn Long vẫn tiếp tục săn bắ.n vui chơi. Hơn nữa tang lễ của Kế hoàng hậu còn cực kỳ đơn giản, ngay cả quan tài đựng tro cốt cũng bị tùy tiện đưa vào ngôi mộ của cung phi.
Qua đó mới thấy, ngay cả đàn ông, được hưởng những đặc quyền trong tư tưởng trọng nam khinh nữ, còn không dám đi ngược lại phong tục, luật lệ này, chứ đừng nói đến phụ nữ thân phận thấp bé thời bấy giờ.
Đối với phụ nữ thời phong kiến, đầu không có tóc như "ra đường không mặc quần áo", là chuyện nhục của vào gia đình, khiến cha mẹ không thể ra đường, bị người đời xỉ.a xó.i.
Phụ nữ bị áp dụng hình phạt cạo đầu này đa phần thường là người "hồng hạnh xuất tường", chính là dan díu với đàn ông khác. Thời bấy giờ, đàn ông có thể năm thê bảy thiếp, nhưng phụ nữ phải một dạ theo chồng. Thậm chí còn có nhiều tập tục như chồng chế.t thì vợ phải chế.t theo hoặc ở giá đeo tang suốt đời. Do đó, phụ nữ có hành vi xấu luôn bị người đời ghét bỏ, gia đình xa lánh, đi đến đâu cũng không thể ngóc đầu dậy mà sống.
Trước đó, phụ nữ mang tội này thường bị bêu xấu ở cổng làng trong tình trạng bị trói hoặc nhốt trong cũi, sau đó người dân vây xem sẽ ném đồ vào cho đến khi người này gục ngã mới thôi. Kết quả, hầu hết nữ phạm nhân đều chế.t vì quá đau.
Về sau, luật lệ thay đổi và hình phạt cạo đầu được áp dụng. Chỉ cần ra đường nhìn thấy người phụ nữ nào xuất hiện với đầu trọc thì đa phần đều mang tội "không giữ trọn phẩm hạnh". Song đã bị cạo đầu mà còn dám ra ngoài đường hay không, lại là chuyện khác!
Hoàng đế đa tình nhất nhà Thanh: Thị tẩm 9 phi tần, có 55 vợ và 53 người con Thường thì các hoàng đế nhà Thanh sẽ có khoảng 10 phi tần nhưng trong cuốn sách "Khang Hy toàn truyện", các sử gia đã ghi lại rằng trong hậu cung của ông có đến 49 vị từ quý nhân trở lên, 67 người nhận sắc phong chính thức còn. Riêng số người từng hầu hạ vua nhưng lại ở phân vị thấp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phùng Thế Văn: "Soái ca cảnh vệ" hot 1 thời, giờ diện mạo khó tin, vẫn độc thân

Thiếu gia nhà bầu Hiển ngồi siêu xe bạc tỷ đi làm Chủ tịch, lúc giản dị làm bố đơn thân

Danh tính nữ MC sở hữu visual trắng phát sáng trên sân pickleball

Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội

Tình tin đồn Quang Linh thức trắng chờ xem diễu binh, "chốt" lấy chồng Việt

Bermuda được mệnh danh là "tam giác quỷ" và những bí ẩn không có lời giải

Vợ Văn Hậu 'đốt tiề.n' phụ chồng, 1 chi tiết lộ tính cách lý tưởng, giàu cỡ nào?

Giữa thời buổi sữa thật giả lẫn lộn, mẹ Hà Nội chọn lối đi riêng, tự tay chuẩn bị sữa hạt mỗi ngày cho con gái

Đi hơn 1000km về quê dịp nghỉ lễ, cô gái nhìn thấy 1 chi tiết trên cánh cổng nhà thì bật khóc nức nở, lập tức quay đầu đi ngay

Lái chiếc xe rẻ nhất trong nhà là Mercedes-Benz C300 đi làm, cô gái bị soi mói đến mức phải thốt ra 1 câu uất ức

"Khối xuyên Việt" U80 gặp "Khối chở loa" hot nhất cõi mạng: Cựu chiến binh nhận xét 1 câu nghe đã gì đâu!

MXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấc
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Rộ nghi vấn Lậ.t Mặ.t 8 bị seeding chơi xấu, căng đến nỗi Lý Hải - Minh Hà phải đăng đàn xin trợ giúp
Hậu trường phim
23:51:26 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông t.ử von.g dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025